Giáo án Hóa học 8 - Tiết 42: Không khí - Sự cháy

Giáo án Hóa học 8 - Tiết 42: Không khí - Sự cháy

I/MỤC TIÊU:

1/-Kiến thức: Biết không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí thu tỉ lệ thể tích 78% nitơ, 21% oxi, 1% khí khác.

Biết sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng, sư oxi hoá chậm cũng là sự oxi hoá toả nhiệt (và phát sáng) nhưng không phát sáng.

Hiểu được điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt đám cháy.

2/-Kĩ năng: Quan sát tìm hiểu hiện tượng thí nghiệm hoặc giải thích.

3/-Thái độ: Hiểu và ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy.

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1018Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Tiết 42: Không khí - Sự cháy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
TUẦN 21:
Tiết 42: KHÔNG KHÍ-SỰ CHÁY.
I/MỤC TIÊU: 
1/-Kiến thức: Biết không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí thu tỉ lệ thể tích 78% nitơ, 21% oxi, 1% khí khác. 
Biết sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng, sư oxi hoá chậm cũng là sự oxi hoá toả nhiệt (và phát sáng) nhưng không phát sáng. 
Hiểu được điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt đám cháy. 
2/-Kĩ năng: Quan sát tìm hiểu hiện tượng thí nghiệm hoặc giải thích. 
3/-Thái độ: Hiểu và ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy. 
II/-PHƯƠNG PHÁP:
Thí nghiệm , vấn đáp. 
III/-CHUẨN BỊ: 
Dụng cụ: Chậu nước, diêm, đèn cồn, ống đong không đáy, nút cao su có thìa đốt hoá chất xuyên qua nút, que đóm. 
Hoá chất: phót pho đỏ. 
IV/-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1/-Ổn định: Kiểm diện
2/-KTBC: 
Những chất nào có thể dùng làm nguyên liệu điều chế oxi trong PTN? Viết PTHH điều chế oxi từ KClO3, gọi tên phản ứng? 
3/-Bài mới: 
Tổ chức tình huống: có cách nào xác định thành phần không khí? Không khí có liên quan gì đến sự cháy? Tại sao khi gió to thì đám cháy bốc to hơn? Làm thế nào để dâp tắt được đám cháy đó là nội dung của bài học. 
*Hoạt động 1: 
-Giáo viên thí nghiệm: 
Học sinh quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi. 
-Khi phot pho cháy mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào? 
-Chất gì trong ống đã tác dụng với photpho để tạo khói trắng là P2O5 bị tan dần trong nước. 
-Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên đến vạch thứ hai (1/5 thể tích của ống) có giúp ta suy ra được tỉ lệ thể tích khí oxi có trong không khí được không? 
-Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại trong ống là bao nhiêu? Khí đó là khí gì? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu? 
Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 5’ 
Học sinh: Thảo luận theo nội dung câu hỏi. 
gv:Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo. 
Nhóm khác nhận xét. 
Giáo viên: góp ý kiến. 
Gọc sinh: Đọc kết luận. 
4/-Củng cố và luyện tập: 
 Nêu những biện pháp cần thực hiện để bảo vệ không khí trong lành, tránh o nhiễm.
Làm bài tập 1,2/ 99 SGK. 
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
 Gợi ý giải bài tập 7/99. 
Học bài xem tiếp phần tiếp theo. 
-KMnO4 hoặc KClO3 
-PTHH: 
-Phản ứng phân huỷ. 
I/-Thành phần của không khí: 
-Không khí là hỗn hợp của nhiều chất khí. 
Thành phần theo thể tích: 
78% là nitơ. 
21% là oxi 
1% là khí khác: CO2, H2O khí hiếm. 
V/-RÚT KINH NGHIỆM: 
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET42.doc