Giáo án Hóa học 8 - Tiết 22: Phương trình hoá học

Giáo án Hóa học 8 - Tiết 22: Phương trình hoá học

I/-MỤC TIÊU:

1/-Học sinh biết được: Phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hoá học gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp.

Biết cách lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm.

2/-Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết công thức hoá học.

3/-Giáo dục: lòng tin vào khoa học.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Tiết 22: Phương trình hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
 TUẦN 11:
Tiết 22: PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
I/-MỤC TIÊU: 
1/-Học sinh biết được: Phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hoá học gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp. 
Biết cách lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm. 
2/-Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết công thức hoá học. 
3/-Giáo dục: lòng tin vào khoa học. 
II/-PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề , đàm thoại , vấn đáp , trực quan . 
III/-CHUẨN BỊ: 
Tranh vẽ: H 2.5/48.
Bảng phụ ghi nội dung các bài luyện tập. 
IV/-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
* Hoạt động 1:
 1/-Ổn định: 
 2/-KTBC: 
Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng và viết biểu thức của định luật. 
-2 học sinh làm bài tập 2,3/54. 
Gọi học sinh nhận xét: 
Giáo viên nhận xét-ghi điểm. 
3/-Bài mới:
* Hoạt động 2: 
Dựa vào bài tập 3 yêu cầu học sinh viết CTHH của các chất có trong phương trình chữ. 
Giáo viên: theo định luật BTKL số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi. 
Giáo viên: em hãy cho biết số nguyên tử oxi ở 2 vế của phương trình.
Học sinh: vế trái: Có 2 nguyên tử oxi. 
Vế phải: 1 nguyên tử oxi. 
=>Vậy ta đặt hệ số 2 trước MgO để bên phải cũng có 2 nguyên tử oxi. 
Vậy bây giờ số nguyên tử magiê ở mỗi bên của phương trình là bao nhiêu? 
-Muốn vế trái có 2 nguyên tử Mg ta đặt hệ số 2 trước Mg. Lúc này số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế bằng nhau, vậy PTHH đã lập đúng. 
Lưu ý học sinh: chỉ số khác với hệ số. 
* Hoạt động 3: 
Dựa vào bài tập trên cho học sinh thảo luận các bước lập PTHH và làm bài tập áp dụng: 
Phot pho cháy trong oxi, tạo ra điphotpho penta oxit.
Hãy lập PTHH của phản ứng. 
Hướng dẫn: 
Gọi học sinh đọc CTHH của chất phản ứng và sản phẩm. 
-Giáo viên viết bảng. 
Nhóm dựa vào 4 bước để cân bằng PTHH trên. 
GV gọi học sinh nêu cách cân bằng:
-Thêm hệ số 2 trước P2O5
-Thêm hệ số 5 trước oxi
-Thêm hệ số 4 trước p
Gọi nhóm báo cáo. 
Gọi học sinh nhóm khác nhận xét 
-Giáo viên nhận xét. 
4/-Củng cố và luyện tập: 
 -Học sinh đọc ghi nhớ. 
-Cho sơ đồ các phản ứng hóa học sau: 
a)Fe + Cl2 FeCl3
b)SO2 + O2 SO3 
c)Na2SO4 + BaCl2à NaCl + BaSO4 
d)Al2O3+H2SO4àAl2 (SO4)3 + H2O. 
-Chọn chất có CTHH phù hợp điền vào chỗ? 
a) Al + Cl2 à ? 
b) Al + ? à Al2O3 
c) Al (OH)3 à ? + H2O 
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
 làm bài tập 2,3,4,5,7. 
BT2: Phương trình chữ: 
bari clorua + natri sunfat à natri clorua + bari sunfat. 
Theo định luật BTKL: 
m + m = 
 bari clorua natri sunfat
m + m
 natri clorua bari sunfat
BT3: Phương trình chữ: 
Magiê + oxi à Magiê oxit
Theo định luật BTKL
m + m = m 
 magiê oxi magiê oxit 
 => m = m - m
 oxi magiê oxit magiê 
 = 15 - 9 = 6 (gam)
I/-Lập phương trình hoá học: 
Mg + O2 à MgO 
Mg + O2 à 2MgO 
2Mg + O2à 2MgO
II/ -Các bước lập phương trình hoá học: 
Viết sơ đồ của phản ứng ,gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và các chất sản phẩm 
Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố :Tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức
Viết phương trình hoá học 
 P + O2P2O5
 P + O2 2P2O5
 P + 5O2 2P2O5
 4 P + 5O2 2P2O5
a) 2Fe +3Cl2 2FeCl3 
b) 2SO2 + O2 2SO3
c)Na2SO4 +BaCl2 à BaSO4+2NaCl
d)Al2O3 +3H2SO4àAl2(SO4)3+3H2O
 a)2Al+3Cl2 à 2AlCl3 
 b)4Al+3 O2 à 2Al2O3
 c)2Al(OH)3 à Al2O3 +3 H2O
V/- RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET22.doc