Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết thé 46 đến tiết 50

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết thé 46 đến tiết 50

TẬP LÀM VĂN

Nghị luận

trong văn bản tự sự

I. Mục tiêu cần đạt :

- Ôn tập và củng cố những kiến thức về văn bản tự sự .

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .

II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

1. ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới :

Hoạt động 1 : So sánh để tìm hiểu khái niệm nghị luận

 

doc 28 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết thé 46 đến tiết 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :  /  /  Ngày dạy :  /  / 
Bài 10 , 11 
Tiết 50
Tập làm văn
Nghị luận 
trong văn bản tự sự
I. Mục tiêu cần đạt :
- Ôn tập và củng cố những kiến thức về văn bản tự sự .
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : So sánh để tìm hiểu khái niệm nghị luận
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Nội dung cần đạt
G. Hướng dẫn học sinh so sánh sự khác nhau giữa văn nghị luận và các thể văn thông dụng khác .
I. Khái niệm nghị luận :
Miêu tả , tự sự , biểu cảm , thuyết minh
Nghị luận
- Dùng hình ảnh , cảm xúc để tái hiện hiện thực .
- Các phương thức trên là cơ sở cho tư duy hình tượng (tư duy nghệ thuật , hư cấu).
- Dùng lí lẽ lô-gic để phán đoán nhằm làm sáng tỏ ý kiến , một quan điểm , tư tưởng nào đó .
- Cơ sở tư duy lí luận ( tư duy khoa học lô-gic ) .
- Nghị luận văn nghị luận : hệ thống luận điểm , luận cứ chặt chẽ .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
H. Đọc đoạn trích (a) và (b) trong SGK / tr 137 .
II. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự :
1. Ví dụ / sgk 137 :
H. Lời kể chuyện trong đoạn trích Lao Hạc là lời của ai ? Người ấy đang phục ai điều gì?
a) Đoạn văn thể hiện những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao . Về bản chất , đây là cuộc ‘đối diện đàm tâm” , tức là một cuộc đối thoại của ông giáo với chính bản thân mình , một cuộc phân thân để thuyết phục chính mình trước những hiện tượng phức tạp của con người và cuộc sống xung quanh . 
H. Để đi đến kết luận ấy , ông giáo đã đưa ra những lí lẽ nào ?
Trình tự suy nghĩ của ông giáo như sau :
* Nêu vấn đề : Nếu không chịu đào sâu suy nghĩ để tìm hiểu bản chất của con người , mà chỉ xét các hiện tượng bề mặt thì rất dễ có ác cảm với con người .
* Phát triển vấn đề : 
Vợ tôi (ông giáo) không phải là người ác ; nhưng lại có những lời nói , hành động có vẻ ích kỉ và tàn nhẫn ! Vì sao vậy ? Thử lí giải xem :
- Xuất phát từ một qui luật tự nhiên : khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau ( tức là chỉ nghĩ đến nỗi đau của bản thân - ích kỉ một cách hồn nhiên , tất yếu ! ).
- Cũng xuất phát từ một qui luật tự nhiên khác : Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa ( tức là cảm thấy mình là người khổ nhất trên đời này rồi nên dửng dưng , vô cảm với nỗi khổ của người khác một cách cũng hồn nhiên , tất yếu! )
- Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng : bản tính tốt của con người đã bị khuất lấp đằng sau những lời nói , hành động có vẻ ích kỉ , tàn nhẫn .
* Kết thúc vấn đề :
- Khi đã tự thuyết phục được mình , ông giáo “chỉ buồn chứ không nỡ giận” !
- Trong nỗi buồn ấy vẫn bền bỉ một niềm tin vào khả năng hướng thiện , hành thiện của con người .
H. Trong mấy câu đầu của đoạn (b) , sau câu chào mỉa mai Kiều đã nói với Hoạn Thư như thế nào ?
b) Đoạn đối thoai Kiều - Hoạn Thư diễn ra dưới hình thức nghị luận :
Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm , cay nghiệt như mụ , càng ona nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái .
H. Lí lẽ của Hoạn Thư như thế nào mà Kiều phải khen rằng “Khôn ngoan nhất mực , nói năng phải lời” ? Hãy tóm tắt nội dung lí lẽ lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều ?
* Lí lẽ của Hoạn Thư :
- Tôi là đàn bà , ghen tuông là chuyện thường tình ( lẽ thường ) .
- Đối xử tốt với Kiều ( kể công ) :
+ Cho ra Quan Âm Các viết kinh .
+ Bỏ trốn không đuổi theo .
- Tôi với cô cùng cảnh ngộ chung , ai nhường cho ai .
- Dù sao tôi cũng chót gây đau khổ cho cô , nên chỉ chờ vào sự bao dung độ lượng của cô .
H. Với cách lập luận đó , Hoạn Thư đã đặt Kiều vào tình thế nào ?
-> Lí lẽ khôn ngoan của HoạnThư đã dặt Kiều vào tình thế khó xử :
- Tha : may đời 
- Không tha : người nhỏ nhen 
H. Từ việc tìm hiểu hai đoạn trích trên , hãy thảo luận và rút ra dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong văn bản tự sự ?
-> Khi đối thoại với chính mình hoặc với người khác , cần nêu rõ những lí lẽ diễn cảm, thuyết phục người nghe về một vấn đề nào đó để lập luận chặt chẽ , hợp lí .
H. Trong đoạn văn nghị luận , người ta ít dùng câu văn mô tả , trần thuật mà dùng nhiều loại câu nào ? Từ ngữ nào ?
-> Thường dùng câu nghị luận :
- Câu khẳng định , phủ định , câu có mệnh đề hô ứng : nếu  thì ; không những  không chỉ  mà còn ; càng  càng ; vì thế  cho nên ; một mặt  mặt khác .
- Từ ngữ nghị luận : tại sao ? thật vậy , đúng thế , trước hết , sau cùng , nói chung , nói tóm lại , tuy nhiên 
H. Đọc phần ghi nhớ / SGK tr 138 .
2. Ghi nhớ / SGK 138 .
Hoạt động 3 : Luyện tập ( Đã thực hiện trong quá trình tìm hiểu bài )
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà 
- Nắm chắc nội dung phần ghi nhớ .
- Chuẩn bị bài sau : Đoàn thuyền đánh cá - Bếp lửa ( Tự học có hướng dẫn ) .
Ngày soạn :  /  /  Ngày dạy :  /  / 
Bài 10 , 11 
Tiết 49
Tiếng việt
Tổng kết về từ vựng
( Tiếp )
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
Nắm vững , hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
ổn định tổ chức :
 Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự phát triển của từ vựng	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
G. Hướng dẫn học sinh điền vào những ô còn trống trong sơ đồ (SGk,tr 135) .
I. Sự phát triển của từ vựng :
Các cách phát triển từ vựng
Phát triển nghĩa của từ
Phát triển số lượng từ ngữ
Tạo từ ngữ mới
Mượn từ ngôn ngữ khác
H. Tìm những dẫn chững minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên ?
* Phát triển nghĩa của từ : 
VD1: “xuân”
Nghĩa chính : mùa 
Nghĩa chuyển : tuổi trẻ 
VD2: “chuột’
 - dưa chuột 
 - con chuột 
* Phát triển số lượng từ ngữ :
Tạo từ ngữ mới : siêu thị điện tử , máy tính điện tử , sở hữu trí tuệ, thị trường tiền tệ , rừng phòng hộ 
Mượn từ ngôn ngữ khác : ma-két-tinh, AIDS , cô-ta , in-tơ-nét 
H. Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không ? Vì sao ?
- Nếu không có sự phát triển nghĩa , thì nói chung mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa , và để đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng của người bản ngữ thì số lượng từ ngữ sẽ tăng lên gấp nhiều lần . Đó chỉ là một giả định , không xảy ra với bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới . Nói cách khác mọi ngôn ngữ của nhân loại đều phát triển từ vựng theo tất cả những cách thức đã nêu trong sơ đồ trên .
Hoạt động 2 :Ôn lại khái niệm về từ mượn
II. Từ mượn :
H. Nêu khái niệm từ mượn ? Cho ví dụ minh hoạ ?
1. Khái niệm :
- Ngoài từ thuần Việt là những từ ngữ da nhân dân ta tự sáng tạo ra , chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật , hiện tượng , đặc điểm  mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị . Đó là các từ mượn .
- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán ( gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt ) .
