I/-MỤC TIÊU:
1/-Học sinh hiểu và biết cách phân loại axit, bazơ, muới theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng.
-Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđrô liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđrô này có thể thay thế bằng kim loại.
-Phân tử bazơ gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)
2/-Kỹ năng: Lập CTHH axit, bazơ, cách gọi tên.
3/-Thái độ: yêu thích học tập bộ môn.
II/-PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, vấn đáp , thảo luận.
III/-CHUẨN BỊ:
CTHH của một số hợp chất.
Ngày dạy: TUẦN 28: Tiết 56: AXIT-BAZƠ-MUỐI I/-MỤC TIÊU: 1/-Học sinh hiểu và biết cách phân loại axit, bazơ, muới theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng. -Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđrô liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđrô này có thể thay thế bằng kim loại. -Phân tử bazơ gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxitâ (-OH) 2/-Kỹ năng: Lập CTHH axit, bazơ, cách gọi tên. 3/-Thái độ: yêu thích học tập bộ môn. II/-PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, vấn đáp , thảo luận. III/-CHUẨN BỊ: CTHH của một số hợp chất. IV/-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/-Ổn định: Kiểm diện 2/-KTBC: Nêu tính chất hoá học của nước, viết các phương trình phản ứng minh hoạ. 3/-bài mới: *Hoạt động 1: Giáo viên: Cho học sinh nêu một vài ví dụ về axit mà em đã biết. Học sinh: Nhận xét điểm giống nhau trong thành phần phân tử của các axit trên. Học sinh rút ra định nghĩa axit. Giáo viên: Nếu kí hiệu hoá học của gôc axit là A hoá trị là x -> em hãy rút ra công thức hoá học chung của axit. Giáo viên: dựa vào thành phần của các axit có thể chia axit thành mấy loại? Ví dụ. Giáo viên ghi ví dụ lên bảng gọi một vài học sinh đọc sau đó giáo viên hướng dẫn cách đọc cụ thể cho từng loại axit. Giáo viên: thới thiệu tên của gốc axit tương ứng. VD: Chuyển hiđrô thành ua. Chuyễn ic thành at. Chuyển ơ thành it. -Cl: clorua = S: sunfua = SO4 cacbonat = SO3 sunfit. *Hoạt động 2: Giáo viên: yêu cầu học sinh nêu ví dụ về bazơ Học sinh: nhận xét thành phần phân tử. Giáo viên: vì sao trong phân tử các bazơ trên chỉ có 1 nguyên tử kim loại 9vì nhóm –OA có hoá trị I) -Số nhóm –OH được xác định như thế nào? Hãy viết công thức chung của bazơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc tên bazơ. Giáo viên thuyết trình phần phân loại. 4/-Củng cố và luyện tập: Học sinh thảo luận nhóm. Nhóm 1: Viết CTHH của oxit bazơ. Nhóm 2: Viết CTHH của bazơ Nhóm 3: Viết CTHH của oxit axit. Nhóm4:ViếtCTHHcủa oxit tương ứng. Các nhóm báo cáo. Học sinh đại diện nhóm nhận xét. Giáo viên nhận xét 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: BTVN: 1,2,3,4/SGK Đọc phần tiếp theo. Nước tác dụng với: A0 Kim loại: 2 Na + 2H2O -> 2NaOH + H2 b) oxit bazơ: CaO + H2O -> Ca (OH)2 c) oxit axit-> P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4 I/-Axit: 1/-Khái niệm: Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđrô liên kết với gốc axit. Các nguyên tử hiđrô này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. 2/-Công thức hoá học: HxA 3/-Phân loại: 2 loại a) axit không có oxi. HCl, HBr, H2S. b) Axit có oxi. H2SO4, H2CO3, H3PO4 4/-Tên gọi: a) Axit không có oxi: tên axit = axit + tên phi kim + hiđric VD: HCl: axit clo hiđric. b) axit có oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic (ơ) lưu ý: nếu axit có ít oxi của cùng 1 phi kim thì đọc phần cuối là (ơ) VD: H2SO4: axit sunfur ic. H2SO3 axit sunfur ơ. II/-Bazơ: 1/-Khái niệm: Phân tử bazơ gồm có 1 nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđrôxit –OH. 2/-Công thức hoá học: M (OH)2 3/-gọi tên: Tên bazơ: tên kim loại + hiđrôxit. Nếu kim loại có nhiều hoá trị khi đọc phải kèm theo hoá trị của kim loại đó. VD: NaOH: Natri hiđrôxit. Cu(OH)2 đồng (II) hiđrôxit 4/-Phân loại: 2 loại: a) bazơ tan được trong nước gọi là kiềm: KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca (OH)2 b) bazơ không tan trong nước: Cu (OH)2, Fe (OH)3 Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: