Giáo án Hóa học 8 năm 2011 - Chương IV : Oxi - Không khí

Giáo án Hóa học 8 năm 2011 - Chương IV : Oxi - Không khí

I -Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được:

ã Biết được trong đkbt oxi là chất khí không màu,không mùi,ít tan trong nước,nặng hơn không khí

ã Khí oxi là đơn chất rất hoạt động nhất là ở nhiệt độ cao:Tham gia phản ứng với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất,Trong các PƯHH oxi có hóa trị II

ã Rèn luyện kĩ năng viết PTHH,nhận biết được khí oxi,biết cách sử dubgj đèn cồn và cách đốt một số hóa chất

II-Chuẩn bị:

ã Hóa chất: Oxi,lưu huỳnh , photpho đỏ

ã Dụng cụ: Đèn cồn , thìa đốt, diêm

III-Các hoạt động dạy học:

 1. ổn định: Kiểm tra sỹ số: 8A:. 8B:.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 61 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 8 năm 2011 - Chương IV : Oxi - Không khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Ngày soạn: 27/ 1/ 2011
Tiết: 37
Ngày giảng:8A: 29/ 1/ 2011
8B: 29/ 1/ 2011
CHƯƠNG IV : OXI- KHÔNG KHí
 TíNH CHấT CủA OXI
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
Biết được trong đkbt oxi là chất khí không màu,không mùi,ít tan trong nước,nặng hơn không khí
Khí oxi là đơn chất rất hoạt động nhất là ở nhiệt độ cao :Tham gia phản ứng với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất,Trong các PƯHH oxi có hóa trị II
Rèn luyện kĩ năng viết PTHH,nhận biết được khí oxi,biết cách sử dubgj đèn cồn và cách đốt một số hóa chất
II-Chuẩn bị :
Hóa chất : Oxi,lưu huỳnh , photpho đỏ
Dụng cụ : Đèn cồn , thìa đốt, diêm
III-Các hoạt động dạy học : 
	1. ổn định: Kiểm tra sỹ số: 8A:................. 8B:..............
 2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :Kiểm tra bài cũ :
GV đặt câu hỏi :
-Trong vỏ trái đất nguyên tố nào phổ biến nhất và chiếm bao nhiêu phần trăm
-Hãy viết KHHH , CTHH và NTK, PTK của oxi
-ở dạng đơn chất oxi có nhiều ở đâu ?
-ở dạng hợp chất oxi có nhiều ở đâu ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tính chất vật lí của oxi
Cho hs quan sát lọ đựng khí oxi và yêu cầu hs trả lời :
-Trạng thái ,màu sắc , mùi của khí oxi( hướng dẫn hs dùng tay phẩy nhẹ khí vào mũi để nhận xét mùi)
Yêu cầu hs nêu thêm những tính chất vật lí khác trong sgk
-Trả lời câu hỏi nêu trong sgk (phầnI)
Hoạt động3 : Tìm hiểu tính chất hóa học của oxi
Hướng dẫn hs làm các thí nghiệm sau :
1. Cho hs đọc phần thí nghiệm 1a/81sgk
-GV hướng dẫn các em làm thí nghiệm : cách đốt S trong không khí và trong oxi, cách sử dụng đèn cồn...
-Cho hs tiến hành làm thí nghiệm, quan sát và trả lời câu hỏi :
So sánh hiện tượng S cháy trong oxi và cháy trong không khí ? sản tạo thành là gì ?
Viết PTHH và nêu trạng thái của các chất tham gia và sản phẩm ?
2.Cho hs đọc phần thí nghiệm1b/sgk và cách tiến hành như thí nghiệm 1a 
Yêu cầu hs nêu , so sánh các hiện tượng quan sát được , giải thích và viết PTHH ?
Qua 2 thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì ?
