Tiết 19: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (TT)
I/-MỤC TIÊU:
1/-Biết được điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra.
2/-Biết các dấu hiệu để nhận ra một phản ứng hoá học có xảy ra hay hông.
3/-Củng cố cách viết phương trình bằng chữ, kỹ năng phân biệt hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học.
II/-PHƯƠNG PHÁP:
Thí nghiệm, thảo luận nhóm, trực quan.
III/-CHUẨN BỊ:
Hoá chất: Zn; Al; HCl; P đỏ; Na2SO4; BaCl2; CaSO4.
Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, muối sắt.
Ngày dạy: TUẦN 10 Tiết 19: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (TT) I/-MỤC TIÊU: 1/-Biết được điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra. 2/-Biết các dấu hiệu để nhận ra một phản ứng hoá học có xảy ra hay hông. 3/-Củng cố cách viết phương trình bằng chữ, kỹ năng phân biệt hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học. II/-PHƯƠNG PHÁP: Thí nghiệm, thảo luận nhóm, trực quan. III/-CHUẨN BỊ: Hoá chất: Zn; Al; HCl; P đỏ; Na2SO4; BaCl2; CaSO4. Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, muối sắt. IV/-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/-Ổn định: Kiểm diện, 2/-KTBC: -Nêu định nghĩa phản ứng hoá học? Aùp dụng viết phương trình chữ của phản ứng hoá học sau: a)Than cháy sinh ra khí cacbon dioxit. b)Hiđrô tác dụng với oxi tạo ra nước. -Gọi học sinh làm bài tập 4/SGK -Gọi học sinh nhận xét. -Giáo viên nhận xét-ghi điểm. * Hoạt động 1: -Nhóm học sinh làm thí nghiệm: Cho Zn tác dụng với dd HCl. Học sinh quan sát-hiện tượng-nhận xét. Giáo viên: Muốn phản ứng hoá học xảy ra nhất thiết phải có điều kiện gì? (bọt khí, viên kẻm nhỏ dẫn) Giáo viên đặt vấn đề: Nếu P, S than để trong không khí có tự bốc cháy không? Giáo viên hướng dẫn nhóm đốt P đỏ. Hs quan sát, nhận xét, kết luận Giáo viên: giới thiệu chất xúc tác là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn nhưng không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc. Vậy khi nào thì phản ứng hoá học xảy ra? (3 điều kiện) * Hoạt động 2: Hướng dẫn: Nhóm học sinh làm thí nghiệm. 1/-Cho một giọt BaCl2 vào dd Na2SO4 2/-Cho đinh sắt vào dung dịch CaSO4. Học sinh quan sát-nhận xét: Giáo viên: qua các thí nghiệm vừa thực hiện em hãy cho biết. Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra? -Dựa vào dấu hiệu hoá học nào để biết có chất mới xuất hiện. Giáo viên: Ngoài sự toả nhiệt, sự phát sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hoá học xảy ra. VD: ga cháy, nến cháy 4/-Củng cố và luyện tập: Học sinh học ghi nhớ. Làm bài tập theo nhóm. Cl Cl H H H Mg Mg Cl Cl H a)Viết phương trình bằng chử của phản ứng trên. b)Ghi chất phản ứng, sản phẩm, cách đọc phản ứng trên. 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học bài.Làm bài thực hành. Học sinh nêu định nghĩa. a)Than +oxi à cacbonđioxit. b)Hiđrô +oxi à nước. Trước khi cháy chất parafin ở thể rắn còn khi cháy ở thể hơi các phân tử. parafin phản ứng với các phân tử khí oxi. III/-Khi nào phản ứng hoá học xảy ra: 1/-Chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc nhau. 2/-Một số phản ứng cần có nhiệt độ của chất xúc tác. IV/-Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra. -Dựa vào dấu hiệu: +Có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng. +Màu sắc, tính tan, trạng thái (tạo ra chất rắn, chất khí) V/-RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: