MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:
- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
- Ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch.
2. Thái độ
- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch.
- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.
- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.
3. Kĩ năng
- Biết xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần.
- Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Tổ chức luyện tập
- Thảo luận
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- Bài tập tình huống.
- Mẫu kế hoạch GV vẽ trên khổ giấy lớn (3 mẫu)
-Giấy A4
IV, TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1: Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống, nếu ai không sống và làm việc có kế hoạch lao động ,học tập thì sẽ thường đạt kết quả không cao .Vởy sống và làm việc có kế hoạch là gì ? Tác dụng của nó đối với cuộc sống của mỗi người như thề nào? Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 12 để giải đáp những thắc mắc trên.
Sở giáo dục và đào tạo Dak lak Trường Pt dân tộc nội trú Thành Phố Buôn Ma Thuột --------***------- Giáo án Giáo dục công dân 7 Gv: Phạm Thị Thanh Huyền Năm học : 2008-2009 Ngày soạn: 10-1-2009 Tiết số: 19 Ngày dạy: 12-1-2009 Tuần : 19 Bài 12 : Sống và làm việc có kế hoạch ( Tiết 1) I. mục tiêu bài học 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu: - Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch. - ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch. 2. Thái độ - Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch. - Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch. - Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh. 3. Kĩ năng - Biết xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần. - Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch. II. phương pháp - Tổ chức luyện tập - Thảo luận III. Chuẩn bị của gv và hs - Bài tập tình huống. - Mẫu kế hoạch GV vẽ trên khổ giấy lớn (3 mẫu) -Giấy A4 IV, tiến trình dạy và học 1: Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, nếu ai không sống và làm việc có kế hoạch lao động ,học tập thì sẽ thường đạt kết quả không cao .Vởy sống và làm việc có kế hoạch là gì ? Tác dụng của nó đối với cuộc sống của mỗi người như thề nào? Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 12 để giải đáp những thắc mắc trên. 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - tìm hiểu thông tin GV: Kẻ bảng kế hoạch trong SGK/36 ra giấy khổ to treo lên để HS quan sát, phân tích với sự hướng dẫn của GV. GV: Đặt câu hỏi: 1. Em có nhận xét gì về thời gian biểu từng ngày trong tuần của bạn Hải Bình? 2. Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình? 3. Với cách làm việc có kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại kết quả gì? GV: Chia lớp thành 3 nhóm Bản kế hoạch của Bình có hợp lí hay thiếu gì không, chỗ nào quá thừa? HS: Đại diện nhóm lên bảng trình bày Cả lớp quan sát, nhận xét và bổ sung ý kiến. GV: Gạch chân các từ cần ghi nhớ để học sinh nắm khái niệm, ý nghĩa của phần bài học. HS: Nhận xét trao đổi ý kiến cá nhân GV: Bổ sung, chốt lại ý kiến trả lời các câu hỏi: mặt tốt và mặt chưa tốt. Lưu ý khai thác câu mở đầu: "Ngay sau ngày khai giảng đã lên lịch làm việc, học tập" để làm rõ tính cách của Hải Bình Gạch chân các ý chính để chốt lại bài học. GV: Kết luận phần tìm hiểu chuyện đọc. Hoạt động 2: xác định yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạch công việc GV: Treo lên bảng kế hoạch của bạn Vân Anh. HS: ghi ý kiến vào phiếu học tập. GV: Đặt câu hỏi 1) Em có nhận xét gì về bản kế hoạch của bạn Vân Anh? 2) So sánh kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh. GV: Cho học sinh lên bảng trình bày. HS: Ghi kết quả trong phiếu lên bảng Cả lớp quản sát nhận xét ý kiến của bạn. GV: Chốt lại như nhận xét, so sánh bảng kế hoạch Hải Bình và Vân Anh. - Hướng dẫn học sinh kẻ bảng so sánh. Nội dung cần đạt I.tìm hiểu thông tin Câu 1: Nhận xét thời gian biểu của Hải Bình: - Nội dung kế hoạch nói đến nhiệm vụ học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí (thư viện, câu lạc bộ) - Kế hoạch chưa hợp lí và thiếu: + Thời gian hằng ngày từ 11h30 - 14h từ 17 - 19h. + Lao động giúp gia đình quá ít. + Thiếu ăn, ngủ, thể dục. + Xem ti vi nhiều Câu 2: Em hiểu về tính cách của Hải Bình: - ý thức tự giác. ý thức tự chủ - Chủ động làm việc có kế hoạch không cần ai nhắc nhở. Câu 3: Kết quả làm việc có kế hoạch của Hải Bình: - Hải Bình chủ động trong công việc. - Không lãng phí thời gian. - Hoàn thành công việc đến nơi, đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc. 1. Nhận xét - Quy trình hoạt động từ 5 giờ đến 23 giờ. - Nội dung công việc đầy đủ, cân đối (học tập ở trường, lao động giúp GĐ, tự học, sinh hoạt tập thể) 2) So sánh 2 bảng kế hoạch: - Kế hoạch của Vân Anh: Cân đối, hợp lí, toàn diện, đầy đủ, cụ thể, chi tiết hơn - Kết hoạch của Hải Bình: Thiếu ngày, dài, khó nhớ, ghi công việc cố định lặp đi lặp lại. 3, Bài tập nhận thức: - HS: Về nhà tự lập bảng kế hoạch. - Đọc và tìm hiểu phần nội dung bài học ---------------------------****---------------------- Ngày soạn: 28-1-2009 Tiết số: 20 Ngày dạy: 2-2-2009 Tuần : 20 Bài 12 : Sống và làm việc có kế hoạch ( Tiết 2) I. mục tiêu bài học 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu: - Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch. - ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch. 2. Thái độ - Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch. - Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch. - Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh. 3. Kĩ năng - Biết xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần. - Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch. II. phương pháp - Tổ chức luyện tập - Thảo luận III. Chuẩn bị của gv và hs - Bài tập tình huống. - Mẫu kế hoạch GV vẽ trên khổ giấy lớn (3 mẫu) -Giấy A4 IV, tiến trình dạy và học 1, Kiểm tra bài củ: GV: Kiểm tra kế hoạch cá nhân của học sinh. HS: Nộp bài tập. GV: Kiểm tra một vài em, nhận xét - Treo bảng kế hoạch theo mẫu trong sách GV. HS: Phát biểu ý kiến cá nhân GV: Nhận xét và gợi ý HS rút ra kết luận cả 3 mẫu kế hoạch.chuyển sang hoạt động 4. 2: Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, nếu ai không sống và làm việc có kế hoạch lao động ,học tập thì sẽ thường đạt kết quả không cao .Vởy sống và làm việc có kế hoạch là gì ? Tác dụng của nó đối với cuộc sống của mỗi người như thề nào? Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 12 để giải đáp những thắc mắc trên. 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Hoạt động 3 Rút ra kết luận bài học GV: Tổ chức HS chơi "nhanh mắt, nhanh tay". HS: Thảo luận cả lớp, trình bày ý kiến cá nhân. GV: Phát phiếu học tập (cả lớp trả lời 3 câu hỏi khác nhau) mỗi em trả lời một câu Nội dung: 1. Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch và có hại khi làm việc không có kế hoạch. Có lợi Có hại 2. Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì? 3. Bản thân em làm tốt việc này chưa? Tự rút ra bài học gì cho bản thân? Hoạt động 4 Làm bài tập sách giáo khoa Trong phần bài học GV đã hướng dẫn kỹ bài (b) 1) ý kiến của em về việc làm của Phi Hùng? Tác hại của việc làm đó? 2) Giải thích câu: Việc hôm nay chớ để ngày mai Hoạt động 5: rèn luyện bản thân và củng cố kiến thức GV: Tổ chức trò chơi đóng vai Tình huống 1: - Bạn Hạnh cẩu thả, tuỳ tiện, tác phong luộm nhuộm, không có kế hoạch, kết quả học tập kém. Tình huống 2: - Bạn Minh cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, kết quả học tập tốt được mọi người quý mến ? Em có nhận xét gì về lối ssống và làm việc của 2 bạn nói trên Nội dung cần đạt II,nội dung bài học 1) Làm việc có kế hoạch là: - Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lý. 2) Yêu cầu của kế hoạch phải: - Cân đối các nhiệm vụ: Rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình 3) ý nghĩa của làm việc có kế hoạch - Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức. - Đạt kết quả cao trong công việc. - Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác. 4) Trách nhiệm bản thân - Vượt khó, kiên trì, sáng tạo - Cần biết làm việc có kế hoạch, biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết III. Bài tập Câu 1: Việc làm của Phi Hùng: - Làm việc tuỳ tiện. - Không thuộc bài. - Kết quả kém. Câu 2: Đại ý: Quyết tâm tránh lãng phí thời gian, đúng hẹn với mọi người, làm đúng kế hoạch đề ra GV kết luận toàn bài: Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của mỗi người. Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển cao thì sống và làm việc có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu được đối với người lao động. HS chúng ta phải học tập, xứng đáng là con ngoan trò giỏi. 4, Bài tập nhận thức - HS về nhà lập kế hoạch làm việc tuần. - Chuẩn bị bài 13 : Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục - Sưu tầm tranh ảnh quy định về quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam. * Tư liệu tham khảo Tục ngữ - Việc hôm nay chớ để ngày mai. Ghi nhớ - Làm bất cứ việc gì cũng phải suy nghĩ trước. - Lời nói mà suy nghĩ trước mới không bị vấp váp. - Việc làm mà tính trước không bị thất bại. - Tính nết có định trước mới tránh được lỗi lầm Trung Dung ___________________****_____________________ Ngày soạn: 7-2-2009 Tiết số: 21 Ngày dạy: 9-2-2009 Bài 13 Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam I. mục tiêu bài học 1. Kiến thức - HS nắm được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam. - Vì sao phải thực hiện các quyền đó. 2. Thái độ - Biết ơn sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội. - Phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em. 3. Kĩ năng - Học sinh tự giác rèn luyện bản thân. - Biết tự bảo vệ quyền và làm tốt các bổn phận. - Thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình. - Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. II. phương pháp - Phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thảo luận - Diễn giải III. chuẩn bị của gv và hs GV:- Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự, Luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục.. HS- Tranh ảnh, phiếu học tập. IV, tiến trình dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ - GV thu bài về nhà của 2 em học sinh. Lập kế hoạch - Học sinh nộp tranh ảnh và tài liệu 4 nhóm quyền của trẻ em (bài lớp 6) 2 ,Giới thiệu bài mới: Trong chương trình GDCD 6, chúng ta đã được học các quyền của trẻ em do tổ chức Liên hiệp quốc quy định đó là : - Nhóm 1: Quyền sống còn. - Nhóm 2: Quyền được bảo vệ. - Nhóm 3: Quyền phát triển. - Nhóm 4: Quyền tham gia ?: Trẻ em Việt Nam nói chung và bản thân em đã được hưởng các quyền gì? HS: Tự bộc lộ suy nghĩ Để làm rõ hơn quyền của trẻ em được văn bản nào quy định và quy định như thế nào? Chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: khai thác nội dung truyện đọc HS: Đọc truyện "Một tuổi thơ bất hạnh". GV: Khai thác truyện bằng các câu hỏi: 1) Tủôi thơ của Thái đã diễn ra như thế nào? Những hành vi vi phạm pháp luật của Thái là gì? 2) Hoàn cảnh nào dẫn đến hành vi vi phạm của Thái? Thái đã không được hưởng những quyền gì? 3) Thái phải làm gì để trở thành người tốt? 4) Em có thể đề xuất ý kiến về việc giúp đỡ Thái của mọi người? Nếu em ở hoàn cảnh như Thái em xử lí như thế nào cho tốt? GV: Phân tán nhóm thảo luận (4 nhóm) HS: Thảo luận nhóm và ghi ý kiến vào giấy khổ to. - Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung ý kiến. HS: Tự bộc lộ quy nghĩ: Nếu rơi vào cảnh Thái thì: -> ở với mẹ nuôi chịu khó làm việc có tiền để được đi học. - Không nghe theo kẻ xấu. - Vừa đi học, vừa đi làm để có được cuộc sống yên ổn. GV: Kết luận để chuyển ý: Công ước LHQ về quyền trẻ em đã được Việt Nam tôn trọng và phân chuẩn năm 1990 và được cụ thể hoá trong các văn bản pháp lụât của trẻ em các quốc gia. Chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung của các quyền cơ bản đó. Nội dung cần đạt I,Tìm hiểu truyện đọc Nhóm 1 + Tuổi thơ của Thái: phiêu bạt bất hạnh, tủi hờn, tội lỗi. + Thái đã vi phạm: - Lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi. - Bỏ đi bụi đời.