Giáo án Hoá học 8 - Tiết 1 đến tiết 35

Giáo án Hoá học 8 - Tiết 1 đến tiết 35

I. MỤC TIÊU

1. HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích.

2. Bước đầu, các em HS biết rằng: hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

3. HS biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết phải làm thế nào để học tốt môn hoá học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. GV làm các thí nghiệm sau:

a, Thí nghiệm cho dung dich NAOH tác dụng với dung dịch CuSO4

b, Thí nghiệm cho một miếng sắt vào dung dich HCL

c, Thí nghiệm cho một chiếc đinh sắt vào dung dịch CuSO4

Để làm các thí nghiệm trên theo nhóm ( có thể chia lớp thành 4 -> 8 nhóm), GV cần chuẩn bị cho mỗi nhóm một bộ thí nghiệm gồm:

ã Một giá để ống nghiệm, trong mỗi giá có 3 ống nghiệm ( có ghi nhãn):

- Ống 1: đựng dung dịch CuSO4

- Ống 2: đựng dung dịch NAOH

- Ống 3: đựng dung dịch HCL

 

doc 200 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoá học 8 - Tiết 1 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàythángnăm 2006.
Tiết 1: mở đầu môn hoá học
mục tiêu
HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích.
Bước đầu, các em HS biết rằng: hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.
HS biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết phải làm thế nào để học tốt môn hoá học.
chuẩn bị của GV và HS:
GV làm các thí nghiệm sau:
a, Thí nghiệm cho dung dich NAOH tác dụng với dung dịch CuSO4 
b, Thí nghiệm cho một miếng sắt vào dung dich HCL
c, Thí nghiệm cho một chiếc đinh sắt vào dung dịch CuSO4
Để làm các thí nghiệm trên theo nhóm ( có thể chia lớp thành 4 -> 8 nhóm), GV cần chuẩn bị cho mỗi nhóm một bộ thí nghiệm gồm:
Một giá để ống nghiệm, trong mỗi giá có 3 ống nghiệm ( có ghi nhãn):
ống 1: đựng dung dịch CuSO4
ống 2: đựng dung dịch NAOH
ống 3: đựng dung dịch HCL
Một chiếc đinh sắt đã được đánh sạch (hoặc một dây nhôm).
Một ống hút
Giá ống nghiệm để trong khay nhựa
2. GV chuẩn bị hình vẽ “ cách dùng đồ bằng nhôm” vào giấy trong hoặc bảng phụ để khai thác trong bài
iii.hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
hoá học là gì? (22 phút)
GV: Có thể sử dụng vài phút đầu giờ để GV giới thiệu sơ qua về bộ môn và cấu trúc chương trình bộ môn hoá ở THCS
GV: Nêu mục tiêu của bài và chiếu mục tiêu lên màn hình
GV: Đặt câu hỏi “ em hiểu hoá học là gì” và chiếu câu hỏi đó lên màn hình trong suốt thời gian hoạt động 1.
GV: “ Để hiểu rõ hoá học là gì” chúng ta sẽ cùng tiến hành một vài thí nghiệm đơn giản sau:
Bước 1: Các em hãy quan sát trạng thái, màu sắc của các chất có trong ống nghiệm của mỗi nhóm và ghi lại vào giấy của nhóm (hoặc bảng nhóm)
Bước 2: Các em dùng ống hút, nhỏ khoảng 5 ->7 giọt dung dịch màu xanh (dung dịch CuSO4) ở ống 1 sang ống 2 (dung dịch NAOH):
(GV làm mẫu)
GV: Gọi các nhóm nêu nhận xét:
GV: Qua việc quan sát các thí nghiệm trên, các em có thể rút ra kết luận gì? (cho HS thảo luận theo nhóm)
GV: Gọi đại diện một nhóm nêu kết luận
GV: Đưa phần kết luận lên màn hình
GV: chiếu hình vẽ lên màn hình, yêu cầu HS quan sát hình vẽ:
GV hỏi: Người ta sử dụng cốc nhôm để đựng:
Nước
Nước vôi
Giấm ăn
Theo các em: Cách sử dụng nào đúng, vì sao?
GV: Gọi đại diện từng nhóm HS trả lời (thường là sẽ có 2 phương án trả lời):
HS sẽ trả lời đúng là các chá sử dụng a) đúng, b), c) sai, nhưng sẽ không giải thích được vì sao
HS không trả lời được chính xác là b), c) sai mà chỉ trả lời được là a) đúng.
Từ đó GV thông báo:
“ Sở dĩ các em chưa hiểu được cách dùng nào là đúng, cách dùng nào sai và chưa giải thích được vì sao là do chúng ta chưa có kiến thức về các chất hoá học. Vì vậy chúng ta phải học hoá học” và “ Hoá học là môn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất (như thí nghiệm ta đã quan sát )và ứng dụng của chúng ví dụ như cách dùng cốc nhôm ta vùa thảo luận”
GV: Gọi 1 HS đọc lại kết luận
GV: Đưa phần kết luận lên màn hình
HS: Suy nghĩ một vài phút
Thí nghiệm: 
HS: Quan sát và ghi (theo nhóm)
ống 1: dung dịch CuSO4: dung dịch trong suốt, màu xanh
ống 2: dung dịch NAOH: dung dịch trong suốt, không màu 
ống 3: dung dịch HCL: dung dịch trong suốt, không màu
HS: Làm theo hướng dẫn của GV, cả nhóm quan sát và nhận xét
Nhận xét:
ở ống nghiệm 2 có chất mới màu xanh không tan tạo thành (dung dịch không còn trong suốt nữa)
Trong ống nghiệm 3 có bọt khí
Trong ống nghiệm 1 có chiếc đinh sắt (phần tiếp xúc với dung dịch) có màu đỏ
HS: Thảo luận nhóm
Kết luận:
ở các thí nghiệm trên, đều có sự biến đổi các chất.
HS: Quan sát hình vẽ:
HS: Thảo luận nhóm khoảng 2 phút
HS: “ Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng”.
hoạt động 2
hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta (10 phút)
GV: Đặt vấn đề: “ Vậy hoá học có vai trò như thế nào ?”
GV: Chiếu câu hỏi trên màn hình suốt thời gian hoạt động 2
GV: Nêu câu hỏi:
Em hãy kể tên một vài đồ dùng, một vài vật dụng được sản xuất từ sắt, nhôm, đồng, chất dẻo...
Em hãy kể tên một vài loại sản phẩm hoá học được dùng trong sản xuất nông nghiệp
Em hãy kể tên một vài loại sản phẩm hoá học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của em và cho việc bảo vệ sức khoẻ của gia đình em?
GV: Cho HS xem tranh về một số ứng dụng của một số chất cụ thể
Ví dụ: Tranh:
ứng dụng của hiđro
ứng dụng của oxi
ứng dụng của gang, thép
ứng dụng của chất dẻo, polime...
GV: Em có kết luận gì về vai trò của hoá học trong cuộc sống chúng ta.
GV: Đưa câu kết luận lên màn hình
HS:
Các đồ dùng, vật dụng sinh hoạt trong gia đình như: Soong, nồi, dao, cuốc, xẻng, ấm, bát, đĩa, giầy, dép, xô, chậu...
HS:
Các sản phẩm của hóa học dùng trong nông nghiệp là:
Phân bón hoá học: phân đạm, phân lân, phân ka li...
Thuốc trừ sâu
Chất bảo quản thực phẩm
HS:
Những sản phẩm hoá học phục vụ cho việc học tập của em là:
Sách, vở
Bút, mực
Tẩy
Hộp bút
Cặp sách...
HS: Những sản phẩm hoá học phục vụ cho việc bảo vệ sức khoẻ như : các loại thuốc chữa bệnh...
HS: “ Hoá học có vai trò rất quan trọng trong đời sống chúng ta”
Hoạt động 3
phải làm gì để học tốt môn hoá học? (10 phút)
GV: Đưa câu hỏi của đề mục lên màn hính suốt thời gian HS thảo luận nhóm
GV: Yêu cầu thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: “ muốn học tốt bọ môn hoá học, các em phải làm gì?”
GV: Gợi ý các nhóm HS thảo luận chia thành 2 phần:
Các hoạt động cần chú ý khi học tập môn hoá học?
Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt?
GV: Chiếu trên màn hình các ý kiến của từng nhóm HS và cho các HS nhận xét, bổ sung.
GV: Vậy học như thế nào thì được coi là học tốt môn hoá học?
GV: Thuyết trình và chiếu trên màn hình:
“Học tốt môn hoá học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo các kiến thức đã học
HS: Thảo luận nhóm chừng 5 phút và ghi lại ý kiến của nhóm mình vào giấy trong (hoặc bảng nhóm)
HS: 
1) Các hoạt động cần chú ý khi học tập môn hoá:
a) Thu thập tìm kiếm kiến thức
b) Xử lý thông tin: nhận xét hoặc tự rút ra kết luận cần thiết
c) Vận dụng: Đem những kết luận rút ra từ bài học vận dụng từ thực tiễn để hiêủ sâu bài học, đồng thời tự kiểm tra trình độ
Ghi nhớ: Học thuộc những nội dung quan trọng
2) Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt?
a) Biết làm thí nghiệm, biết quan sát hiện tượng thí nghiệm, trong thiên nhiên cũng như trong cuộc sống.
b) Có hứng thú say mê, chủ động, ý chí rèn luyện phương pháp tư duy,óc suy luận, sáng tạo
c) Biết nhớ một cách sáng tạo, thông minh
d) Tự đọc thêm sách tham khảo để mở rộng kiến thức
Hoạt động 4 (3 phút)
GV: Gọi Hs nhắc lại nội dung cơ bản của bài mà GV đã đưa ra ở phần giới thiệu I. Mục tiêu
Hóa học là gì?
Vai trò của hoá học trong cuộc sống?
Các em cần làm gì để học tốt môn hoá?
HS1: Trả lời ý chính
HS 2: Trả lời
HS3: Trả lời
Bài tập về nhà (không)
Ngày.tháng.năm 2006.
Tiết 2: chất
mục tiêu
1. HS phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất. Biết được ở đâu có thể là có chất và ngược lại: các chất cấu tạo nên mọi vật thể.
Biết được các cách: ( quan sát, dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm) để nhận ra tính chất của chất
- Biết đựoc là mỗi chất đều có những thính chất nhất định
- HS hiểu được: Chúng ta phải biết tính chất của chất để nhận biết các chất, biết cáhc sử dụng các chất và biết ứng dụng các chất đó vào những việc thích hợp trong đời sống sản xuất.
HS bước đầu làm quen với một số dụng cụ, hoá chất thí nghiệm:
Làm quen với một số thao tác thí nghiệm đơn giản như cân, đo, hoà tan chất
II. chuẩn bị của gv và hs
Gv:
1. Chuẩn bị thí nghiệm để HS bước đầu làm quen với việc nhận ra tính chất của chất .
Thí nghiệm để HS phân biệt được cồn (rượu etilic) với nước (làm theo nhóm)
Hoá chất:
Một miếng sắt (hoặc nhôm)
Nước cất
Muối ăn
Cồn
Dụng cụ:
Cân
Cốc thuỷ tinh có vạch
Kiềng đun
Nhiệt kế
Đũa thuỷ tinh
Ngoài ra: Để các nhóm ghi lại kết quả thảo luận, GV có thê chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong, bút dạ hoặc giấy có băng dán ở mặt sau
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
GV: Kiểm tra 1 HS:
Em hãy cho biết: Hoá học là gì? Vai trò của hoá học trong cuộc sống chúng ta? Phương pháp để học tập tốt môn hoá học?
HS: Trả lời
Hoạt động 2
chất có ở đâu? (15 phút)
GV: Em hãy kể tên một số vật thể xung quanh ta?
GV: Thông báo:
Các vật htể xung quanh ta được chia thành 2 loại chính:
Vật thể tự nhiên
Vật thể nhân tạo
Các em hãy phân biệt các loại vật thể trên (ở phần ví dụ)
HS phân loại, GV ghi lên bảng theo sơ đồ:
GV: Tổ chức để HS thảo luận nhóm bài luyện tập sau ( GV gọi HS làm mẫ 1 ví dụ):
Em hãy cho biết loại vật thể và chất cấu tạo nên từng vật thể trong bảng sau:
 Vật thể 
 TT Tên gọi thông Chất cấu
 thường tạo nên
 vật thể
 1 Không khí x Oxi, nitơ,
 cacbonic
 2 ấm đun nước 
 3 Hộp bút
 4 Sách vở
 5 Thân cây mía
 6 Cuốc, xẻng 
GV và HS cả lớp nhận xét về kết qủa của các nhóm và chấm điểm
GV: Hỏi câu kết luận:
- Qua các ví dụ trên các em thấy: “ chất có ở đâu?”.
HS: Kể tên
Ví dụ: Bàn ghế, cây, cỏ, không khí, sông, suối, sách, vở, bút
HS:
 Vật thể
 Vật thể Vật thể
 tự nhiên nhân tạo
 Ví dụ: Ví dụ:
 Cây cỏ Bàn ghế
 Sông suối Thước kẻ
 Không khí Com pa
 Bút
HS: chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể, ở đó có chất
Hoạt động 3
tính chất của chất (13 phút)
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định
GV: Thông báo:
1) Mỗi chất có những tính chất nhất định
GV: Thuyết trình:
Vậy: Làm thế nào để biết được tính chất của chất?
GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm để biết được tính chất của một số chất như sau:
“ Trên khay thí nghiệm của mỗi nhóm có một cục sắt và một cốc đựng muối ăn”
Với các dụng cụ có sẵn trong khay, các nhóm hãy thảo luận và tự tiến hành một số thí nghiệm cần thiết để biết được một số tính chất của nhôm (sắt), muối ăn?
GV: Hướng dẫn HS ghi lại kết quả thí nghiệm vào bảng nhóm như sau:
 Chất 
Cách thực tiến hành thí nghiệm 
Tính chất
 của chất
Sắt (nhôm)
Muối ăn
Sau khoảng 5 ->7 phút cho các nhóm tự tiến hành (không nhất thiết là các nhóm phải làm thí nghiệm giống nhau). Nên để các em tự suy nghĩ và tự làm theo nhiều cách thức khác nhau, sau đó GV sẽ cùng HS cả lớp tổng kết lại các cách làm của tất cả các nhóm
GV: Cùng HS cả lớp tổng kết lại thành bảng sau:
GV: Hỏi câu hỏi kết luận:
“ Em hãy tóm tắt lại các cách để xác định được tính chất của chất?”
GV: Thuyết trình: Để biết được tính chất vật lí chúng ta có thể uan sát hoặc dùng dụng cụ để đo, hoặc làm thí nghiệm. Còn các tính chất hoá học thì phải làm thí nghiệm mới biết được.
HS: Nghe và ghi vào vở
1) Mỗi chất có những tiính chất nhất định
a) Tính chất vật lí gồm:
Trạng thái, màu sắc, mùi vị
Tính tan trong nước
Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy
Tính dẫn điện, dẫn nhiệt
Khối lượng riêng
b) Tính c ... heo nhóm nội dung sau:
GV: Chiếu lên màn hình sơ đồ câm, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để điền các đại lượng vào ô trống và viết công thức chuyển đổi tương ứng
 2 3
4
GV: Chiếu bài làm của các nhóm lên màn hình
Lưu ý:
Nếu trình độ của HS khá hơn, có thể cho HS làm sơ đồ câm như sau
 2 3
 1 4
 5 6 
Như vậy, so với sơ đồ 1, HS sẽ phải nhơ thêm hai công thức nữa
HS:
 Khối 
lượng
(m)
 2 3
 1 4
Công thức chuyển đổi:
 m
1) n =
 M
2) m = n x M
3) V = n x 22,4
 V
4) n =
 22,4
HS: 
Số nguyên tử, hoặc phân tử 
S = n x 6.1023
 S
n = 
 6.1023
Hoạt động 2 ( 5 phút)
GV: Em hãy ghi công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B và tỉ khối của khí A so với không khí vào giấy trong
- Gọi 2 HS lên
- GV chiếu công thức mà HS ghi lên màn hình
HS: 
 MA
dA =
 B MB
 MA
dA =
 KK 29
Hoạt động 3 (23 phút)
bài tập
GV: Cho HS chữa bài tập số 5 (SGK tr.76)
GV: Đưa đề bài lên màn hình
- Gọi 1 HS chữa bước 1:
GV: Em hãy nhắc lại các bước giải bài toán tính theo công thức hoá học?
GV: Em hãy nhắc lại các bước giải bài toán tính theo phương trình hoá học
GV: Hướng dẫn, gợi ý để HS lập được phương trình hoá học
ã Chữa bài tập số 3(SGK tr.79)
GV: Gọi 1 HS đọc đề bài hoặc GV đưa đề bài lên màn hình
Bài tập 3:
Một hợp chất có công thức hoá học là K2CO3. Em hãy cho biết:
a) Khối lượng mol của chất đã cho
b) Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất
GV: Gọi 1 HS xác định dạng bài tập
GV: Cho HS chuẩn bị khoảng 5 phút, sau đó chiếu bài tập của một vài HS lên màn hình và sửa sai (nếu có)
ã Chữa bài tập số 4 (SGK tr.79)
GV: Đưa đề bài lên màn hình gọi 1 HS đọc 
GV: Gọi 1 HS xác định dạng bài tập
GV: Trong bài tập này, theo các em có điểm gì đáng lưu ý?
GV: Cho HS chuẩn bị bài khoản 5 phút. Sau đó GV chấm vở HS, đồng thời chiếu một số bài làm của HS lên màn hình (hoặc gọi HS lên chữa)
GV: Cùng HS cả lớp sửa sai (nếu có)
GV: Gọi 1 HS tính số mol của canxi cacbonat
Bài tập tại lớp:
GV: Cho HS thảo luận làm việc theo nhóm bài tập sau:
(GV: Đưa đề bài lên màn hình)
bài tập:
Hãy chọn 1 câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
1) Chất khí A có dA = 13. Vậy A là: H 2
a) CO2
b) CO
c) C2H2
d) NH3
2) Chất khí nhẹ hơn không khí là:
a) Cl2
b) C2H6
c) CH4
d) NO2
3) Số nguyên tử oxi có trong 3,2 gam khí oxi là:
A: 3.1023
B: 6. 1023
C: 9. 1023
D: 1,2. 1023
GV: Sau 4 5 phút GV đưa bài làm của các nhóm lên màn hình và chấm điểm
HS: 
1) Xác định chất A
Ta có:
 MA
dA = = 0,552
 B MB
MA = 0,552 x 29 = 16 (gam)
2) Tính theo công thức hoá học
Giả sử công thức hoá học của A là CxHy (x, y nguyên dương)
Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất A là:
 75 x 16
mC = = 12 (gam)
 100
 25 x 16
mH = = 4 (gam)
 100
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
 12
nC = = 1 (mol)
 12
 4
nH = = 4(mol)
 1
 Vậy công thức của A là CH4 
3) Tính theo phương trình:
 V 11,2
nCH = = = 0,5 (mol)
 5 22,4 22,4
Phương trình:
CH4 + 2O2 nhiệt độ CO2 + 2H2O
Theo phương trình:
nO = 2 x nCH = 2 x 0,5 = 1 (mol) 
 2 5 
thể tích khí oxi cần dùng là:
VO = n x 22,4 = 1 x 22,4 = 22,4 (lit)
 2
HS: 
Cách 2:
Theo phương trình:
nO = 2 x nCH 
 2 5
Vậy: VO = 2 x VCH 
 2 5
= 2 x 11,2 = 22,4 (lít)
HS: Bài tập tính theo công thức hoá học
HS: 
a) MKCO = 39 x2 + 12 + 16 x 3
 2 3
= 138 (gam)
b) Thành phần phần trăm về khối lượng:
 39 x 2
%K = x 100% = 56,52%
 138
 12
%C = x 100% = 8,7%
 138
 16 x 3
%O = x 100% = 34,78%
 138
Hoặc:
%O = 100% - (56,52% + 8,7%) 
= 34,78%
HS: Bài tập tính theo phương trình
HS: Bài toán yêu cầu tính thể tích khí cacbonic ở điều kiện phòng:
V1 mol = 24 (lít)
HS: 
CaCO3+2HCl -> CaCl2+ CO2 + H2O
HS:
 m 10
nCaCO = = = 0,1 (mol)
 3 M 100 
 (MCaCO = 40+12+16 x 3=100 (gam))
 3 
a) Theo phương trình:
nCaCl = nCaCO = 0, 1(mol)
 2 3
MCaCl = 40 + 35,5 x 2 = 111(gam)
 2 
 mCaCl = 0,1x 111 = 11,1 (gam)
 2 
b) m 5
nCaCO = = = 0,05 (mol)
 3 M 100 
Theo phương trình:
 nCO = nCaCO = 0, 05(mol)
 2 3
 VCO = n x 24 = 0,05 x 24 =1,2(lít) 
 2
HS: Trả lời: Các câu đúng là:
C
C
D
Hoạt động 4 ( 2 phút)
Dặn dò và bài tập về nhà
ã GV: Dặn dò HS ôn tập kiến thức trong học kì I
ã Bài tập về nhà: 1, 2, 5 (SGK tr.79)
Ngày:
Tiết 35: ôn tập học kì I
i. mục tiêu
Ôn lại những khái niệm cơ bản, quan trọng đã được học trong kì I:
ã Biết được cấu tạo nguyên tử và đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử
ã Ôn lại các công thức quan trọng, giúp cho việc làm các bài toán hoá học (ví dụ công thức chuyển đổi giữa n, m, v)
ã Ôn lại cách lập công thức hoá học của một chất dựa vào:
Hoá trị
Thành phần phần trăm
Tỉ khối của chất khí
Rèn luyện các kĩ năng cơ bản:
ã Lập công thức háo học của chất
ã Tính hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất khí khi biết hoá trị của nguyên tố kia
ã Sử dụng thành thạo công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất vào các bài toán
ã Biết cách sử dụng công thức về tỉ khối của các chất khí
ã Biết làm các bài toán tính theo công thức và phương trình hoá học
ii. chuẩn bị của gv và hs
GV: Trong bài, GV có thể cho các HS ôn các khái niệm cơ bản bằng cách chơi trò chơi đoán ô chữ, muốn Vậy GV cần chuẩn bị:
- Máy chiếu hoặc máy vi tính có chuẩn bị sẵn ô chữ (hoặc viết sẵn ô chữ vào trong bảng phụ)
- Bút dạ, giấy trong
- Bảng nhóm
HS: Ôn lại kiến thức, kĩ năng cơ bản theo đề cương ôn tập mà GV đã phát cho các HS từ những tiết trước
iii. hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
ôn lại một số khái niệm cơ bản (20 phút)
GV: Yêu cầu HS nhắc lại những khái niệm cơ bản dưới dạng một hệ thống câu hỏi như sau: (nếu sử dụng máy vi tính thì sau mỗi câu trả lời của HS, GV chiếu lên màn hình đáp án trả lời)
1) Em hãy cho biết nguyên tử là gì?
2) Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
3) Những loại hạt nào cấu tạo nên hạt nhân và đặc điểm của những loại hạt đó?
4) Hạt nào tạo nên lớp vỏ?
Đặc điểm của loại hạt đó?
5) Nguyên tố hoá học là gì?
6) Đơn chất là gì?
7) Hợp chất là gì?
8) Chất tinh khiết là gì?
9) Hỗn hợp là gì?
GV: Ngoài cách ôn tập như trên, GV có thể cho HS ôn tập thông qua trò chơi ô chữ
Ví dụ: Có thể thiết kế một trò chới như sau:
1) GV: Phổ biến luật chơi:
(GV chấm điểm theo nhóm HS, do vậy có thể cho các em ngồi theo nhóm để dễ thảo luận)
- Ô chữ của chúng ta gồm 6 dãy hàng ngang và 1 cột dọc (gồm những khía niệm cơ bảng của hoá học)
- GV nêu nguyên tắc chấm điểm
- GV giới thiệu ô chữ trên màn hình hoặc bảng phụ
2) GV cho HS tiến hành trò chơi
a) Chữ cái hàng thứ nhất gồm 6 chữ cái: đó là một đại lượng dùng để so sánh độ nặng hay nhẹ của chất khí này so với chất khí khác
b) Ô chữ hàng thứ 2 gồm 3 chữ cái: Lượng chất có chứa N (6.1023 ) nguyên tử hay phân tử của một chất
c) Ô chữ thứ 3 gồm 7 chữ cái: Đó là một từ chỉ loại đơn chất có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có tính dẻo và ánh kim
d) Ô chữ hàng thứ 4 gồm 6 chữ cái: Đó là một từ chỉ “ hạt vi mô gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất”
e) Ô chữ hàng thứ 5 gồm 6 chữ cái: Là một từ chỉ “ con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) này với nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) của nguyên tố khác”
f) Ô chữ hàng thứ 6 gồm 7 chữ cái: Đó là từ chỉ “ những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học”
 GV cho HS đoán ô chữ hàng dọc và hoàn thiện ô chữ đầy đủ lên màn hình
HS: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện
HS: Nguyên tử bao gồm hạt nhân mang điện tích dương, và vỏ tạo bởi những electron mang điện tích âm
HS: Hạt nhân được tạo bởi hạt proton và hạt nơtron
- Hạt proton: (p) mang điện tích 1 +
- Hạt nơtron: (n): Không mang điện
- Khối lượng hạt protn bằng khối lượng hạt nơtron (mp = mn)
HS: Lớp vỏ được tạo bởi 1 hoặc nhiều electron
- Electron (e): Mang điện tích - 1
- Trong mỗi nguyên tử: Số p luôn bằng số e
HS: Nguyên tố hoá học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân
HS: Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học
HS: Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên
HS: Hỗn hợp gồm 2 chất trở lên trộn lẫn với nhau
HS: Đó là tỉ khối
HS: Mol
HS: Kim loạ
HS: Phân tử
HS: Hoá trị
HS: Đơn chất
- Ô chữ hàng dọc là: hoá học
Hoạt động 2
ii. rèn luyện một số kĩ năng cơ bản (10 phút)
GV: Đưa đề bài tập 1 lên màn hình:
Bài tập 1:
Lập công thức của các hợp chất gồm:
Kali và nhóm (SO4)
Nhôm và nhóm (NO3)
Sắt III và nhóm (OH)
Bari và nhóm (PO4)
GV: Gọi 1 HS lên làm (hoặc chiếu bài làm của HS tren màn hình) để HS cả lớp nhận xét và sửa sai (nếu có)
GV: Đưa đề bài luyện tập 2 lên màn hình:
Bài tập 2:
Tính hoá trị của nitơ, sắt, lưu huỳnh, phốt pho trong các công thức hoá học sau:
NH3
Fe2(SO4)3
SO3
P2O5
FeCl2
Fe2O3
(Biết nhóm (SO4) hoá trị II, clo hoá trị I )
GV: Chiếu trên màn hình bài làm cảu HS ( Lưu ý chiếu những bài làm còn sai sot để HS cả lớp sửa và rút kinh nghiệm)
GV: Đưa đề bài tập số 3 lên màn hình:
Bài tập 3:
Cân bằng các phương trình phản ứng sau: o
a) Al + Cl2 t -> o AlCl3
b) Fe2O3 + H2 o t -> Fe + H2O
c) P + O2 t -> P2O5
d) Al(OH)3 -> Al2O3 + H2O
GV: Chiếu bài àm của HS lên màn hình, cho HS cả lớp nhận xét và chấm điểm
HS: Làm bài tập vào vở và giấy trong
HS: Làm bài tập 1:
Công thức của các hợp chất cần lập là:
K2SO4
Al(NO3)3
Fe(OH)3
Ba3(PO4)2
HS: Làm bài tập vào vở (và giấy trong)
Bài tập 2:
a) Trong NH3 hoá trị của nitơ là III
b) Trong Fe2(SO4)3 hoá trị của sắt là (III)
c) Trong SO3 hoá trị của lưu huỳnh là (VI)
d) Trong P2O5 hoá trị của phốt pho là (V)
e) Trong FeCl2 hoá trị của sắt là (II)
f) Trong Fe2O3 hoá trị của sắt là (III)
HS: Làm bài tập 3:
 o
a) 2Al + 3Cl2 t o 2AlCl3
b) Fe2O3 + 3H2 to -> 2Fe + 3H2O
c) 4P + 5O2 t -> 2P2O5
d) 2Al(OH)3 -> Al2O3 + 3H2O
Hoạt động 3
luyện tập một số bài tập tính theo công thức
và phương trình hoá học (13 phút)
GV: Cho HS nhắc lại các bước của bài toán tính theo phương trình và chiếu trên màn hình
GV: Đưa đề bài tập số 4 lên màn hình
Bài tập 4:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
a) Tính khối lượng sắt và axit HCl đã phản ứng, biết rằng thể tích khí hiđro thoát ra là 3,36 lít (đktc)
b) Tính khối lượng hợp chất FeCl2 được tạo thành
GV: Gọi HS lên chữa và chấm vở của HS
HS: Làm bài tập vào vở
HS: 
1) Tính số mol của khí hiđrô:
 V 3,36
nH = = = 0,15 (mol)
 2 22,4 22,4
2) Phương trình:
Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
3) Theo phương trình:
nFe = nFeCl = nH = 0,15 (mol)
 2 2
nHCl = 2 x nH = 0,15 x 2 
 2
= 0,3(mol)
Khối lượng của sắt đã phản ứng là:
mFe = n x M = 0,15 x 56
= 8,4 (gam)
Khối lượng axit đã phản ứng là:
mHCl = n x M = 0,3 x (1 + 35,5)
= 10,95 (gam)
Khối lượng của hợp chất FeCl2 được tạo thành là:
mFeCl = n x M = 0,15 x 127 
 2
= 19,05 (gam)
(MFeCl= 56 + 35,5 x 2 = 127 (gam))
 2
Hoạt động 4 ( 2phút)
GV: Dặn dò HS ôn tập để chuẩn bị thi học kì

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa 8.doc