Giáo án Hóa học 8 - Tiết 1 đến tiết 70

Giáo án Hóa học 8 - Tiết 1 đến tiết 70

I . Mục tiêu bài học .

1 . Giúp HS nắm được các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 8 về giải bài tập tính theo công thức hóa học và tính theo PTHH , các bài tập nồng độ dung dịch.

2 Rèn kĩ năng viết PTHH , lập CTHH và thành thạo cách giải toán.

II . Chuẩn bị .

- Giáo viên : bảng phụ ghi bài tập .

- Học sinh : Ôn tập các kiến thức đã học ở lớp 8.

III . Tiến trình bài dạy .

 Hoạt động 1:

1 / Ổn định tổ chức

2/ Bài mới:

 Hoạt động 2: Bài tập

 

doc 140 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Tiết 1 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1
NS: 20/08/09 ÔN TẬP.
ND:.24/08/09
I . Mục tiêu bài học .
1 . Giúp HS nắm được các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 8 về giải bài tập tính theo công thức hóa học và tính theo PTHH , các bài tập nồng độ dung dịch.
2 Rèn kĩ năng viết PTHH , lập CTHH và thành thạo cách giải toán.
II . Chuẩn bị .
Giáo viên : bảng phụ ghi bài tập .
Học sinh : Ôn tập các kiến thức đã học ở lớp 8.
III . Tiến trình bài dạy .
 Hoạt động 1:
1 / Ổn định tổ chức
2/ Bài mới:
 Hoạt động 2: Bài tập
Hđ của giáo viên và học sinh
Nội dung
+GV: Treo bảng phụ ghi bài tập 1 và gọi HS đọc đê :
Cho 6,5 g kẽm tác dụng với dung dịch HCl 
a/ Tính khối lượng HCl cần dùng
b/ Tính Vthu được ở đktc
+HS : thảo luận theo nhóm tìm cách giải bài tập .
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng làmàgọi nhóm khác nhận xét à GV đánh giá kết quả của các nhóm 
+GV: Treo bảng phụ ghi bài tập 2 và gọi HS đọc đê :
Tính nồng độ phần trăm của 450ml nước có hoà tan 50g CuCl2
+HS : thảo luận theo nhóm tìm cách giải bài tập .
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng làmàgọi nhóm khác nhận xét à GV đánh giá kết quả của các nhóm 
+GV: Treo bảng phụ ghi bài tập 4 và gọi HS đọc đê :
Tính nồng độ mol của dung dịch ZnCl2 25% có D = 1,238g/cm3
+HS : thảo luận theo nhóm tìm cách giải bài tập .
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng làmàgọi nhóm khác nhận xét à GV đánh giá kết quả của các nhóm 
+GV: Treo bảng phụ ghi bài tập 4 và gọi HS đọc đê :
Trộn 2l dung dịch đường 0,5M với 3l dung dịch đường 1M.Tính CM của dung dịch sau khi trộn
+HS : thảo luận theo nhóm tìm cách giải bài tập .
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng làmàgọi nhóm khác nhận xét à GV đánh giá kết quả của các nhóm 
Bài tập 1
 Zn + 2HCl ZnCl2+H2
 a / Ta có :
nZn==0,1mol
- theo PTHH ta có:
nHCl = 2nZn = 2.0,1= 0,2 mol
- vậy khối lượng HCl là:
mZn = 0,2 x 65 = 13 g
-b / Theo PTHH ta có:
nH= nZn = 0,1 mol
vậy thể tích của H2 ( ở đkctc) là : 
V H= 0,1 . 22,4 = 2,24 lit
Bài tập 2: 
+Khối lượng dung dịch là :
m = 450 + 50 = 500g
+Nồng độ phần trăm của dung dịch CuCl2
C% = 
Bài tập 3: 
Áp dụng công thức
CM = C% = 25 x 
Bài tập 4: 
+Số mol đường có trong dd1 là:
n1 = 0,5 x 2 = 1mol
+Số mol đường có trong dd2 là:
n2 = 1 x 3 = 3mol
Thể tích của dung dịch sau khi trộn:
V = 2 + 3 = 5l
+ Số mol của dung dịch sau khi trộn:
n = 1 + 3 = 4mol
+Nồng mol của dung dịch sau khi trộn:
CM = 
 Hoạt động 3: Củng cố,đánh giá
Nhắc lại cách giải bài tập hoá học 
 Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
 -Xem trước bài 1:Tính chất hoá học của Ôxit
 - Hs : Đọc lại bài ôxít sgk hóa 8.
 - Nghiên cứu thông tin bài “ Tính chất hóa học của ôxít , phân loại ôxít”
Tuần 1 Tiết 2 Chương I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ 
NS: 20/08/09 
ND:............... Bài 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ÔXÍT 
 KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI ÔXÍT.
I/ Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức.
- Học sinh biết được những tính chất hóa học của ôxít bazơ , ôxít axít và dẫn ra được những PTHH tương ứng với mỗi chất .
- Học sinh hiểu được cơ sở để phân loại ôxít axít và ôxít bazơ dựa vào những tính chất hóa học của chúng.
2/ Kĩ năng.
Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hóa học của ôxít để giải các bài tập định tính và định lượng.
3/ Thái độ.
Xây dựng cho học sinh ý thức ham học và muốn tìm hiểu những kiến thức hóa học 
II/ Chuẩn bị.
Giáo viên.
Hóa chất : CuO, CaO, H2O, CaCO3, Pđỏ, dd HCl, dd Ca(OH)2.
Dụng cụ : ống nghiệm, ống hút, nút cao su, đèn cồn, cốc thủy tinh, kẹp gổ
Học sinh.
Đọc trước bài ở nhà, ôn lại kiến thức về Ôxít trong chương trình lớp 8.
III . Tiến trình bài dạy .
 Hoạt động 1:
1 / Ổn định tổ chức
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài.
GV: ở lớp 8 các em đã được tìm hiểu sơ lược về ôxít và phân loại ôxít. Vậy ôxít có những tính chất gì và phân chia cụ thể như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi đó.
 Hoạt động 2: Tính chất của Ôxit
Hoạt động của Giáo viên – Học sinh.
Nội dung.
1/ Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào ?
a/ Tác dụng với nước:
GV: Gợi ý cho HS nhớ lại phản ứng này đã được làm thí nghiệm ở lớp 8 
GV: Gọi HS lên bảng viết PTHH giữa CaO với nước
GV: Nêu câu hỏi ôxit bazơ tác dụng với nước tạo thành gì ?
GV: Giải thích thêm Vì sao trong phản ứng tôi vôi người ta thu được 1 hỗn hợp Ca(OH)2 và nước dư ở trạng thái nhão,dẻo (Vì theo PTHH nếu dùng 1 mol CaO (56g) tác dụng với 1 mol H2O (18g) sẽ thu được 1 mol bột Ca(OH)2 (74g) ở trạng thái rắn .Trong phản ứng thực tế người ta đã dùng 1 khối lượng H2O lớn hơn nhiều lần so với khối lượng H2O tính theo PTHH
b/ Tác dụng với axít :
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm à GV: làm thí nghiệm cho HS quan sát
GV: Yêu cầu Hs quan sát , nhận xét hiện tượng à báo cáo kết quả
GV: Nêu câu hỏi ôxit bazơ tác dụng với HCl tạo thành gì ?
GV:Gọi HS lên bảng viết PTHH giữa CaO với HCl
GV: Bổ sung thêm một số ôxit bazơ khác như Na2O; Fe2O3 ; ZnO tác dụng với axit cũng có phản ứng tương tự.
c. Tác dụng với ôxít axít.
GV: Giới thiệu bằng thực nghiệm người ta chứng minh được rằng một số ôxit bazơ tác dụng với ôxit axit tạo thành muối
GV: Hướng dẫn HS viết PTHH giữa Na2O tác dụng với CO2
2. Ôxít có những tính chất hoá học nào?
a. Tác dụng với nước.
GV: Gợi ý cho HS nhớ lại phản ứng này đã được làm thí nghiệm ở lớp 8 
GV: Gọi HS lên bảng viết PTHH giữa P2O5 với nước
GV: cho HS biết các gốc axit tương ứng với các ôxit axit thường gặp
Ôxit axit
Gốc axit
SO2
SO3
CO2
P2O5
SO3
SO4
CO3
PO4
b. Tác dụng với bazơ.
GV: Giới thiệu bằng thực nghiệm người ta chứng minh được rằng CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo thành muối không tan và nước
GV: Gọi HS lên bảng viết PTHH giữa CO2 với Ca(OH)2 
c. Tác dụng với ôxít bazơ
GV: Từ tính chất của Ôxits bazơ ở trên em hãy cho biết ôxit axit tác dụng với ôxit bazơ tạo thành gì ?Viết PTHH ?
Hoạt động 3. Tìm hiểu về việc phân loại ôxít
Gv: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa.
(?) Ôxít được phân loại như thế nào? Dựa trên cơ sở nào?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét và chốt kiến thức.
1/ Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào ?
a/ Tác dụng với nước:
Một số ôxít bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ ( Kiềm)
PTHH : CaO + H2O Ca(OH)2
b. Tác dụng với axít .
Ôxít bazơ tác dụng với axít tạo thành muối và nước.
PTHH: CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
c. Tác dụng với ôxít axít.
Một số ôxít bazơ tác dụng với ôxít axít tạo thành muối.
PTHH: CaO + CO2CaCO3
2. Ôxít có những tính chất hoá học nào?
a. Tác dụng với nước.
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
Nhiều ôxít axít tác dụng với nước tạo thành dung dịch axít.
b. Tác dụng với bazơ.
Ôxít axít tác dụng với dd bazơ tao thành muối và nước.
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
c. Tác dụng với ôxít bazơ
Một số ôxít axít tác dụng ôxít bazơ tạo thành muối.
II. Khái quát về sự phân loại ôxít.
Dựa vào tính chất hoá học ôxít được chia làm bốn loại:
Ôxít bazơ 
Ôxít axít
Ôxít trung tính
Ôxít lưỡng tính
 Hoạt động 3. Tìm hiểu về việc phân loại ôxít
Gv: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa.
(?) Ôxít được phân loại như thế nào? Dựa trên cơ sở nào?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét và chốt kiến thức.
GV: Bổ sung thêm gọi là ôxit trung tính vì chúng không có tính chất hoá học của ôxit axit không có tính chất hoá học của ôxít bazơ 
Dựa vào tính chất hoá học ôxít được chia làm bốn loại:
Ôxít bazơ 
Ôxít axít
Ôxít trung tính
 - Ôxít lưỡng tính
 Hoạt động 4: Củng cố,đánh giá
Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài 
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập 1 SGK trang 6
 Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
 -Xem trước bài 2 SGK trang 7.
Tuần 2- Tiết 3
Ngày soạn : 30/08/09 MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
Ngày giảng:.................	 A. CANXI OXIT
 I/ Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức.
HS hiểu được những tính chất hoá học của canxi oxit (CaO).
Biết được các ứng dụng của canxi oxit.
Biết được các phương pháp điều chế CaO trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
.
2/ Kĩ năng.
 Rèn kĩ năng viết các phản ứng của CaO và khả năng làm các bài tập háo học
3/ Thái độ.
Xây dựng cho học sinh ý thức ham học và muốn tìm hiểu những kiến thức hóa học 
II/ Chuẩn bị.
Giáo viên.
Hóa chất dd HCl, dd Ca(OH)2,CaCO3 ,nước cất
Dụng cụ : ống nghiệm, ống hút, cốc thủy tinh, đũa thuỷ tinh
Học sinh : .Xem lại tính chất hoá học của Ôxít bazơ.
III . Tiến trình bài dạy .
 Hoạt động 1:
1 / Ổn định tổ chức
2/Kiểm tra bài cũ:
+Nêu các t/c hoá học của oxit bazơ, viết các PTPƯ minh hoạ ?
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài: Vôi được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá học ngoài ra còn có nhiều ứng dụng trong thực tế.Vậy tính chất ,ứng dụng và cách sản xuất như thế nào bài này các em tìm hiểu.
GV: Giới thiệu CTHH và tên thông thường của CaO
 Hoạt động 2: Canxi ôxit có những tính chất nào.
Hđ của giáo viên và học sinh
Nội dung
1/ Tính chất vật lí:
GV: Cho HS quan sát mẫu vôi sống
GV: Yêu cầu HS nhận xét về trạng thái màu sắc à GV: chốt lại kiến thức
2/ Tính chất hoá học:
GV: CaO có tính chất hoá học của ôxit bazơ chúng ta sẽ thực một số thí nghiệm để chứng minh
a/ Tác dụng với nước:
GV: Biểu diễn thí nghiệm
Nhỏ vài giọt nước vào ống nghiệm có chứa một mẫu nhỏ CaO ,dùng đũa thuỷ tinh trộn đều
GV: Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng 
GV: Phản ứng giữa CaO với nước được gọi là phản ứng tôi vôi
GV: Nêu câu hỏi . CaO tác dụng với nước tạo thành gì ?
GV: CaO có tính hút ẩm mạnh được dùng làkhô nhiều chất. 
b) Tác dụng với axit
GV: Biểu diễn thí nghiệm
Nhỏ dịch HCl vào ống nghiệm có chứa một mẫu nhỏ CaO.
GV: Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng ; Viết PTHH 
GV: Nêu câu hỏi . CaO tác dụng với axit tạo thành gì ?
GV: Nhờ tính chất này CaO được dùng để khử đất trồng trọt , xử lí nước thải...
c) Tác dụng với oxit axit
GV: Thuyết trình: Để CaO trong không khí ở nhiệt độ thường CaO hấp thụ CO2 tạo canxicacbonat
GV: Yêu cầu HS viết PTHH
1/ Tính chất vật lí:
Canxi ôxit là chất rắn ,màu trắng ,nóng chảy 25850C
2/ Tính chất hoá học:
a/ Tác dụng với nước:
*CaO tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ
*PTHH : CaO + H2O à Ca(OH)2
*CaO ít tan trong nước , phần tan tạo thành dung dịch bazơ.
b) Tác dụng với axit
CaO tác dụng với axit tạo thành muối và nước
PTHH : CaO + 2HCl à CaCl2 + H2O
c) Tác dụng với oxit axit:
+CaO tác dụng với ôxit axit tạo thành muối cacbonat
+CaO là ôxit bazơ
 Hoạt động 3: Caxi ôxit có những ứng dụng gì?
GV: Yêu cầu HS liên hệ với việc sử dụng CaO trong gia đình và trong sản xuất.
GV: Khử chua đối với đất tròng trọt bằng CaO như thế nào? Tại sao người ta thường rắ vôi bột vào những nơi chôn xác động vật?
GV: Nêu câu hỏi nêu ứng dụng của CaO
CaO dùng trong công nghiệp luyện kim , làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá học, khử chua đất trồng ,sát trùng, diệt nấm ,khử độc môi trường , xử lí nước thải công nghiệp.
 Hoạt động 4: Sản xuất CaO như thế nào?
1/ Nguyên liệu:
GV: Nêu câu hỏi
+Trong thực tế người ta sản xuât CaO từ nguyên liệu nào? Chất đốt để để sử dụng ?
2/ Các phản ứng hoá học xảy ra:
GV: Cho HS quan sát H1.4 và ... hân loại tơ trong SGK . Trả lời câu hỏi: Tơ được phân loại như thế nào?
- GV lưu ý: Khi sử dụng các vật dụng bằng tơ ko nên dùng nước nóng, tránh phơi nắng, là ủi ở nhiệt độ cao
- GV hỏi cao su là gì?
III. ứng dụng của polime: 
1) Chất dẻo:
a) Chất dẻo là loại vật liệu có tính dẻo được chế tạo từ polime
b) Thành phần của chất dẻo: 
- Thành phần chính: Polime
- Thành phần phụ: Chất dẻo hoá, chất độn, chất phụ gia
c) ưu điểm của chất dẻo: Nhẹ bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công.
2) Tơ: 
a) Tơ là những polime có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo thành sợi dài
b) Phân loại: 
Tơ tự nhiên
Tơ hoá học: tơ nhân tạo, tơ tổng hợp
3) Cao su là gì?
a) Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.
- GV đặt vấn đề về tính phổ biến của các vật dụng bằng cao su
- GV phân tích thêm về khái niệm cao su
- GV thông báo về sự phân loại cao su
- GV mô tả , cho HS so sánh để thấy được cuộc sống của phu cao su thời Pháp thuộc với công nhân cao su ngày nay => Thay đổi lớn.
GV hướng dẫn HS liên hệ về các vật dụng được chế tạo từ cao su để nêu được những ưu điểm của cao su
b) Phân loại cao su: 
Gồm cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
c) Đặc điểm của cao su: 
 Cao su có nhiều ưu điểm: Đàn hồi, không them nước, không them khí, chịu mài mòn, cách điện.
=> Cao su có rất nhiều ứng dụng
V. Bài tập: 
So sánh chất dẻo, tơ và cao su về thành phần, ưu điểm.Có thể lập bảng so sánh
Bài tập 5 SGK tr.194
D. Rút kinh nghiệm: 
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 67: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA GLUXIT
Ngày giảng: 9/5/2007
A. Mục tiêu:
Củng cố các kiến thức về phản ứng đặc trưng của glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm, rèn luyện ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hoạ học.
B. Chuẩn bị: 
ống nghiệm. 
Giá đựng ống nghiệm.
Đèn cồn.
Dung dịch glucozơ, NaOH, AgNO3,NH3
C. Các hoạt động học tập:
 I. ổn định lớp: 
Kiểm tra:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Gv: Hướng dẫn Hs làm thí nghiệm:
Cho vài giọt dung dịch AgNO3 vào dung dịch NH3 , lắc nhẹ.
Cho tiếp 1ml dung dịch glucozơ vào, rồi đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn (hoặc đặt vào nước nóng).
Hs:
Làm thí nghiệm theo nhóm.
Quan sát và ghi chép.
Gv: Gọi một vài Hs nêu hiện tượng nhận xét và viết phương trình phản ứng.
 Gv: Đặt vấn đề:
 Có 3 dung dịch: glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột (loãng) đựng trong 3 lọ bị mất nhãn. Em hãy nêu cách phân biệt 3 lọ dung dịch trên.
Gv: Gọi Hs trình bày cách làm.
Hs: Trình bày cách làm:
Hs: Tiến hành phân biệt 3 lọ hoá chất và ghi lại kết quả vào tường trình.
Gv: hướng dẫn Hs làm tường trình theo mẫu.
Yêu cầu Hs làm tường trình theo mẫu.
I. Tiến hành thí nghiệm: 
1. Thí nghiệm 1:
 Tác dụng của glucozơvới bạc nitơrat trong dung dịch ammoniac.
Hs: Nêu hiện tượng:
- Có Ag tạo thành:
Phương trình: 
C6H12O6+Ag2O __NH3_____> C6H12O7 + 2Ag
 2. Thí nghiệm 2: phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
- Nhỏ 1à 2 giọt dung dịnh iot vào3 dung dich trong 3 ống nghiệm:
+ Nếu thấy xuất hiện màu xanh: là hồ tinh bột.
- Nhỏ 1à 2 giọt dung dịnhAgNO3 trong NH3 vào 2 dung dịch còn lại, đun nóng nhẹ:
+ Nếu thấy xuất hiện Ag kết tủa bám vào thành thí nghiệm, là dung dịch glucozơ.
+ Còn lại là dung dịch saccarozơ
 II. Viết tường trình 
Hs: Làm tường trình (cá nhân)
IV. Cho HS dọn dẹp, rửa dụng cụ thực hành
D. Rút kinh nghiệm:
- - ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 68: ÔN TẬP CUỐI NĂM
Ngày giảng: 7/5/2007
A. Mục tiêu: 
HS lập được mối quan hệ giữa các chất vô cơ: Kimloại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối được biểu diễn bằng sơ đồ trong bài học.
Biết thiết lập mối quan hệ giữa các chất vô cơ dựa trên tính chất và các phương pháp điều chế chúng; Biết chọn chất cụ thể để chứng minh cho mối quan hệ được thiết lập; Vận dụng t/c của chất vô cơ đã học để viết được các pthh biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.
B. Hoạt động dạy học: 
 I. ổn định lớp:
 II. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV gọi HS lần lượt hệ thống lại các nội dung đã học (Phần vô cơ):
 - Phân loại các hợp chất vô cơ
 - Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ
 - Mối liên hệ giữa các chất vô cơ: Yêu cầu các nhóm HS thảo luận để viết ptpư cho sơ đồ
- GV giới thiệu sơ đồ bằng bảng phụ (Mẫu tr167 SGK)
- HS lần lượt phát biểu ý kiến để hệ thống hoá lại nội dung kiến thức cơ bản đã học 
Bài 1: Trình bày phương pháp để phân biệt các chất rắn sau: CaCO3, Na2CO3, Na2SO4
HS làm bài tập vào vở. 1 HS lên bảng
Gọi HS nhận xét
I. Kiến thức cần nhớ: 20p
II. Bài tập: 24p
Bài tập 1: 
- Đánh số thứ tự các lọ hoá chất và lấy mẫu thử.
Cho nước vào các ống nghiệm và lắc đều.
+ Nếu thấy chất rắn ko tan, mẫu thử là CaCO3
+ Nếu thấy chất rắn tạo thành dd là: Na2CO3, Na2SO4
- Nhỏ dd HCl vào 2 muối còn lại.
 + Nếu thấy sủi bọt là Na2CO3 
 Na2CO3 + 2HCl -> 2NaCl + H2O + CO2
 + Còn lại là Na2SO4
Bài 2: Lập các sơ đồ chuyển hoá và viết ptpư
HS có thể lập thành những dãy biến hoá khác nhau
GV cho HS nhận xét các phương án lập
Bài 3: Cho 2,11 gam hỗn hợp A gồm Zn, ZnO vào dd CuSO4 dư.
Sau khi p/ư kết thúc, lọc lấy phần rắn ko tan, rửa sạch rồi cho t/d với dd HCl dư thì còn lại 1,28 gam chất rắn ko tan màu đỏ.
a) Viết ptpư
b) Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A
HS làm bài tập vào vở, một HS lên bảng làm
Gọi Hs nhận xét, GV sửa sai
Bài tập 2: 
Dãy 1:
FeCl3 à Fe(OH)3 à Fe2O3 à Fe à FeCl2
Phương trình:
FeCl3 + 3KOH à Fe(OH)3 + 3KCl
Fe(OH)3 to Fe2O3 + H2O
Fe2O3 + 3CO to 2Fe + 3CO2
Fe + 2HCl à FeCl2 + H2
Bài tập 3: 
a) Phương trình:
 Zn + CuSO4 à ZnSO4 + Cu
b) Vì CuSO4 dư nên Zn P/ư hết.
 ZnO + 2HCl à ZnCl2 + H2O
mCu= 1,28 g à nCu = 1,28 : 64 = 0,02 mol
Theo ptpư 1:
nZn = nCu = 0,02 mol
-> mZn = 0,02 . 65 = 1,3 gam
mZnO = 2,11 – 1,3 = 0,81 gam
IV. Dặn dò: 
Bài 1,3,4,5 ( SGK)
D. Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 69: ÔN TẬP CUỐI NĂM
Ngày giảng: 10/5/2007
A. Mục tiêu: 
Củng cố lại những kiến thức đã học về các chất hữu cơ
Hình thành mối liên hệ cơ bản giữa các chất
Củng cố các kĩ năng giải bài tập, các kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế
B. Hoạt động học tập: 
I. ổn định lớp :
II. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về các nội dung:
 + Công thức cấu tạo của metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic.
 + Đặc điểm cấu tạo của các hợp chất trên
 + ứng dụng
Các nhóm báo cáo kết quả, thống nhất ý kiến
Bài 1: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt:
a) Các chất khí: CH4, C2H4, CO2.
b) Các chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, C6H6
- HS làm bài vào vở, một HS lên bảng làm
- HS khác nhận xét sửa sai
I. Kiến thức cần nhớ: 10p
II. Bài tập:
Bài tập 1:
a) Lần lượt dẫn các khí vào d/d nước vôi trong 
 + Nếu thấy dd nước vôi trong vẩn đục là khí CO2:
Ca(OH)2 + CO2 à CaCO3 + H2O
 + Nếu ko thấy hiện tượng gì là CH4, C2H4
- Dẫn 2 khí còn lại vào dd brom, 
 + dd nước brom mất màu là do C2H4
C2H4 + Br2 à C2H4Br2
 + dd nước brom ko mất màu thì khí dẫn vào là CH4
b) Đánh số thứ tự các lọ hoá chất và lấy mẫu thử.
- Lần lượt cho các chất t/d với Na2CO3
 + Nếu thấy sủi bọt là CH3COOH
2CH3COOH + Na2CO3 à 2CH3COONa + 
	H2O + CO2
	- Cho 2 chất còn lại t/d vơí Na
 + Nếu có sủi bọt là C2H5OH
 2 C2H5OH + Na à 2 C2H5ONa + H2
+ Nếu ko có hiện tượng gì là C6H6
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđro cacbon A rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dd nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm, thấy khối lượng bình 1 tăng 5,4 gam; ở bình 2 có 30 gam kết tủa
a) Xác định công thức phân tử của A, biết tỉ khối của A so với hiđro bằng 21
b) Tính m?
HS làm bài tập vào vở
Gọi HS nhận xét sửa sai; HS có thể làm bằng nhiều phương pháp khác nhau
Bài tập 2: 
CxHy + (x+y/4)O2à xCO2 + y/2 H2O (1)
CO2 + Ca(OH)2 à CaCO3 + H2O (2)
- Khối lượng bình 1 tăng là do hơi nước bị giữ lại
-> nH2O = 5,4 gam : 18 = 0,3 mol (1)
- ở bình 2 có CaCO3 kết tủa
 nCaCO3 = 30 : 100 = 0,3 mol
Theo pt (2) 
 nCO2 = nCaCO3 = 0,3 mol
 mà nCO2 ở (2) = nCO2 ở (1)
Ta có:
MA = dA/H2 . 2 = 21 . 2 = 42 gam
- Gọi số mol CxHy đã đốt là a
Theo pt (1) 
 nCO2 = ax à ax = 0,3 
 nH2O = 0,3 à ay = 0,6 
mặt khác:
ax:ay = 0,3 : 0,6 à y = 2x
12x + y = 42
12x + 2x = 42 -> x = 3
 y = 6
Vậy công thức phân tử của A là C3H6
b) Vì ax = 0,3 ; x = 3
à a = 0,1 
à mC3H6 = 0,1 . 42 = 4,2 gam
IV. Bài tập: 1,2,3,4,5,6,7 SGK tr168
D. Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 70: KIỂM TRA HỌC KÌ II (Sở GD-ĐT Quảng Ninh)
Ngày giảng:14/5/2007
A/ Phần trắc nghiệm: (4đ) 
Câu I : Chọn phương án đúng, viết và cân bằng phương trình p/ư (nếu có)
1. Trong phòng thí nghiệm để điều chế khí A người ta cho mangan đioxit rắn t/d với HCl đặc khi đun nóng, sau đó dẫn khí qua 2 bình lọc khí, bình 1 chứa NaCl và bình 2 chứa H2SO4 đặc. Số pthh của p/ư trong thí nghiệm trên:
 a/ 1 ; b/ 2 ; c/ 3 ; d/ 4 
2. Cho khí clo t/d với kim loại Fe, với H2 , với nước ( Trong điều kiện thích hợp) . Có bao nhiêu p/ư hoá học xảy ra?
 a/1 ; b/ 2 ; c/ 3 ; d/4.
Câu II. Chọn phương án đúng.
1. Natri có thể p/ư với nhóm d/d chất nào trong ccs nhóm chất dưới đây?
a/ Rượu etylic,axit axetic, este etyl axetat.
b/ Rượu etylic,axit axetic
c/ Axit axetic, este etyl axetat
2. Dung dịch brom có khả năng p/ư với những nhóm chất nào trong nhóm các chất khí sau:
a/ Axetilen, metan, etilen.
b/ Metan, etilen.
c/ Axetilen, metan
d/ Etilen , axetilen
B/ Phần tự luận: (6đ) 
Câu III. Viết ptpư thực hiện dãy chuyển hoá sau:
C2H2 to, xt C2H4 to, xt C2H6 +Cl2, askt C2H5Cl
Câu IV. 
Đốt cháy hoàn toàn một hiđro cacbon A thu được CO2 và H2O . Biết tỉ khối hơi của khí A so với H2 là 13.
1. Xác định công thức phân tử của A?
2. Cho 2,24 lit khí A (đktc) P/ư với dd brom dư, tính khối lượng sản phẩm tạo thành?
 ( Biết NTK: C = 12; H = 1; Br = 80)
 HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
A/ Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu I
Câu II
B/ Phần tự luận (6 điểm)
Câu III
Câu IV
1. Chọn : a/
 Viết và cân bằng phản ứng hoá học:
 MnO2 + HCl to
2. Chọn: c/
 Viết và cân bằng phản ứng hoá học:
 Cl2 với Fe cho ta muối Fe (III)
 Cl2 với H2 (as)
 Cl2 với H2O ( )
1. Chọn: b/
2. Chọn : d/
Viết và cân bằng đúng mỗi pt pư hh được 0,75 điểm
1.Tìm CTPT
Tính: M = 26 đvc
à C2H2
2. 
Viết phương trình phản ứng
msp = 34,8 gam
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2,25
0,75
1,0
0,5
1,5
Chú ý
- Cần ghi đầy đủ trạng thái các chất trong ptpư
- Nếu cân bằng sai hoặc thiếu điều kiện p/ư trừ 1/2 số điểm của ptpư đó
- Điểm toàn bài là tổng điểm của tong phần

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan hoa 9 toan tap (09-10).doc