- Chuyên cướp giật (mỗi ... ý thức tôn trọng giữ gìn an ninh, trật tự công cộng và an toàn xã hội ở địa phương. 3. Kĩ năng. - Xác định đúng cơ quan Nhà nước địa phương có chức năng giải quyết công việc của cá nhân và gia đình. - Tôn trong ý kiến và việc làm của cán bộ địa phương. - Giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ. Ii . chuẩn bị của gv và hs - SGK-SGV giáo dục công dân 7. - Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , năm 1992 - Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. - Băng hình, tranh ảnh về bầu cử. - Sơ đồ bộ máy Nhà nước cấp cơ sở. iii. tiến trình dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Vẽ sơ đồ phân cấp bộ máy Nhà nước 2. Bài mới Hoạt động 1 giới thiệu bài Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Liên quan trực tiếp và nhiều nhất đến mỗi công dân là bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). Để hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động 2: tìm hiểu tình huống hoạt động sgk Trước khi vào phần hỏi và giải đáp pháp luật SGK trang 60, GV kiểm tra kiến thức của HS bài 17 để giúp HS hiểu bài hệ thống hơn. I. Tình huống - Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (phường, thị xã) gồm: GV: Sử dụng sơ đồ phân cấp bộ máy Nhà nước. + HĐND (xã, phường, thị trấn) + UBND (xã, phường, thị trấn) GV: Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) có những cơ quan nào? GV: Giải thích tình huống trang 60 GV: Chiếu trên máy nội dung tình huống và nội dung trả lời. Trả lời: Việc cấp lại giấy khai sinh do UBND xã (phường, thị trấn) nơi đương sự cư trú, hoặc đang đăng kí hộ tịch thực hiện. - Người xin cấp lại giấy khai sinh phải làm: + Đơn xin cấp lại Giấy khai sinh. + Sổ hộ khẩu. + Chứng minh thư nhân dân. + Các giấy tờ khác để chứng minh việc mất giáy khai sinh là có thật. HS: Quan sát và nhận xét. GV: Chiếu trên máy nội dung tình huống khác. Mẹ em sinh em bé. Gia đình em cần xin gấp giấy khai sinh thì đến cơ quan nào? 1. Công an xã (phường, thị trấn). 2. Trường trung học phổ thông. 3. UBND xã (phường, thị trấn). GV: Nhận xét và kết luận. Chuểyn theo hoạt động 3. Kết luận tìm hiểu tình huống, làm rõ những việc nào cần giải quyết phải đến UBND, công việc nào đến cơ quan khác. - Thời gian: Qua 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Trả lời: phương án 3 đúng. Hoạt động 3 tìm hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp cơ sở. GV: Để giúp HS tiếp thu phần này, trước hết cho HS tái hiện kiến thức bài 17. GV chiếu trên máy nội dung Điều 119 và Điều 10 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , năm 1992. 1. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã (phường, thị trấn_) HĐND: là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra và được nhân dân địa phương giao nhiệm vụ: + Bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật tại địa phương. + Quyết định về kế hoạch phát triển triển kinh tế văn hoá, giáo dục, an ninh ở địa phương. - HĐND xã (phường, thị trấn) do nhân dân xã (phường, thị trấn) trực tiếp bầu ra. - Nhệim vụ và quyền lợi: Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng ở địa phương như xây dựng kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương với cả nước. GV: 1. HĐND xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra? 2. HĐND có nhiệm vụ và quyền hạn gì? + Giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND xã (phường, thị trấn) giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã (phường, thị trấn) và các lĩnh vực kinh tế văn hoá, xã hội, đời sống. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã (phường, thị trấn). HS: Trao đổi ý kiến. GV: Nhận xét rút ra kết luận. - UBND xã (phường, thị trấn) do - HĐND xã (phường, thị trấn) bầu ra. GV: Chiếu trên máy nội dung Điều 12 hiến pháp Việt Nam 1992 - Nhiệm vụ và quyền hạn: + Quản lý Nhà nước ở địa phương các lĩnh vực. UBND là cơ quan chấp hành của HĐND do ĐHĐND bầu ra, là cơ quan hành chính Nhà nước địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND. + Tuyên truyền và giáo dục pháp luật. + Đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội. + Phòng chống thiên tai bảo vệ tài sản. + Chống tham nhũng và tệ nạn xã hội. GV: Đặt câu hỏi: 1. UBND xã (phường thị trấn) do ai bầu ra? 2. UBND có nhiệm vụ quyền hạn nhiệm vụ gì? HS: Tự do trình bày ý kiến. GV: Nhận xét tóm tắt nọi dung, nhận xét, bổ sung. HS: Đọc lại nội dung: Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND xã (phường thị trấn). GV: Chốt lại phần này, cho HS làm bài tập sau: Bài tập: Xác định nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây thuộc về HĐND và UBND (phường thị trấn)? + Quyết định chủ trương biện pháp xây dựng và phát triển địa phương. + Giám sát thực hiện nghị định của HĐND. + Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo địa phương. + Quản lý hành chính địa phương. + Tuyên truyền giáo dục pháp luật. + Thực hiện nghĩa vụ quân sự. + Bảo vệ tự do bình đẳng. + Thi hành pháp luật. + Phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương. HS: Tự bộc lộ suy nghĩ. GV: Nhận xét, kết luận. Cho điểm HS có ý kiến đúng. GV kết thúc tiết 1. Dặn dò xem lại nội dung bài học SGK. - Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Viện kiểm sát nhân dân (thành phố) - Viện kiểm sát nhân dân huyện (quận, thị xã). - Các viện kiểm sát quân sự. ..........................***........................... Ngày soạn: 17-4-2009 Tiết: 32 Ngày dạy: 22 -4-2009 Tuần : 33 Bài 18 bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, trị trấn) i. mục tiêu bài học. 1. Kiến thức Giúp HS hiểu được: - Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào? - Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan đó. 2. Thái độ - Hình thành ở HS ý thức tự giác thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương. - Có ý thức tôn trọng giữ gìn an ninh, trật tự công cộng và an toàn xã hội ở địa phương. 3. Kĩ năng. - Xác định đúng cơ quan Nhà nước địa phương có chức năng giải quyết công việc của cá nhân và gia đình. - Tôn trong ý kiến và việc làm của cán bộ địa phương. - Giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ. Ii . chuẩn bị của gv và hs - SGK-SGV giáo dục công dân 7. - Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , năm 1992 - Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. - Băng hình, tranh ảnh về bầu cử. - Sơ đồ bộ máy Nhà nước cấp cơ sở. iii. tiến trình dạy và học 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Hoạt động 4 hệ thống nội dung chính của bài học Kết hợp với kiến thức bài 17 và phần đã học ở tiết 1 bài 18, GV hướng dẫn HS thoả luận để rút ra nội dung bài học. Câu hỏi : 1. HĐND và UBND xã (phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền thuộc cấp nào? 2. HĐND xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra và có nhiệm vụ gì? 3. UBND xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra và có nhiệm vụ gì? 4. Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy Nhà nước cấp cơ sở xã (phường, thị trấn) như thế nào? GV: Phân công: Nhóm 1: Câu 1 Nhóm 2: Câu 2 Nhóm 3: Câu 3 Nhóm 4: Câu 4 + HĐND và UBDN xã (phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền cấp cơ sở. + HĐND xã (phường, thị trấn) do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước dân về. - ổn định kinh tế. - Nâng cao đời sống. - Củng cố quốc phòng an nình. Vì các câu hỏi đã chuẩn bị kĩ và đã được học nên GV cho thời gian thảo luận ngắn. Phân công nhóm theo bàn và ngồi tại chỗ. - UBND và HĐND bầu ra có nhiệm vụ: + Chấp hành nghị quyết củaHĐND. + Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. HS: Trả lời câu hỏi GV: Nhận xét và bổ sung ý kiến HS: Ghi vào vở Để liên hệ nội dung bài học. GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau. Nội dung: Những hành vi nào sau đây góp phần xây dựng nơi em ở? - Chăm chỉ học tập. - Chăm chỉ lao động giúp đỡ gia đình và làm nghề truyền thống. - Giữ gìn môi trường. - Tham gia luật nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi. - Phòng chống lệ nạn xã hội. HS : Tự do trả lời. GV: Nhận xét, cho điểm HS , kết luận phần bài học, củng cố kiến thức cho HS. - HĐND và UBND là cơ quan Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chúng ta cần: + Tôn trọng và bảo vệ. + Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước. + Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. +Quy định của chính quyền địa phương. Hoạt động 5 luyện tập củng cố và làm bài tập sgk Phần bài tập này, GV tổ cứhc theo nhóm (như hoạt động 4). GV cho bài tập SGK và bài tập bổ sung. Bài tập 1: Emhãy chọn các mục A tương ứng với mục B. A. Việc cần giải quyết. B. Cơ quan giải quyết 1. Đăng kí hộ khẩu. 2. Khai báo tạm trú. 3. Khai báo tạm vắng. 4. Xin giấy khai sinh. 5. Sao giấy khai sinh, 6. Xác nhận lí lịch 7. Xin sổ y bạ khám bệnh 8. Xác nhận bảng điểm học tập. 9. Đăng kí kết hôn 1. Công an 2. UBND xã 3. Trường học 4. Trạm y tế (bệnh viện) Đáp án: +A1, A4, A5, A6, A9-B2 +A2, A3 -B1 + A8-B3. +A7-B4 Câu 2: Em hãy chọn đúng. Bạn An kể tên các cơ quan Nhà nước cấp cơ sở như sau: a. HĐND xã (phường, thị trấn) b. UBND xã (phường, thị trấn) c. Trạm y tế xã (phường, thị trấn) d. Công an xã (phường, thị trấn) e. Ban văn hoá xã (phường, thị trấn) f. Đoan TNCSHCM xã (phường, thị trấn) . g. Mặt trận tổ quốc xã (phường, thị trấn) h. Hợp tác xã dệt thành len. i, Hợp tác xã nông nghiệp. j. Hội cựu chiến binh. k. Trạm bơm. Câu 2: a, b, c, d, e. Câu 3: Em hãy chọn ý đúng, Em An 16 tủôi đi xe máy phân khối lớn. Rủ bạn đua xe, lạng lách, đánh võng bị cảnh sát giao thông huyện bắt giữ. Gia đình em An đã nhờ ông chủ tịch xã bảo lãnh và để UBND xã xử lý. a. Việc làm của gia đình em An đúng hay sai? b. Vi phạm của An xử lý thế nào? Phần thảo luận này, các nhóm gắp thăm câu hỏi và chuẩn bị. Nhóm trưởng trình bày câu trả lời của nhóm. HS': Cả lớp nhận xét. GV: Đánh giá cho điểm Câu 3: - Việc làm của gia đình bạn An là sai. - Vi phạm của An là do cơ quan cảnh sát giao thông xử lý theo qui định của pháp luật. Hoạt động 6 củng cố kiến thức rèn luyện kĩ năng Hoạt đông này, GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai thành tiểu phẩm: - Tệ nạn xã hội xảy ra tại địa phương (số đề, bạo lực, rượu). - Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. - Giải quyết công việc cá nhân, gia đình với các cơ quan địa phương không đúng chức năng. HS: Thể hiện các vai theo phần tự chọn. GV: HĐND và UBND xã (phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Với chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình, các cơ quan cấp cơ sở thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân. Với ý nghĩa đó, chúng ta phải chống lại những thói quen liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng của một số quan chức địa phương để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Như vậy chúng ta đã góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới của quê hương. * Về nhà. - Bài tập sách giáo khoa. - Tìm hiểu lịch sử truyền thống quê hương ta. - Tìm hiểu tấm gương cán bộ xã (phường, thị trấn) làm tốt nhiệm vụ
Tài liệu đính kèm: