Giáo án Hóa học 8 - Tiết 40: Oxit

Giáo án Hóa học 8 - Tiết 40: Oxit

I/-Mục tiêu:

Học sinh nắm được khái niệm oxit, sự phân loại oxit và cách gọi tên oxit.

2/-Rèn kỹ năng lập các công thức hoá học của oxít.

3/-Thái độ: Yêu thích môn học.

II/-PHƯƠNG PHÁP:

Nêu vấn đề, thảo luận nhóm

III/-CHUẨN BỊ:

Giáo án-SGK.

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Tiết 40: Oxit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
TUẦN 20:
Tiết 40: OXIT
I/-Mục tiêu:
Học sinh nắm được khái niệm oxit, sự phân loại oxit và cách gọi tên oxit.
2/-Rèn kỹ năng lập các công thức hoá học của oxít. 
3/-Thái độ: Yêu thích môn học. 
II/-PHƯƠNG PHÁP: 
Nêu vấn đề, thảo luận nhóm
III/-CHUẨN BỊ: 
Giáo án-SGK. 
IV/-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1/-Ổn định: Kiểm diện. 
2/-KTBC:
a) Nêu ứng dụng của oxi. 
b) Thế nào là sự oxi hoá, ví dụ 
c) Giải thích: 
+Càng lên cao thì tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí càng giảm. 
+Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mảnh liệt hơn trong không khí. 
+Vì sao bệnh nhân khó thở, thợ lặn làm việc lâu dưới nước đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt. 
3/-Bài mới: 
*Hoạt động 1: 
Tổ chức tình huống: chúng ta đã học về tính chất hoá học của oxi, khi viết PTHH của phản ứng. Sản phẩm tạo thành là hợp chất của oxi được gọi là oxit. Vậy oxit là gì? Có mấy loại? CTHH của oxit gồm những thành phần gì? Cách gọi tên như thế nào đó là nội dung của bài học hôm nay. 
Giáo viên sử dụng bài tập ở kiểm tra bài cũ cho học sinh nhận xét thành phần của sản phẩ: Số nguyên tố, đặc điểm giống nhau. 
Các sản phẩm này đều là oxit, em nào nêu định nghĩa oxit.
Giáo viên cho học sinh làm bài tập: Trong các hợp chất sau hợp chất nào thuộc loại oxit: K2O, CuSO4. H2S, Mg(OH)2, SO3, Fe2O3. 
Chấtnào không phải là chấtoxit vì sao. 
*Hoạt động 2: 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại qui tắc hoá trị áp dung đối với hợp chất hai nguyên tố. 
Nhắc lại thành phần của oxit.Từ đó họcsinh nêu công thức chung của oxit. 
*Hoạt động 3: 
Giáo viên: Dựa vào thành phần có thể chia oit thành hai loại chính .
Giáo viên: Em hãy cho biết ký hiệu hoá học của một số phi kim thường gặp? Viết 3 ví dụ về oxit axit. 
Giáo viên: Giới thiệu về oxit bazơ. 
Học sinh: Kể tên 3 kim loại, viết 3 ví dụ về oxit bazơ. 
Giáo viên: Nêu nguyên tắc gọi tên oxit yêu cầu học sinh goi tên các oxit ở phần III. 
4/-Củng cố và luyện tập: 
 1 học sinh đọc ghi nhớ SGK. 
1 học sinh làm bài tập 1/91.
1 học sinh làm bài tập 4/ 91. 
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
 Làm bài tập 2,3,5/91.
-Nêu 2 ứng dụng: 
-Sự tác dụng của oxit với một chất là sự oxi hoá. 
VD: Oxi tác dụng với lưu huỳnh với sắt 
S (n) + O2 (K) -> SO2 (K)
3Fe (r) + 2O2 (k) -> Fe3O4 (r). 
+Vì khí oxi nặng hơn không khí. 
+Vì ở trong bình chứa khí oxi về nmặt tiếp xúc của chất đáy với oxi lớn hơn. Nhiều lần trong không khí. 
I/-Định nghĩa oxit: 
Oxit là một hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. 
VD: K2O, SO2, Al2O3, P2O5. 
II/-Công thức oxit: 
Công thức chung của oxit. 
MxOy 
Trong đó: M là KHHH của nguyên tố khác công thức Mn x OIIy theo đúng qui tắc hoá tri x.n = y.II. 
III/- phân loại: 
1/-Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
VD: CO2. SO2, P2O5. ..
2/-Oxit bazơ thường là oxit kim loại và tương ứng với 1 bazơ: 
VD :CaO,MgO,Fe2O3
IV/-Cách gọi tên: 
Tên oxit: tên nguyên tố + oxit.
1/-Nếu kim loại có nhiều loại hoá trị. 
Tên oxit bazơ tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit. 
VD: Fe2O3: Sắt (III) oxit. 
FeO sắt (II) oxit. 
2/-Nếu phi kim co nhiều loại hoá trị tên oxit tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxit). 
VD: SO2: Lưu huỳnh đioxit. 
SO3 Lưu huỳnh trioxit. 
P2O5: điphotpho penta oxit. 
V/- RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET40.doc