Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Trần Phú - Tuần 7

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Trần Phú - Tuần 7

Tập làm văn

Viết bài tập làm văn số 2

Văn tự sự

I. Kết quả cần đạt :

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật , con người .

II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

1. Ổn định tổ chức .

2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh .

3. Bài mới :

Hoạt động 1 : Giáo viên chép đề bài lên bảng

Đề bài :

 Đã có lần em được cùng bố , mẹ ( hoặc anh chị ) đi tảo mộ trong ngày thanh minh . Hãy viết một bài văn kể về buổi tảo mộ đáng nhớ đó .

Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài

A. Mở bài :

- Giới thiệu khái quát không gian , thời gian (sáng , chiều) .

- Giới thiệu sự việc : gia đình em đi tảo mộ vào tiết thanh minh .

B. Thân bài :

1. Giải thích về tục lệ tảo mộ : vào đầu tháng ba , mùa xuân , khí trời mát mẻ , trong trẻo , người ta đi tảo mộ tức là đi viếng và sửa sang lại phần mộ của người thân .

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Trần Phú - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ... / ... / ... Ngày dạy : ... / ... / ... 
Tuần 7 : Bài 6 , 7
Tiết 34 - 35
Tập làm văn
Viết bài tập làm văn số 2
Văn tự sự
I. Kết quả cần đạt :
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật , con người .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh .
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giáo viên chép đề bài lên bảng 
Đề bài : 
 Đã có lần em được cùng bố , mẹ ( hoặc anh chị ) đi tảo mộ trong ngày thanh minh . Hãy viết một bài văn kể về buổi tảo mộ đáng nhớ đó .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài 
A. Mở bài :
- Giới thiệu khái quát không gian , thời gian (sáng , chiều) .
- Giới thiệu sự việc : gia đình em đi tảo mộ vào tiết thanh minh .
B. Thân bài :
1. Giải thích về tục lệ tảo mộ : vào đầu tháng ba , mùa xuân , khí trời mát mẻ , trong trẻo , người ta đi tảo mộ tức là đi viếng và sửa sang lại phần mộ của người thân .
2. Kể lại diễn biến của buổi đi tảo mộ theo trình tự thời gian :
a) Trên đường đi :
- Miêu tả quang cảnh thiên nhiên mùa xuân : Bầu trời mùa xuân , nắng xuân , gió xuân , chim chóc , hoa cỏ mùa xuân ...
- Miêu tả không khí , quang cảnh lễ hội : tấp nập , đông vui , nhộn nhịp .
b) Khi đến nghĩa trang :
- Gia đình em cũng như những gia đình khác đi quét dọn , sửa sang phần mộ người thân .
- Sắp lễ : bày hương đèn ( nến) , hoa quả , tiền vàng mã lên mộ .
- Thắp hương khấn vái ( thắp hương cho mọ người thân và những ngôi mộ xung quanh ) .
 Chú ý : miêu tả tâm trạng , thuật lại những lời độc thoại nội tâm của em ( bày tỏ nỗi lòng với người đã khuất , lời hứa , lời cầu xin ... ) .
- Trong khi đợi hết tuần hương đi xem xét quan sát những ngôi mộ xung quanh ( dáng vẻ từng ngôi mộ , khói hương bay nghi ngút ) .
c) Kết thúc buổi tảo mộ : hết tuần hương , đốt tiền vàng , hàng mã gửi cho người thân .
C. Kết thúc :
- Ra về trong tâm trạng lưu luyến , bâng khuâng với người thân nằm lại .
- Tinh thần nhẹ nhõm , sảng khoái vì đã dãi bày tấm lòng với người đã khuất . Qua việc làm đầy ý nghĩa đó bày tỏ tấm lòng thành với người thân nơi chín suối .
- Khái quát ý nghĩa lễ hội : thể hiện truyền thống văn hoá đẹp của dân tộc .
Hoạt động 3 : HS viết thành bài văn hoàn chỉnh 
- Viết bài theo trình tự kể diễn biến sự việc có kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
- Trình bày mỗi ý lớn trong phần thân bài thành một luận điểm .
Hoạt động 4 : GV thu bài và nhận xét giờ làm bài của học sinh 
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Chuẩn bị bài sau .
Ngày soạn : ... / ... / ... Ngày dạy : ... / ... / ... 
Tuần 7 : Bài 6 , 7
Tiết 32
Tập làm văn
Miêu tả trong văn bản tự sự
I. Mục tiêu cần đạt :