- Bên cạnh đó , tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp , tiếng Anh , tiếng Nga 
H. Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau : ( GV dùng đèn chiếu )
A. Chỉ một số ít ngôn ngữ trên thế giới phải vay mượn từ ngữ .
B. Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của ngôn ngữ khác là do sự ép buộc của nước ngoài .
C. Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt .
D. Ngày nay , vốn từ tiếng Việt rất dồi dào và phong phú , vì vậy không cần vay mượn của ngôn ngữ nước ngoài nữa .
2. Chọn nhận định đúng :
 Chọn nhận định C .
H. Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như săm , lốp , ( bếp ) ga , xăng , phanh  có gì khác so với những từ mượn như : a-xít , ra-đi-ô , vi-ta-min ?
3. Những từ săm , lốp , ( bếp ) ga , xăng , phanh tuy là từ vay mượn nhưng nay đã được Việt hoá hoàn toàn . Về âm , nghĩa và cách dùng , những từ này không khác gì những từ được coi là thuần Việt như bàn , ghế , trâu , bò 
 Trong khi đó a-xít , ra-đi-ô , vi-ta-min là những từ vay mượn còn giữ nhiều nét ngoại lai , nói cách khác là chưa được Việt hoá hoàn toàn . Mỗi từ được cấu tạo bởi nhiều âm tiết và mối âm tiết trong từ chỉ có chức năng cấu tạo vỏ âm thanh cho từ chứ không có nghĩa gì .
Hoạt động 3 : Ôn lại khái niệm từ Hán Việt
III. Từ Hán Việt :
H. Nêu khái niệm từ Hán Việt ?
1. Khái niệm : Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán , nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của từ tiếng Việt .
VD : quốc gia , quốc phòng , chính trị , triết học , hiệu trưởng , tổng thống , thủ tướng 
H. Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau : ( dùng đèn chiếu )
A. Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt .
B. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán .
C. Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt .
D. Dùng nhiều từ Hán Việt là một việc làm cần phê phán .
2. Chọn đáp án B.
Hoạt động 4 : Ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội 
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội :
H. Nêu khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ?
1. Khái niệm thuật ngữ : Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học , công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học , công nghệ .
- Thường mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại , mỗi khái niệm chỉ biểu thị bằng một thuật ngữ .
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm .
H. Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay ?
2. Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay : 
 Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người . Trình độ dân trí của người dân Việt Nam cũng không ngừng được nâng cao . Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học , công nghệ tăng lên chưa từng thấy . Dĩ nhiên trong tình hình đó , thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn ..
H. Nhắc lại khái niệm biệt ngữ ?
3. Khái niệm biệt ngữ xã hội : Khác với từ ngữ toàn dân , biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định ( tầng lớp quí tộc thời phong kiến , tầng lớp tiểu tư sản trước CMT8 , tầng lớp học sinh sinh viên  ) .
H. Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội ?
4. Một số biệt ngữ :
- Giới kinh doanh : sập tiệm ( vỡ nợ ) , cai đầu dài ( cầm đầu đội quân xây dựng hoặc kinh doanh , hàm nghĩa tiêu cực ) , vào cầu 
( có lãi hoặc thu lợi khá lớn ) .
- Giới thanh niên : nhìn đểu ( không thiện chí ) , cười đểu , bằng đểu ( giả ) , đào mỏ 
( moi tiền ) , sành điệu ( am hiểu , thành thục ) .
Hoạt động 5 : Ôn lại các hình thức để trau dồi vốn từ
V. Trau dồi vốn từ :
H. Những hình để trau dồi vốn từ ?
1. Các hình thức trau dồi vốn từ :
* Cách 1 : Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ .
* Cách 2 : Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết , làm tăng ... ủa Chính Hữu và hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật ?
Họ cùng chung nhau khó khăn gian khổ .
Đều thắm thiết tình đồng đội , cùng sát cánh bên nhau trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược .
Đều tràn đầy tinh thần lạc quan yêu đời , niềm tin vào cuộc kháng chiến của dân tộc.
Hoạt động 6 : Hướng dẫn học sinh về nhà 
Học thuộc lòng bài thơ , nắm chắc ghi nhớ .
Tìm đọc và sưu tầm thơ Phạm Tiến Duật .
Soạn bài sau : Tổng kết về từ vựng .
Ngày soạn :  /  / Ngày dạy :  /  / 
Tuần 10 : Bài 10 , 11
văn bản
Đồng chí
( Chính Hữu )
Tiết 46 : Đọc - Hiểu văn bản
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực , giản dị của tình đồng chí , đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ .
Nắm chắc đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : chi tiết chân thực , hình ảnh gợi cảm và cô đúc , giàu ý nghĩa biểu tượng .
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật , các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
ổn định tổ chức :
Kiểm tra bài cũ :
Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” , cái thiện và cái ác trong đoạn trích đối lập như thế nào qua việc làm của các nhân vật chính ? Qua đó , Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm tư tưởng , mơ ước gì ?
Trong quan niệm của tác giả nhân vật ông Ngư có phải chỉ đơn thuần là hình ảnh của người dân chài nghèo khổ , tốt bụng hay còn hàm ý sâu xa nào khác ?
Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả - tác phẩm 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I.Tác giả - tác phẩm :
H. Nêu những nét sơ lược về nhà thơ Chính Hữu ?
1. Tác giả :
- Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926 , quê ở huyện Can Lộc , tỉnh Hà Tĩnh . Năm 1946 , ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ .
- Chính Hữu bắt đầu làm thơ từ năm 1947 . Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh . “Đầu súng trăng treo” (1946) là tập thơ chính của ông .
- Chính Hữu sáng tác không nhiều nhưng có những bài đặc sắc , cảm xúc dồn nén , ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc , hàm súc . Các bài thơ tiêu biểu là “Đồng chí” , “Ngày về” .
- Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000 .
H. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
2. Tác phẩm :
 Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948 , sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc ( Thu đông 1947 ) đánh bại cuộc tiến công qui mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc . Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất về người lính thời chống Pháp .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc - chú thích
II. Đọc - chú thích :
H. Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là gì ? Vì sao ?
- Biểu cảm . Vì bài thơ tập trung diễn tả cảm nghĩ của con người về tình đồng chí , đồng đội .
H. Ngoài ra có kết hợp phương thức biểu đạt nào khác ?
- Miêu tả và tự sự .
H. Hình thức trình bày của bài thơ ?
- Thể thơ tự do .
H. Từ đó , em hãy trình bày cách đọc bài thơ?
- Chậm rãi , tình cảm , chú ý những câu thơ tự do , vần chân , cách đối xứng trong việc sắp xếp chi tiết hình ảnh 
- Câu thơ “Đồng chí” cần đọc với giọng lắng sâu , ngẫm nghĩ ; câu cuối cùng đọc với giọng ngân nga .
H. Đọc .
H. Nhận xét .
1. Đọc :
G. Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của học sinh bằng phương pháp đàm thoại .
2. Chú thích :
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản 
III. Đọc - hiểu văn bản :
H. Hãy xác định mạch cảm xúc được triển khai trong bài thơ ?
* Bố cục : 2 phần 
- Sáu dòng thơ đầu ( Từ đầu  Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ ) : Cảm nghĩ về cội nguồn của tình đồng chí .
- Phần còn lại : Cảm nghĩ về những biểu hiện của tình đồng chí .
H. Đọc sáu dòng thơ đầu . Nêu nội dung chính ?
1. Cảm nghĩ về cội nguồn của tình đồng chí:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá .
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau ,
Súng bên súng , đầu sát bên đầu ,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ .
H. Trong cảm nhận cảu nhà thơ , tình đồng chí liên quan đến những con người với những không gian cụ thể nào ?
- Anh và tôi 
- Nơi nước mặn đồng chua và nơi đất cày lên sỏi đá 
H. Có gì giống nhau trong không gian và con người , để tạo thành tình đồng chí ?
- Họ đều là nông dân trên các miền quê nghèo khó , dù đó là miền xuôi “nước mặn đồng chua” hay miền ngược “đất cày lên sỏi đá” .
H. Từ đó , cơ sở của tình đồng chí được nhà thơ cắt nghĩa như thế nào ?
- Tình đồng chí có cội nguồn cùng giai cấp đồng khổ .
H. Bình thường “người xa lạ” là người không quen biết , còn khi đã thân thương , gắn bó cùng nhau sẽ gọi là “đôi người” . Thế nhưng nhà thơ vẫn viết “Tôi với anh đôi người xa lạ” . Theo em , nhà thơ muốn thể hiện cảm nghĩ gì trong câu thơ này ?
- Tình đồng chí là một tình cảm mới mẻ , có sức liên kết tự nhiên , rộng rãi mọi người cùng chí hướng .
H. Từ đó nhà thơ muốn cắt nghĩa đặc điểm nào của tình đồng chí ?
- Tình đồng chí là tình cảm gắn bó tươi mới và mãnh liệt .
H. Lời thơ “Súng bên súng , đầu sát bên đầu” gợi một cảnh tượng như thế nào ?
- Đội ngũ sát cánh , trùng điệp trong đấu tranh .
H. Qua đó , em hiểu thêm đặ điểm nào về tình đồng chí ?
- Tình đồng chí gắn kết con người thành một sức mạnh to lớn trong đấu tranh .
H. Chi tiết “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” gợi ra một cách hiểu như thế nào về tình đồng chí ?
- Tình đồng chí là sự chia sẻ buồn vui , xoá đi mọi khoảng cách .
H. Điều này , giúp ta có thêm một cách cảm nhận nào về tình đồng chí ?
- Tình đồng chí thân thương gắn bó như tình cảm bạn bè chân thật .
H. Đi hết đoạn thơ , ta cảm nhận được tình cảm cội nguồn nào của tình đồng chí ?
 HS thảo luận và bộc lộ :
- Tình đồng chí được xây cất từ tình cảm của giai cấp cần lao .
- Đó là thứ tình cảm gắn bó tự nguyện , rộng lớn và mới mẻ , nhưng cũng thật gần gũi với mọi người .
- Tình đồng chí tạo thành sức mạnh của đội ngũ trong đấu tranh .
H. Đọc những câu thơ còn lại . Nội dung của đoạn thơ nói gì ?
G. Trong những lời thơ tiếp theo , cảm nghĩ của nhà thơ hướng về các biểu hiện cụ thể của tình đồng chí .
2. Cảm nghĩ về những biểu hiện của tình đồng chí :
H. Lúc này , những đồng chí của tác giả là ai ?
- Là những người lính chống Thực dân Pháp.
H. Họ tự biết gì về hoàn cảnh của nhau ?
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không , mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
H. Hiểu nhau từ ruộng nương , bạn thân cày , gian nhà lung lay , giếng nước gốc đa  đó là một cách hiểu như thế nào ?
- Hiểu thấu đáo , tường tận .
- Hiểu bằng lòng cảm thông bè bạn .
H. Trong cách hiểu ấy có thấm đượm tình cảm nào ?
- Thương cảm và đồng cảm .
H. Là đồng chí nghĩa là chung lưng đấu cật trong cuộc kháng chiến gian lao . Cảm nghĩ này được nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ nào của bài thơ ?
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi .
áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
H. Em đọc được trong lời thơ “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh - Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” hiện thực nào được phản ánh ? Tình cảm đồng chí nào được biểu hiện? 
- Bệnh sốt rét rừng hành hạ những người lính .
- Cảm nhận và chia sẻ những đau đớn thể xác .
H. Gian lao của người lính còn được nói tới bằng những chi tiết điển hình nào ?
- áo rách ( áo anh rách vai )
- quần vá ( quần tôi có vài mảnh vá )
- chân đất ( chân không giày )
H. Theo em , đặc sắc của những chi tiết thơ này là gì ?
- Chân thật , giản dị .
- Gợi cảm nghĩ về những gian lao của hiện thực chiến tranh .
H. Các chi tiết “Miệng cười buốt giá - thương nhau tay nắm láy bàn tay” gợi ra những cách hiểu nào về hiện thực và tình cảm của những người lính ?
- Trong gian khổ vẫn có tiếng cười .
- Những bàn tay truyền hơ ấm sang nhau .
- Tiếng cười yếu ớt không đủ xua đi buốt giá của khí trời .
- Đó là những câu thơ tình thương được viết bằng cảm xúc thương cảm .
H. Từ những chi tiết điển hình trong đoạn thơ này , những vẻ đẹp nào của tình đồng chí được gợi mở ?
- Vẻ đẹp của tình thương chân thành , mộc mạc ( đồng cảm , đồng đau , đồng khổ , đồng thương ) .
H. Ba dòng thơ cuối cùng gợi một cảnh tượng như thế nào ?
- Đêm lạnh cóng nơi rừng già ( Đêm nay rừng hoang sương muối ) .
- Hai người lính bồng súng đợi giặc dưới chiến hào ( Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới ) .
- Từ đó nhìn lên , thấy trăng treo đầu ngọn súng ( Đầu súng trăng treo ) .
H. Câu thơ “Đầu súng trăng treo” gợi ra nhiều liên tưởng cho người đọc . ý kiến của em như thế nào ?
- Nghĩa đen : đó là cảnh tượng thật ( người lính bồng súng đứng đợi giặc trong khi mảnh trăng đêm vừa ngang tầm ngọn súng nhìn từ dưới chiến hào ) .
- Nghĩa bóng 1 : Súng là biểu tượng của chiến tranh ái quốc , trăng là biểu tượng của cuộc sống thanh bình , từ đó sẽ là ý nghĩa cao đẹp của sự nghiệp người lính .
- Nghĩa bóng 2 : Có hai hiện thực đan cài , hiện thực khắc nghiệt và hiện thực mền mại nên thơ , từ đó là sự phong phú trong tâm hồn trong những người đồng chí .
- HS tự bộc lộ .
H. Nhưng trước hết đó là bức tranh đồng chí trong chiến tranh . Em đọc được vẻ đẹp nào của tình đồng chí đồng đội sáng lên trong cảnh tượng chiến tranh này ?
- Cùng tin cậy .
- Cùng chung lí tưởng chiến đấu .
- Cùng chia sẻ sự hi sinh .
- Cùng mơ ước về cuộc sống thanh bình .
H. Qua bài thơ , em cảm nhận được những điều tốt đẹp nào ở những con người gọi nhau là đồng chí ?
- Đó là sự sẻ chia tình cảm chân thành , trên cơ sở đồng cảnh , đồng cảm , đồng khổ , đồng nghĩa vụ và hi vọng .
H. Nếu biết tác giả bài thơ này cũng từng là người người lính cùng đồng đội trong chiến tranh , em sẽ đón nhận tác phẩm “Đồng chí” của ông như thế nào ?
- Đồng cảm , trân trọng những cảm nghĩ của nhà thơ về đồng chí , đồng đội .
Hoạt động 4 : Tổng kết
IV. Tổng kết :
H. So với nhiều bài thơ khác , em nhận thấy bài thơ này có giá trị ở những dấu hiệu riêng biệt nào ?
Nghệ thuật :
- Thể thơ tự do , ít vần , ngôn ngữ giản dị , không càu kì , trau chuốt .
- Nhưng vẫn có sức gợi những cảm nghĩ và liên tưởng sâu sắc .
H. Khái quát lại nội dung chính của bài thơ?
Nội dung :
- Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên , bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh , nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng .
- Bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ .
H. Tình cảm nào trong em được bồi đắp khi đã đọc - hiểu bài thơ “Đồng chí” ?
- HS tự bộc lộ .
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học và làm bài ở nhà 
Nắm chắc nội dung phần ghi nhớ .
Hoàn thành phần luyện tập sgk/tr 131 .
Chuẩn bị bài sau : Bài thơ về tiểu đội xe không kính .

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 10.doc