HS dựa vào kiến thức trong bài 5 để trả lời :
Oxi
KHHH : O
CTHH : O2
NTK : 16
PTK : 32
-Dạng đơn chất : có nhiều trong không khí
-Dạng hợp chất : Trong nước, Đất...
HS quan sát theo hướng dẫn của GV và trả lời :
-Chất khí ,không màu,không mùi
-Nặng hơn không khí , tan rất ít trong nước, hóa lỏng ở -1830C
Đọc 
Nghe hướng dẫn 
Làm thí nghiệm đốt cháy S trong không khí và trong lọ đựng oxi theo hướng dẫn của GV, quan sát hiện tượng và trả lời :
S cháy trong lọ đựng oxi sáng hơn, có khí không màu tạo thành và có mùi hắc, khí đó là lưu huỳnh đioxit : SO2
 S + O2 à SO2
(r) (k) (k)	
HS tiến hành như các bước trên và viết PTHH : t0
 4P + 5O2 à 2P2O5
 (r) (k) (r)
*Kết luận : Oxi tác dụng được với một số phi kim nhất là ở nhiệt độ cao
 Oxi 
KHHH : O
CTHH : O2
NTK : 16
PTK : 32
I-Tính chất vật lí của oxi :
Chất khí không màu,không mùi,ít tan trong nước,nặng hơn không khí,hóa lỏng ở-1830C(có màu xanh nhạt)
II-Tính chất hóa học của oxi :
 1.Tác dụng với phi kim :
 a)Với lưu huỳnhàLưu huỳnh đioxit(khí sunfurơ)
 t0
 S + O2 à SO2
 (r) (k) (k)	
 b)Với photphoàĐi-photpho-penta-oxit :
 t0
 4P + 5O2 à 2P2O5
 (r) (k) (r)
Hoạt động4 
-Củng cố : Oxi có thể tác dụng với mọtt số phi kim khác như hidro, cacbon.Em hãy viết PTHH xảy ra ?
 Trong các phản ứng hóa học được viết trên em cho biết oxi trong các hợp chất có hóa trị bao nhiêu ?
-Dặn dò: Học bài , làm các bài tập sgk / 84.Nghiên cứu tiếp phần 2-3 trang 86 sgk
Tuần: 19
Ngày soạn: 27/ 1/ 2011
Tiết: 38
Ngày giảng:8A: 29/ 1/ 2011
8B: 29/ 1/ 2011
TíNH CHấT CủA OXI (Tiếp theo)
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được : 
Biết được trong đkbt oxi là chất khí không màu,không mùi,ít tan trong nước,nặng hơn không khí
Khí oxi là đơn chất rất hoạt động nhất là ở nhiệt độ cao :Tham gia phản ứng với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất,Trong các PƯHH oxi có hóa trị II
Rèn luyện kĩ năng viết PTHH,nhận biết được khí oxi,biết cách sử dubgj đèn cồn và cách đốt một số hóa chất
II-Chuẩn bị :
Hóa chất : Khĩ oxi, dây sắt(dây phanh xe đạp),que đóm
Dụng cụ : đèn cồn , diêm
III-Các hoạt động dạy học :
	1. ổn định: Kiểm tra sỹ số: 8A:................. 8B:..............
 2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :Kiểm tra bài cũ :Nêu tác dụng của oxi với S và với P ? viết PTHH ?
Hoạt động2 :Tìm hiểu tác dụng của oxi với kim loại
GV cho hs đọc cách tiến hành thí nghiệm
GV hướng dẫn hs lần lượt thực hiện các thao tác và yêu cầu hs trả lời câu hỏi :
-Đưa sợi dây sắt vào lọ oxi có hiện tượng gì ?
-Đốt cục than nhỏ gắn trên đầu sợi dây sắt đốt nóng đỏ rồi đưa nhanh vào loc đựng oxi em nhận thấy dấu hiệu ?
Em hãy giải thích hiện tượng quan sát được ? chất tạo thành là gì ? hãy viết PTHH ?
Hoạt động3 :Tìm hiểu tác dụng của oxi với hợp chất :
Cho hs đọc 3/11sgk và hỏi :
Oxi tác dụng với hợp chất nào ? và sản thu được là những chất nào ?
Viết PTHH ?
Qua các thí nghiệm đã học ở tiết trước và tiết này em rút ra két luận gì về tính chất hóa học của khí oxi ?
HS trả lời câu hỏi
HS đọc và nghe GV hướng dẫn
HS làm thí nghiệm và quan sát trả lời câu hỏi :
-Không có hiện tượng gì
-Đầu sợi dây sắt cháy sáng chói và bắn ra xung quanh các hạt màu nâu đó là Sắt từ oxit : Fe3O4 to
 3Fe + 2O2 à Fe3O4
 (r) (k) (r)
HS đọc và trả lời : 
-Khí mê tan : CH4
-Sản phẩm : Khí cacbonic và nước
- PTHH : 
 to
 CH4 + O2 à CO2 + 2H2O
 (k) (k) (k) (h)
*Kết luận : Khí oxi là đơn chất hoạt động hóa học mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao,dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.
Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II
II-Tính chất hóa của oxi :
2)Tác dụng với kim loại :
* Với sắtà Sắt từ oxit
 to
 3Fe + 2O2 à Fe3O4
 ( r) (k) (r)
3)Tác dụng với hợp chất :
 to
 CH4 + O2 à CO2 + 2H2O
 (k) (k) (k) (h)
* Kết luận : SGK
Hoạt động4
-Củng cố : Gọi hs viết phương trình phản ứng giưa x oxi với : nhôm, đồng , natri , C2H4
 Gọi hs lên bảng làm bài tập 3/84 sgk
 Hướng dẫn bài tập 4 sgk
-Dặn dò: Học bài , làm bài tập đầy đủ vào vở bài tập
 Chuẩn bị bài học tiếp theo : Sự oxi hóa-phản ứng hóa hợp-ứng dụng của oxi
Tuần: 20
Ngày soạn: 27/ 1/ 2011
Tiết: 39
Ngày giảng:8A: 29/ 1/ 2011
8B: 29/ 1/ 2011
Sự OXI HóA-PHảN ứNG HóA HợP
ứNG DụNG CủA OXI
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
Sự oxi hóa một chất là gì ?
Biết dẫn ra những ví dụ minh họa ?
Khái niệm phản ứng hóa hợp ?biết dẫn ra những ví dụ minh họa ?
ứng dụng của khí oxi là để đốt cháy và hô hấp của sinh vật
II-Chuẩn bị : Tranh vẽ ứng dụng của oxi
III-Các hoạt động dạy học :
	1. ổn định: Kiểm tra sỹ số: 8A:................. 8B:..............
 2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất hóa học của oxi ? viết phương trình hóa học minh họa ?
Hoạt động2 :
Gọi hs viết phương trình hóa học trong đó oxi tác dụng với 1 đơn chất và oxi tác dụng với 1 hợp chất ?
Em hãy cho biết trong 2 PTHH trên có điểm gì giống nhau và khác nhau(về chất tham gia và chất tạo thành) ?
=>các PƯHH trên gọi là sự oxi hóa.Vậy sự oxi hóa một chất là gì ?
Hoạt động3 :
Treo bảng viết như sgk và yêu cầu hs nêu nhận xét và trả lời câu hỏi :
 -Số lượng các chất tham gia và sản phẩm trong các PTHH
-Có bao nhiêu chất đã tham gia và sản phẩm sau phản ứng điều kiện PƯ xảy ra ?các pư trên có gì giống nhau ?
=>Các phản ứng trên gọi là PƯHH .Vậy PƯHH là gì ?
GV các puhh trên tỏa nhiệt
Cho hs đọc sgk
Hoạt động4 :
GV sử dụng bảng ứng dụng của oxi và hỏi :
-Hãy nêu những ứng dụng của oxi mà em thấy được trong cuộc sống ?
Oxi được ứng dụng quan trong trong những lãnh vực lớn nào ?
Cho đọc thông tin sgk và trả lời :
-Oxi có vai trò gì đối với con người và động vật ?
-Trong trường hợp nào phải dùng oxi trong bình đặc biệt ?
-Tại sao không đốt trực tiếp axetilen trong không khí ?
Trong sản xuất gang thép oxi có tác dụng gì ?
-Dùng hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp để làm gì ?
Hoạt động5 :
-Củng cố :
Viết PTHH và cho biết puhh nào thuộc loại phản ứng hóa hợp?
Al + O2à  ?
CaO +H2OàCa(OH)2
CaCO3à CaO + CO2
-Dặn dò :
Học bài, làm bài tập. Soạn bài oxit (ôn lại bài CTHH và hóa trị)
Hs trả lời và nhận xét
Cho ví dụ
3Fe + 2O2 à Fe3O4
CH4 + O2 à CO2 + 2H2O 
Chất tham gia có 1 chất là oxi
=>sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với các chất khác 
Giống nhau đều có 2 chất tham gia và 1 chất tạo thành ( số chất tham gia là 2 trở lên)
Phản ứng hóa hợp là PUHH trong đó có 1 chất mới tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu
HS nêu những ứng dụng của oxi dựa vào bảng và kiến thức thực tế trong cuộc sống để trả lời cac câu hỏi
Oxi được sử dụng trong 2 lãnh vực quan trong là :
-Sự đốt cháy nhiên liệu
-Sự hô hấp
HS trả lời theo sgk
4Al + 3O2à  2Al2O3 (1)
CaO +H2OàCa(OH)2 (2)
CaCO3à CaO + CO2
Phản ứng 1,2 là phản ứng hóa hợp
I.Sự oxi hóa :
Sự tác dụng của một chất với oxi gọi là sự oxi hóa 
II.Phản ứng hóa hợp :
Phản ứng hóa hợp là PƯHH trong đó có 1 chất mới tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu
III.ứng dụng của oxi :
Khí oxi cần cho :
 1)Sự hô hấp của người và động vật
 2) Sự đốt mhiên liệu trong đời sống và sản xuất
Tuần: 20
Ngày soạn: 27/ 1/ 2011
Tiết: 40
Ngày giảng:8A: 29/ 1/ 2011
8B: 29/ 1/ 2011
OXIT
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
Định nghĩa oxit : là hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác.Biết CTHH của oxit và cách gọi tên oxit
Oxi gồm 2 loại là oxit axit và oxit bazơ cho ví dụ minh họa
Vận dụng thành thạo qui tắc lập CTHH để lập CTHH của oxit 
II-Chuẩn bị :Nghiên cứu sgk ,sgv
 HS ôn lập CTHH của hợp chất
III-Các hoạt động dạy học :
	1. ổn định: Kiểm tra sỹ số: 8A:................. 8B:..............
 2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :Kiểm tra bài cũ :
Sự oxi hóa là gì ? cho ví dụ minh họa  bằng PTHH?
Kiểm tra vở bài tập 2 hs
Hoạt động2 : tìm hiểu oxit ?
Từ các phản ứng học sinh viết trên
GV giới thiệu các sản phẩm thuộc lọai oxit. 
Em nhận xét gì về thành phần các nguyên tố trong các hợp chất đó. Vậy em hãy cho biết oxit là gì ?
Hoạt động2 :Lập CTHH của oxit ?
Nêu lại qui tắc về hóa trị đối với hợp chất hai nguyên tố
Đối với oxit em nhận xét gì về thành phần các nguyên tố trong công thức oxit ?
Hoạt động3 :
Em thấy thành phần nguyên tố trong oxit luôn có oxi còn nguyên tố còn lại thuộc loại gì ? vậy em thử phân loại oxit ?
GV giới thiệu có 2 loại oxit là
-oxit axit : thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit
-oxit bazơ : là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ
Em hãy nêu ví dụ ? GV hướng dẫn cho hs nắm được axit hay bazơ tương ứng với oxit
Hoạt động4 :
Hướng dẫn hs đọc tên oxit :
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
+Nếu KL có nhiều hóa trị :
Tên oxit bazơ= Tên KL( ... sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :Kiểm tra bài cũ : nêu định nghĩa và công thức tính nồng độ mol ?
Hoạt động 2 :
Bài tập 1 : cho các em đọc đề và xác định yều bài ntn ?
Hướng dẫn các em tính toán
Yêu cầu trình bày cách triến hành pha chế ?
Hoạt động 2 :
Bài tập 2 : 
Cho hs đọc và tróm tắt đề ? thảo luận tìm ra phương pháp giải và cử đaị diện trả lời lên bảng đen trình bày
Hướng dẫn hs cách pha chế
Đọc và nghiên cứu đề :
-Nắm được đại lượng đã biết
-Cần tìm những đại lượng nào ? áp dụng công thức nào ?
Giải bài tập và học sinh nhận xét
-Cân 5 g CuSO4
-Đong 45 ml nước cất vào ống đong
-Đổ nước cất dần dần và khuấy nhẹ
Đọc bài tập và tính toán
-Khối lượng của CuSO4
mCuSO4= 0,05.1.160= 8g
-Cách pha chế :
Cân 8g CuSO4 rồi cho vào ống đong
Đổ nước dần dần vào ống và khuấy đều đến vạch 50ml 
I.Cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước :
1)Pha chế 50g dung dịchCuSO4 10%
a)Tính tóan :
mCuSO4= 5g và mH2O=45g
b)Cách pha chế : 
-Cân 5 g CuSO4
-Đong 45 ml nước cất vào ống đong
-Đổ nước cất dần dần và khuấy nhẹ
2)Pha chế 50ml dung dịch CuSO41M
a)Tính toán :
b)Cách pha chế :
Hoạt động3
-Củng cố : nêu cách pha chế 200g dung dịch BaCl2 20%
 (Cho hs thảo luận nhóm trả lời nhanh trên bảng nhóm)
-Dặn dò: Học bài , làm bài tập. Đọc trước bài học còn lại về pha loãng dung dịch 
Tuần: 33
Ngày soạn: / / 2011
Tiết: 65
Ngày giảng:8A: / / 2011
8B: / / 2011
PHA CHế DUNG DịCH
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được : 
Biết tính toán các đại lượng liên quan đến dung dịch như khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch , dung môi , thể tích dung môi...nhằm đáp ứng được yêu cầu pha chế dung dịch với nồng độ cho trước
Rèn luyện kĩ năng pha chế dung dịch : thao tác xử dụng cân,ống đong....
II-Chuẩn bị :
Dụng cụ :cốc thủy tinh có chia thể tích, đũa thủy tinh , thìa...
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :Kiểm tra bài cũ :
Gọi hs lên bảng làm bài tập 3 sgk ( Tóm tắt, xác định C% rồi trình bày cách pha chế )
Hoạt động 2 :
Cho hs đọc và tóm tắt bài tập 1 
Muốn pha loãng dung dịch thì phải thêm nước vào dung dịch hiện có
Vậy theo đề bài phải tìm Vdd ?
Khi pha loãng dung dịch thì số mol chất tan không thay đổi
Gọi hs lên bảng tính toán
Yêu cầu thảo luận và trình bày cách pha loãng ?
Hoạt động 3 : bài tập 2 :
Yêu cầu hs đọc và tóm tắt bài tập
GV hướng dẫn để hs thực hiện
Gợi ý muốn pha loãng dd có C% cần tìm đại lượng nào ? khi pha loãng thì lượng chất tan có thay đổi không ?
Cho hs đọc sgk
Bài 1 : 
Pha chế 100ml dung dịch MgSO40,4M từ dung dịch MgSO42M
-Tính toán
-Thảo luận trả lời cách pha chế
-Đọc sgk
Bài tập 2 :
Pha loãng 150g ddNaCl 2,5% từ ddNaCl 10%
Tìm khối lượng chất tan
Tìm khối lượng nước
Trình bày cách pha chế
Đọc sgk
II.Pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước
1)Pha chế 100ml dung dịch MgSO40,4M từ dung dịch MgSO2M
a)Tính toán :
b)Cách pha chế : sgk
2) Pha loãng 150g ddNaCl 2,5% từ ddNaCl 10%
Hoạt động4
-Củng cố : Gọi hs nhắc lại các bước cần thực hiện để pha loãng dung dịch theo yêu cầu
-Dặn dò: Học bài , Làm bài tập sgk. Chuẩn bị bài luyện tập .
Tuần: 33
Ngày soạn: / / 2011
Tiết: 66
Ngày giảng:8A: / / 2011
8B: / / 2011
LUYệN TậP
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
Độ tan của một chất trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan ?
ý nghĩa và công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol/lít ? cách chuyển đổi các đại lượng có liên quan
Tính toán và pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước
II-Chuẩn bị : Phiếu học tập , bảng phụ , ôn tập kiến thức đã học
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 1 : Kiến thức cần nhớ
Phát phiếu học tập
Yêu cầu các nhóm trả lời và cử đại diện trình bày
1-Độ tan của một chất trong nước là gì ?nhiệt độ và áp suất ảnh hưởng đến độ tan ntn ?
2-Nồng độ dung dịch :
-ý nghiã của nồng độ phần trăm và nồng độ mol ?
-Công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol ?
-Cách chuyển để tính các đại lượng liên quan ?
Hoạt động 2 : 
Bài tập :
Bài 5 sgk : Phân công :
Nhóm 2,4,6 : phần 5a
Nhóm 1,3,5 phần 5b
Cử đại diện trả lời
Cho hs nhận xét
GV nhận xét
Hoạt động 3 :
Bài 6 sgk : phân công làm theo bàn
Cử đại diện trả lời
HS nhận xét
GV nhận xét
HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi và cử đại diện trả lời
HS nhận xét, bổ sung nếu thiếu sót
Hoạt động nhóm theo phân công và đại diện các nhóm trả lời
Theo dõi rút kinh nghiệm
Hoạt động theo từng bàn
Cử đại diện từng bàn trả lời
Nhận xét
I.Kiến thức cần nhớ :
1-Độ tan của một chất trong nước là gì ?nhiệt độ và áp suất ảnh hưởng đến độ tan ntn ?
2-Nồng độ dung dịch :
-ý nghiã của nồng độ phần trăm và nồng độ mol ?
-Công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol ?
II.Bài tập :
Bài 5 : sgk
Bài 6 : sgk
Bài 1 và 3 : sgk
Hoạt động4
-Củng cố : Xem lại các bài tập đã làm và làm thêm bài tập 1 và bài 3 sgk
-Dặn dò: Chuẩn bị bài thực hành trong sgk
Tuần: 34
Ngày soạn: / / 2011
Tiết: 67
Ngày giảng:8A: / / 2011
8B: / / 2011
THựC HàNH 7
PHA CHế DUNG DịCH THEO NồNG Độ CHO TRƯớC
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
Cách tính toán và pha xchế dung dịch đơn giản theo các nồng độ khác nhau
Rèn luyện kĩ năng tính toán,cân đo hóa chất trong ptn
II-Chuẩn bị :
Dụng cụ : ống đong , cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, giá, thìa...
Hóa chất : muối ăn , đường , nước
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : 
Thí nghiệm 1 : cho hs đọc thí nghiệm sgk
Hướng dẫn hs tính toán :
Muốn pha chế một dung dịch cần những yếu tố nào ?
Nêu cách tính và tính các đại lượng theo yêu cầu ở thí nghiệm1
Hướng dẫn hs cách pha chế và cho hs tiến hành pha chế theo hướng dẫn
Hoạt động 2 : 
Thí nghiệm 2 :
Cho hs đọc sgk 
Khi pha loãng dd thì khối lượng chất tan thế nào ?
Vậy cần tính đại lượng nào để có thể pha chế dung dịch trên ?
Em hãy tính toán và nêu cách pha chế ntn ?
Cho hs tiến hành pha loãng dd theo yêu cầu
Hoạt động 3 :
Thí nghiệm 3 : 
Cho hs đọc thí nghiệm 
Muốn pha chế dd có nồng độ Mol cần những yếu tố nào ?
Cách tính ntn. Hãy tính toán cụ thể và trình bày cách pha chế
Cho hs tiến hành pha chế
Hoạt động 4 :
Thí nghiệm 4 : cho hs đọc thí nghiệm
Hướng dẫn hs tính toán các đại lượng cần để pha chế
Cho hs phát biểu cách pha chế và tiến hành pha chế theo hướng dẫn
Học sinh đọc
-Cần có khối lương chất tan và khối lượng dung môi
-HS tính toán và ghi kết quả :
mđường= 7,5g
mnước = 42,5g
Phát biểu và tự pha chế dung dịch :
-Cân 7,5g đường cho vào cốc
-Cho nước vào ống đong đến vạch 42,5ml
- Cho nước vào cốc đường khuấy đều
HS đọc
-Không thay đổi
-Cần tính khối lượng dung dịch và khối lượng nước cần cho thêm vào :
mdd đường =16,7g
mnước = 33,3g
Cách pha chế :
-Cân 16,7g dd đường cho vào cốc
-Cân 33,3g nước cho vào cốc thủy tinh có chứa dd đường và khuấy đều
HS đọc
Cần khối lượng chất tan
Tính toán :
 n = CM.V = 0,1.0,2 =0,02(mol)
à mNaCl = 0,02.58.5 = 1,17g
Cách pha chế :
-Cân 1,17g muối ăn cho vào cốc đong
-Rót nước từ từ vào cốc khuấy đều đến vạch 100ml
HS pha chế theo các bước trên
HS đọc 
Tính toán và ghi kết quả:
Vdd = 25ml
Trình bày các bước và tiến hành pha chế :
-Đong 25ml dd muối ăn vào cốc đong, rót từ từ nước vào đến vạch 50ml và khuấy đều
Thí nghiệm 1 : 
Pha chế 50g dung dịch đường 15%
1)Tính toán :
2)Cách pha chế :
-Cân 7,5g đường cho vào cốc
-Cho nước vào ống đong đến vạch 42,5ml
- Cho nước vào cốc đường khuấy đều
Thí nghiệm 2 :
Pha chế 50g dung dịch đường5% từ dung dịch đường 15%
1)Tính toán
2)Cách pha chế :
-Cân 16,7g dd đường cho vào cốc
-Cân 33,3g nước cho vào cốc thủy tinh có chứa dd đường và khuấy đều
Thí nghiệm 3 :
Pha chế 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M
1)Tính toán
2)Cách pha chế :
-Cân 16,7g dd đường cho vào cốc
-Cân 33,3g nước cho vào cốc thủy tinh có chứa dd đường và khuấy đều
Thí nghiệm 4 :
Pha chế 50ml dung dịch muối ăn 0,1M từ dung dịch muối ăn 0,2M
1)Tính toán
2)Cách pha chế :
Đong 25ml dd muối ăn vào cốc đong, rót từ từ nước vào đến vạch 50ml và khuấy đều
Hoạt động5
-GV nhận xét , đánh giá giờ thực hành
-Cho hs thu dọn dụng cụ ,làm vệ sinh
-Tường trình thí nghiệm
-Dặn dò : ôn tập kiến thức đã học trong học kì II để chuẩn bị kiểm tra học kì
Tuần: 34,35
Ngày soạn: / / 2011
Tiết: 68,69
Ngày giảng:8A: / / 2011
8B: / / 2011
ÔN TậP
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm đã học trong học kỳ II
Rèn luyện kĩ năng viết và tính theo phương trình hóa học
Khả năng nhận biết chất dựa vào tính chất hóa học 
II-Chuẩn bị :Hệ thhống câu hỏi
 Học sinh ôn tập
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :
Những kiến thức cần nhớ :
GV đưa ra những câu hỏi , yêu cầu hs lần lượt trả lời
1)Tính chất hóa học của Hidro ?viết phương trình phản ứng ?
2)Tính chất hóa học của nước ? Biết PTHH minh họa ?
3)Điều chế hidro trong PTN ? Viết PTHH ?
4)Thành phần của oxit, axit, bazơ, muối ? Phân loại và đọc tên(Cho ví dụ minh họa)
5)Khái niệm độ tan,Nồng độ %, nồng độ mol/lit ?
6)Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan các chất trong ước ?
Hoạt động 2 :
Bài tập 1 :
Viết phương trình phản ứng :
Lần lượt cho các cặp chất tác dụng với nhau, viết PTHH xảy ra nếu có :
a) CaO , H2O , b) Cu , H2O
c) SO3 , H2O , d) Fe2O3 , H2
Bài tập 2 :
Có 3 chất đựng trong 3 lọ khác nhau : CaO , P2O5 , FeO
Em hãy cho biết làm thế nào để nhận ra mỗi chất ? viết phương trình phản ứng ?
Bài tập 3 :
Làm lại bài tập 5, 6 sgk / 119
GV phân công :
Nhóm 1, bài 1
Nhóm 3,4 bài 2
Nhóm 4, 5 bài 5
Nhóm 2, 6 bài 6
GV nhận xét mỗi nhóm
HS lần lượt trả lời các câu hỏi
HS nhận xét và rút ra kiến thức cần nhớ
Cho ví dụ bằng công thức hóa học , phân loại và đọc tên mỗi loại chất
Nêu hiểu biết về nồng độ % và nồng độ mol/lit
Viết công thức tính 2 loại nồng độ
Các nhóm thảo luận và lần lượt cư đại diện lên bảng trình bày lời giải của nhóm mình
Các nhóm nhận xét , sửa sai
I/Kiến thức cần nhớ :
1)Tính chất hóa học của Hidro ?viết phương trình phản ứng ?
2)Tính chất hóa học của nước ? Biết PTHH minh họa ?
3)Điều chế hidro trong PTN ? Viết PTHH ?
4)Thành phần của oxit, axit, bazơ, muối ? Phân loại và đọc tên(Cho ví dụ minh họa)
5)Khái niệm độ tan,Nồng độ %, nồng độ mol/lit ?
6)Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan các chất trong ước ?
II/ Bài tập :
Bài tập 1 :
Viết phương trình phản ứng :
Lần lượt cho các cặp chất tác dụng với nhau, viết PTHH xảy ra nếu có :
a) CaO , H2O , b) Cu , H2O
c) SO3 , H2O , d) Fe2O3 , H2
Bài tập 2 :
Có 3 chất đựng trong 3 lọ khác nhau : CaO , P2O5 , FeO
Em hãy cho biết làm thế nào để nhận ra mỗi chất ? viết phương trình phản ứng ?
Bài tập 3 :
Làm lại bài tập 5, 6 sgk / 119
Hoạt động 3
-Dặn dò: Ôn tập kĩ để chuẩn bị kiểm tra cuối năm

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA HOC 8 CS.doc