- Qua bài học , giáo viên giúp học sinh biết kết hợp miêu tả hành động , sự việc, cảnh vật và con người trong bài văn tự sự .
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là tóm tắt tác phẩm tự sự ? Hãy tóm tắt "Truyện Kiều" của Nguyễn Du ?
3. Bài mới :
(Vào bài : Nêu vai trò ý nghĩa của văn bản tự sự đã học ở lớp 8) .
Hoạt động 1 : Xác định vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
H. Đọc đoạn trích SGK / tr 91 .
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự :
H. Đoạn trích kể về việc gì ?
1. Đoạn trích kể về việc vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi .
H. Sự việc ấy diễn ra như thế nào ?
2. Sự việc ấy diễn ra theo trình tự :
- Vua Quang Trung cho ghép ván lại , cứ mười người khiêng một bức , rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi .
- Quân Thanh bắn ra , không trúng người nào , sau đó phun khói lửa .
- Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh .
- Quân Thanh chống đỡ không nổi , tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết . Quân Thanh đại bại .
H. Nếu chỉ kể lại các sự việc "trần trụi" như vậy thì câu chuyện có sinh động không ?
- Nếu chỉ kể như trên thì câu chuyện thật khô khan , kém hấp dẫn . Nói cách khác , kể như trên mới trả lời được câu hỏi "việc gì đã xảy ra?" chứ chưa trả lời được câu hỏi "việc đó xảy ra như thế nào?" .
H. Cho biết tại sao đoạn trích lại sinh động , hấp dẫn như vậy ?
3. Đoạn trích nguyên văn tác phẩm sinh động , hấp dẫn vì có các yếu tố miêu tả làm rõ câu hỏi "như thế nào?":
+ Nhân có gió bấc , quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra , khói toả mù trời , cách gang tấc không thấy gì , hòng làm cho quân Nam rối loạn . Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam , thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình .
+ Quân Thanh chống không nổi , bỏ chạy tán loạn , giày xéo lên nhau mà chết .
+ Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung , thây nằm đầy đồng , máu chảy thành suối , quân Thanh đại bại.
H. Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn tự sự ?
H. Đọc ghi nhớ SGK / tr 92 .
* Ghi nhớ : 
 Trong văn bản tự sự , sự miêu tả cụ thể , chi tiết về cảnh vật , nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho cau chuyện trở nên hấp dẫn , gợi cảm , sinh động .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện tập
 II. Luyện tập :
Bài tập 1 / 92 : Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" và "Cảnh ngày xuân" . Phân tích giá trị của những yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích .
a) Tả người : 
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn , nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt , đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So về tài sắc lại là phần hơn :
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh .
b) Tả cảnh :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
...
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước lần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang .
-> Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động , hấp dẫn và giàu chất thơ ; nó góp phần làm cho người đọc có khoái cảm thẩm mĩ theo qui luật :
Lời hay ai chẳng ngâm nga
Trước còn thuận miệng , sau ra cảm lòng ...
Bài tập 2 / 92 : Dựa vào đoạn trích "Cảnh ngày xuân" , hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh . Trong khi kể chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân .
 Vào tiết tháng ba , trong một buổi chiều mùa xuân tươi sáng , chị em Thuý Kiều cùng đi chơi xuân dự hội Đạp Thanh . Lúc này đã vào cuối xuân , trời đã ấm dần lên , nắng nhẹ như đẩy bầu trời lên cao hơn , trên không trung bao la từng đường chim én bay lượn . Từng làn nắng mỏng manh nhảy múa đang sửa ấm cho cây cối vạn vật sau những ngày lạnh giá . Xa xa , từng thảm cỏ xanh non mơn mởn trải dài bát ngát , mênh mông đến tận chân trời . Nổi bật lên trên những thảm cỏ ấy là những cành lê điểm xuyết vài bông hoa trắng tinh khiết , rung rinh lay động trước làn gió xuân nhè nhẹ ... Trong khung cảnh mùa xuân tươi đẹp ấy chị em Thuý Kiều trong những bộ quần áo đẹp nhất hoà vào dòng người đi chơi xuân . Trong hai chị em Thuý Vân , Thuý Kiều thật xinh xắn , e ấp như hai đoá hoa đàm tiếu còn phong nhuỵ . Trên con đường đông đúc nhộn nhịp , những trai thanh gái lịch cùng nhau dự hội đạp thanh nói cười ríu rít . Không khí ngày xuân thật náo nức , vui tươi . Thời gian thấm thoát thoi đưa , chẳng mấy chốc mặt trời đã ngả về tây , cuộc vui đã tàn , mọi người lần lượt ra về . Chị em Thuý Kiều cũng thơ thẩn dạo bước ra về trên con đường ngào ngạt hoa cỏ mùa xuân . Vừa đi họ vừa ngắm khung cảnh thiên nhiên trong buổi chiều xuân xinh đẹp . Đi bên dòng nước uốn quanh nho nhỏ mà Thuý Kiều thấy lòng mình trào lên một cảm xúc nao nao kì lạ , thật xao xuyến , bâng khuâng về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về một điều gì đó chẳng lành sắp xuất hiện .
Bài tập 3 / 92 : 
- HS tự làm , sau đó trình bày trước lớp .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Hoàn thành bài tập .
- Chuẩn bị bài sau : Viết bài số 2 - Văn tự sự .
Ngày soạn : ... / ... / ... Ngày dạy : ... / ... / ... 
Tuần 7 : Bài 6 , 7
Tiết 31
Tự học có hướng dẫn
Mã Giám Sinh mua Kiều
( Trích "Truyện Kiều " - Nguyễn Du )
I. Nội dung cần đạt :
Giúp học sinh hiểu được :
- Nhân vật Mã Giám Sinhlà mọt trong nhiều nhân vật của Nguyễn Du xây dựng thành công trong thế giới nhân vật "Truyện Kiều" .
- Mã Giám Sinh một tên buôn thịt bán người khoác áo thanh lịch .
- Nguyễn Du có thái độ mỉa mai , khinh bỉ Mã Giám Sinh nhưng ông bộc lộ thái độ một cách kín đáo , cố gắng để nhân vật tự bộc lộ .
- Rèn luyện kĩ năng phát hiện , phân tích chi tiết thơ để làm sáng rõ tính cách nhân vật .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc thuộc lòng đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" . Nêu giá trị nghệ thuật biểu hiện trong đoạn trích ? nội dung đoạn trích ?
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh xác định vị trí đoạn trích 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cần đạt
H. Nêu vị trí của đoạn trích ?
I. Vị trí đoạn trích :
Đoạn trích nằm ở đầu phần thứ hai 
( gia biến và lưu lạc ) . Sau khi gia đình Kiều bị vu oan , Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình khỏi tai họa . Đoạn này nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc , chú thích 
II. Đọc - chú thích :
G. Giới thiệu cách đọc : chú ý thể hiện tính cách nhân vật 
1. Đọc :
G. Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của học sinh bằng phương pháp đàm thoại .
2. Chú thích :
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản 
H. Đoạn trích có mấy nhân vật ?
III. Tìm hiểu văn bản :
* Nhân vật : mụ mối , Mã Giám Sinh , Thuý Kiều .
H. Đoạn trích tập trung miêu tả nhân vật nào ?
* Tập trung miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh .
H. Đọc đoạn kể về Mã Giám Sinh ?
1. Hình ảnh Mã Giám Sinh :
Hỏi tên :"Rằng Mã Giám Sinh"
Hỏi quê :"Rằng huyện Lâm Thanh cũng gần
.... Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
H. Tác giả giới thiệu khi hắn mới xuất hiện ra sao ?
- Tên : Mã Giám Sinh
- Quê : Lâm Thanh
- Tuổi tác : quá niên trạc ngoại tứ tuần
- Diện mạo : mày râu nhẵn nhụi , áo quần bảnh bao .
-> Người ưa chải chuốt , bóng bẩy .
-> Người đàn ông đã đứng tuổi mà vẫn chịu ăn chơi , thiếu đứng đắn .
H. Khi được hỏi về mình Mã Giám Sinh đã trả lời như thế nào ? Em có nhận xét gì về cách trả lời ấy ?
- Trả lời cộc lốc , cách trả lời mập mờ không cụ thể , không đúng ngôn ngữ của người đi hỏi vợ .
-> Thô lỗ , trịch thượng .
H. Cách miêu tả về Mã Giám Sinh có gì khác cách miêu tả chị em Thuý Kiều ? Miêu tả như vậy nhằm mục đích gì ?
- Tác giả dùng biện pháp tả thực , từ ngữ gợi tả , đặc biệt là hai từ láy "nhắn nhụi" , "bảnh bao" , hai hình ảnh đối lập "quá niên..." > < "mày râu..." đã vẽ lên một con người tuổi cao nhưng dáng mạo chải chuốt , tỉa tót công phu , cố tạo cho mình một vẻ trẻ trung so với tuổi tác , một con  ... đoạn trích .
- Soạn bài sau : Thuý Kiều báo ân báo oán .
Ngày soạn : ... / ... / ... Ngày dạy : ... / ... / ... 
Tuần 7 : Bài 6 , 7
Tiết 31 
Văn học
Kiều ở lầu Ngưng Bích
( Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du )
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Qua tâm trạng cô đơn buồn rầu , thương nhớ của Kiều , cảm nhận được vẻ đẹp tấm lòng thuỷ chung , nhân hậu của nàng .
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc thuộc lòng đoạn trích "Cảnh ngày xuân" . Phân tích cảnh ngày xuân trong đoạn trích.
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt , làm nhục , bị Tú Bà mắng nhiếc , Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi , không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh . Đau đớn , tủi nhục , phẫn uất , nàng định tự vẫn . Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải , dụ dỗ Kiều . Mụ vờ chăm sóc thuốc thang , hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả cho người tử tế . Tú Bà đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích . Thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn , tàn bạo hơn .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh xác định vị trí đoạn trích 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
H. Nêu vị trí của đoạn trích ?
I. Vị trí đoạn trích :
 Đoạn trích nằm ở đầu phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc) . Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh , Kiều uất ức định tự vẫn . Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế , rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích , đợi thực hiện âm mưu mới .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc , chú thích , tìm bố cục 
II. Đọc - chú thích :
G. Đọc mẫu .
H. Đọc ( 2em ) .
1. Đọc :
G. Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của học sinh . (Bằng phương pháp đàm thoại)
2. Chú thích :
H. Em cho biết đoạn trích có bố cục như thế nào ?
3. Bố cục :
* Sáu câu đầu : Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều .
* Tám câu tiếp : Kiều thương nhớ Kim trọng và thương nhớ cha mẹ .
* Tám câu còn lại : Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng , cảnh nói lên tâm trạng đau buồn , lo âu của Kiều .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản 
III. Tìm hiểu văn bản :
H. Đọc 6 câu thơ đầu .
1. Hoàn cảnh của Kiều ở lầu Ngưng Bích :
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân ,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung .
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia .
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya ,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
H. Cảnh vật ở lầu Ngưng Bích được nhìn từ con mắt của ai ?
- Qua con mắt của Thuý Kiều .
H."Khoá xuân" ở đây có nghĩa là gì ?
- Khoá xuân : khoá kín tuổi thanh xuân , ý nói cấm cung ( con gái nhà quyền quý ngày xưa không được ra khỏi phòng ở )
H. "Khoá xuân" ở đây có gì khác so với lần Kiều gặp Kim Trọng ?
- Lúc đó Kiều là con gái cấm cung "Êm đềm trướng rủ màn che " .
- ở đây là "khoá xuân" nhưng thực chất là Kiều bị giam lỏng .
H. Hai chữ "khoá xuân" còn hàm chứa ý nghĩa gì ?
- Tố cáo sức mạnh bạo tàn của chế độ phong kiến chà đạp lên nhân phẩm của con người .
H. Từ lầu cao nhìn xuống Kiều thấy cảnh gì ?
- Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia .
H. Cảm giác của em về khung cảnh thiên nhiên ở đây ?
- Một khung cảnh thiên nhiên trải rộng , thoáng đãng không một bóng nhà bóng cây , gợi cảm giác cô đơn , hiu quạnh .
H. Vì sao Nguyễn Du viết "vẻ non xa tấm trăng gần..." ?
- Trăng mênh mông trở trọi , Kiều thấy trăng là gần nhất . Tấm trăng gợi nhớ về vườn Thuý khi xưa "Vầng trăng ai xẻ làm đôi - Nửa in gối chiếc ,nửa soi dặm trường " .
H. "Bẽ bàng mây sớm đèn khuya 
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"
Hai câu thơ này , Kiều nói về ai ?
- Kiều nói về tâm trạng của chính mình . 
H. Vì sao kiều cảm thấy "bẽ bàng" ?
- Kiều chán ngán buồn tủi vì từ một cô gái khuê các kiều phải dấn thân vào vũng bùn nhơ nhớp .
H. Sáu câu thơ đầu , miêu tả cảnh ở lầu Ngưng Bích , cảnh đã góp phần miêu tả nội tâm của Kiều . Theo em , Nguyễn Du đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả nội tâm ấy ?
- Tác giả dùng biện pháp mượn cảnh ngụ tình , tác giả miêu tả cảnh thiên nhiên đẹp đấy , rộng mênh mông đấy nhưng nàng lại cảm thấy trơ trọi giữa không gian mênh mông hoang vắng . "Bốn bề bát ngát xa trông" gợi lên sự rợn ngợp của không gian , cảnh "non xa" , "trăng gần" gợi hình ảnh lầu Ngưng Bích cao ngất nghểu , trơ trọi giữa mênh mang trời nước . Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa , những cồn cát bụi bay mờ mịt . Cái lầu trơ trọi ấy giam một thân phận trơ trọi , không một bóng người , Cụm từ "mây sớm đèn khuya" gợi thời gian tuần hoàn khép kín . Thời gian cũng như không gian giam hãm con người . Sớm và khuya , ngày và đêm , "thui thủi quê người một thân" . Nàng chỉ còn biết làm bạn với mây đèn .
-> Sáu câu thơ đầu gợi tả hoàn cảnh cô đơn đến tội nghiệp của Kiều . Nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn , tuyệt vọng .
G. Cả đoạn thơ là nỗi buồn - một nỗi buồn mênh mang vô tận , buồn từ lòng người thấm vào cảnh vật . Đọc những vần thơ nhuốm màu tâm trạng , ta hình dung Kiều đang ngồi trên lầu Ngưng Bích trước một khung cảnh thiên nhiên vắng lặng , không một bóng người thân thuộc , không bầu bạn . Nàng chỉ thấy "non xa" với "trăng gần" , "cát vàng" bát ngát và "bụi hồng" xa xôi . Bầu trời thì cao rộng vô tận . Cái vắng lặng và mênh mông của vũ trụ thiên nhiên đối lập với cái nhỏ bé cô độc của số phận làm tăng thêm cảm giác chua xót trong lòng Kiều .
H. Đọc đoạn tiếp theo . Nêu nội dung ?
2. Tình cảm của Thuý Kiều với người thân 
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ .
Bên trời góc bể bơ vơ ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai .
Xót người tựa cửa hôm mai ,
Quạt nồng ấp lạnh lấy ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa ,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm .
H. Trước khung cảnh thiên nhiên ấy Kiều nhớ đến ai ?
- Nhớ người yêu , nhớ cha mẹ .
H. Tại sao Thuý Kiều lại nhớ đến Kim Trọng trước ?
- Vì với cha mẹ Kiều đã có dịp trả nghĩa , đền đáp , còn với Kim Trọng , Kiều chưa có dịp đền đáp cho ước nguyện thề non hẹn biển ở vườn Thuý trước đây . Cảnh đẹp "tấm trăng ..." đã kéo tâm trạng Kiều về với vầng trăng ước hẹn xưa kia .
H. Tình cảm của Kiều với Kim Trọng như thế nào ?
- Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ .
-> Thương xót chàng Kim , tưởng nhớ đến Kim Trọng với tình yêu thưở ban đầu của đêm trăng thề nguyện ấy , không biết Kim Trọng có biết nàng bán mình hay không hay là vẫn đang chờ mong vô vọng .
-> Tình cảm của Kiều với Kim Trọng là tình cảm dằn vặt đau khổ .
H. Đọc những câu thơ nói về tình cảm của Kiều với cha mẹ ?
- Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh , những ai đó giờ ...
H. Tình cảm với cha mẹ có gì khác so với Kim Trọng ?
- Tình cảm xót thương lo lắng , xót thuơng cho mẹ ngóng chờ tin con , tuổi già không có ai chăm sóc .
H. Có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong bốn câi thơ này ?
- Tác giả sử dụng những điển tích , điển cố , sử dụng những thành ngữ kết hợp với cách nói dân gian .
- Tác giả dùng những hình ảnh "quạt nồng ấp lạnh' , "sân lai" , "gốc tử" . Đó là những điển cố ước lệ , một phương pháp ước lệ , phương pháp ẩn dụ quen thuộc của văn học cổ - cái tài của Nguyễn Du ở đây là sự kết hợp tài tình giữa các điển cố với thành ngữ . Càng diễn tả sinh động , chân thực sâu sắc nỗi lòng tưởng nhớ xót thương cha mẹ . Mấy lời độc thoại nội tâm hết sức tha thiết này đủ cho ta thấy Kiều là hiện thân của tình thương của đức hi sinh .
H. Sống trong một hoàn cảnh đáng thương nhưng Kiều vẫn hướng lòng mình đến người yêu , cha mẹ . Điều đó khiến em cảm nhận gì về đức hạnh của nàng ?
-> Cảm phục trước một người phụ nữ có lòng chung thuỷ với người yêu , hiếu thảo với cha mẹ .
H. Đọc những câu còn lại . Nội dung ?
3. Cảnh vật được cảm nhận qua tâm trạng của Kiều :
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa ,
Hoa trôi man mác biết là về đâu .
Buồn trông nội cỏ rầu rầu ,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh .
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh ,
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi .
H. Tám câu thơ này là bốn cặp lục bát.
Mỗi cặp câu được bắt đầu bằng từ nào?
- Buồn trông .
H. Nhận xét chung âm hưởng của tám câu ?
- Âm điệu trầm buồn , hiu hắt .
H. Giải thích hai chữ "buồn trông" ?
- Buồn trông : mong ngóng để xem có gì tới , có gì mới để thay đổi thực tại song đâu đâu cũng chỉ là bế tắc tuyệt vọng , chỉ là nỗi buồn lan toả thấm sâu vào cảnh vật .
- Điệp ngữ "buồn trông" được nhắc lại bốn lần khắc hoạ nỗi buồn ai oán , não nùng . Nỗi buồn như lớp sóng trào dâng mãi không dứt .
H. ở khổ thơ này , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
- Từ láy , câu hỏi tu từ .
- Điệp từ liên hoàn .
- Đảo ngữ , ẩn dụ .
- Nổi bật nhất là bút pháp tả cảnh ngụ tình .
H. Mỗi cặp câu lục bát là một bức tranh tứ bình ẩn chứa cuộc đời và số phận của Kiều . Mỗi cảnh là một hình ảnh ẩn dụ gợi ra một mảnh tâm trạng của Kiều . Hãy phân tích ?
- Hình ảnh "cánh buồm xa xa" gợi tâm trạng xót xa về cuộc đời cô đơn , lẻ loi giữa hành trình lưu lạc mờ mịt -> giữa nỗi cô đơn ấy , nàng muốn gửi lòng mình theo cánh buồm xa tới quê nhà .
- Hình ảnh "cánh hoa trôi man mác" gợi tâm trnạg lo âu cho thân phận mỏng manh , nhỏ nhoi trôi dạt trên dòng đời vô định .
- Hình ảnh "nội cỏ dầu dầu" nơi chân mây mặt đất gợi tâm trạng chu áot buồn tủi về tấm thân nhàu nát , về cuộc đời héo hon , tàn úa của nàng chốn mịt mờ xa xăm .
- Hình ảnh "gió cuốn mặt duyềnh ..." gợi tâm trạng lo âu , khiếp sợ . Âm thanh ầm ầm dữ dội của tiếng sóng như đang dội vào tâm hồn nàng , như dự báo , đe doạ những phong ban bao táp của cuộc đời đang bủa vây , vùi dập nàng trong bể khổ trầm luân , cuốn trôi nàng trong dòng đời bất hạnh .
H. Đọc đoạn này , em có cảm nghĩ gì về thân phận nàng Kiều ?
-> Thương xót cho nàng Kiều một con người tài sắc mà mệnh bạc , cảm thông với nỗi đau đớn chua xót của nàng . . .
G. Thái độ của chúng ta đồng cảm với thái độ của Nguyễn Du - một con người có tấm lòng nhân hậu sâu sắc .
Hoạt động 4 : Tổng kết 
III. Tổng kết :
H. Đoạn trích được coi là bức tranh miêu tả tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích , ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du có gì độc đáo ?
1. Nghệ thuật :
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình .
- Miêu tả đặc sắc tâm lí nhân vật .
- Từ ngữ gợi tả , gợi cảm .
H. Khái quát nội dung đoạn trích ?
H. Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật ?
2. Nội dung :
- Bức tranh miêu tả tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích .
- Thái độ xót xa , cảm thông trước nỗi đau khổ của nhân vật : mmọt người con gái tài sắc nhưng bất hạnh .
- Đoạn trích đạt giá trị nhân đạo sâu sắc .
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Làm hai câu phần luyện tập .
- Xem bài đọc thêm .
- Soạn "Mã Giám Sinh mua Kiều" .

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI7.doc