Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 13, 14

Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 13, 14

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học H/S cần nắm được:

1. Kiến thức:- HS biết được tính chất vật lý, tính chất hoá học quan trọng của Ca(OH)2, Biết được ý nghĩa của độ PH

- Biết 1 số ứng dụng của Ca(OH)2 trong đời sống.

2. Kĩ năng: - Có kĩ năng pha chế dung dịch Ca(OH)2.

3. Thái độ: - H/S yêu thích môn học

 B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

- G/V:* Dụng cụ: - Cốc, đũa thuỷ tinh, phễu, giấy lọc.

- Giá sắt, giá ống nghiệm, ống nghiệm, giấy PH

* Hoá chất: CaO, HCl, NaCl, phenol phtalein,quỳ tím .

- H/S: * Xem trước nội dụng bài học.

 * Chuẩn bị vôi tôi, chậu.

 

doc 8 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 13, 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7: 
Ngày soạn: 2/10/2009
Tiết 13:
Ngày dạy: 5/10/2009
Một số bazơ quan trọng 
b. Canxi hiđroxit (Ca(OH)2) - Thang PH
A. Mục tiêu bài học:
Qua bài học H/S cần nắm được:
1. Kiến thức:- HS biết được tính chất vật lý, tính chất hoá học quan trọng của Ca(OH)2, Biết được ý nghĩa của độ PH
- Biết 1 số ứng dụng của Ca(OH)2 trong đời sống.
2. Kĩ năng: - Có kĩ năng pha chế dung dịch Ca(OH)2.
3. Thái độ: - H/S yêu thích môn học
 B. Chuẩn bị của thầy và trò:
- G/V:* Dụng cụ: 	- Cốc, đũa thuỷ tinh, phễu, giấy lọc.
- Giá sắt, giá ống nghiệm, ống nghiệm, giấy PH
* Hoá chất: CaO, HCl, NaCl, phenol phtalein,quỳ tím .
- H/S: * Xem trước nội dụng bài học.
	* Chuẩn bị vôi tôi, chậu.
C. tỏ chức các hoạt động dạy và học
I. ổn định, tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ
? Nêu tính chất hoá học của NaOH?
? Trình bày phương pháp điều chế NaOH.
III. Bài mới (30')
Mở bài: Ca(OH)2 là một bazơ tan có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn, vậy Ca(OH)2 có những TCHH gì? ứng dụng nào? Bài học xẻ trả lời điều đó. 
G/V
H/S
HĐI: Tìm hiểu tính chất của Ca(OH)2
G/V: Giới thiệu: DD Ca(OH)2 có tên thường gọi là nước vôi trong.
G/V: Hướng dẫn H/S cách pha chế:
 + Hoà tan vôi vào nước ---> Sữa vôi
 + Lọc sữa vôi qua giấy lọc---> ta thu được chất lỏng trong suốt không màu là dd Ca(OH)2.
?. Quan sát dd Ca(OH)2 và cho biết TCVL của dd Ca(OH)2.
?. Dự đoán TCHH của Ca(OH)2?
G/V: Y/C H/S tiến hành các TN kiểm chứng
* TN1: - Nhỏ một giọt dd Ca(OH)2 vào giấy quý tím.
 - Nhỏ một giọt dd Ca(OH)2 vào giấy phenolphtalein.
* TN2: Nhỏ từ từ dd HCl vào ống nghiệm có dd Ca(OH)2 và phenolphtalein.
* TN3: Dẫn khí thở qua dd nước vôi trong.
G/V: Y/C H/S trình bày nội dung báo cáo đã đã được chuẩn bị trước ( về vai trò của vôi)
G/V: Tổng kết nội dung báo cáo của H/S Và định hướng để H/S kết luận:
Nông nghiệp: Khử chua đất trồng
Xây dựng: Vật liệu xây dựng
Môi trường: Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt, xác chết động vật...
HĐII: Tìm hiểu thang PH
G/V: giới thiệu: Để biểu thị độ axit hay bazơ của một dd nào đó người ta dung thang PH.
G/V: Cho H/S quan sát thang PH chuẩn và giới thiệu thang PH.
G/V: Y/C H/S dùng giấy PH để đo độ PH của dd nước chanh ép, nước muối, dd NaOH.
?. Cho biết ý nghĩa của thang PH.
?.PH của dd cho biết gì? 
?. Nếu dd là axit thí PH của dd đó là bao nhiêu?
?. Nếu dd là bazơ thì độ PH của dd đó là bao nhiêu?
?. Nếu dd là trung tính thì độ PH của dd đó là bao nhiêu?
I. Tính chất
1. Pha chế dd Canxihiđroxit
H/S: Tiến hành pha chế dd Ca(OH)2 theo nhóm.
H/S: Chất lỏng không màu.
2. Tính chất hoá học.
H/S: Ca(OH)2 có TCHH giống với các bazơ tan khác.
H/S: Tổ chức tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
H/S: Quan sát các hiện tượng xảy ra trong mỗi thí nghiệm, giải thích, viết PTHH từ đó rút ra kết luận về TCHH của dd Ca(OH)2.
a. Làm đổi màu chất chỉ thị:
 - Quỳ tím ----> Xanh.
 - Phenolphtalein( ko màu) ---> Hồng
b. Tác dụng với axit.
c. Tác dụng với oxit axit
3. ứng dụng.
H/S: Báo cáo trước lớp theo nhừng nội dung sau:
Vai trò trong nông nghiệp.
Vai trò trong ngành xây dựng.
Vai trò trong lĩnh vực môi trường.
II. Thang PH
H/S: Quan sát thang PH.
H/S: Tố chức tiến hành đo độ PH của một số dd rồi báo cáo lại với giáo viên.
K/L: Thang PH dùng để xác định độ axit hay bazơ của một dd nào đó.
 - PH của dd cho biết độ axit hoặc độ bazơ của dd.
H/S: 
Axit: PH < 7
Trung tính: PH = 7
bazơ: PH >7
4. Củng cố – luyện tập:
- Đọc kết luận SGK
- Làm bài 1 SGK:	1. CaCO3 ----> CaO + CO2 
 	2. CaO + H2O đ Ca(OH)2 
 	3. Ca(OH)2 + CO2 đ CaCO3 + H2O
4. CaO + 2HCl đ CaCl2 + H2O
5. Ca(OH)2 + 2HNO3đCa(NO3)+2H2O
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại nội dung bài học.
- Làm bài tập: 2, 3, 4 SGK 8.4, 8.6 SBT
- Xem trước bài tính chất hoá học của muối
Tuần 7: 
Ngày soạn: 1/10/2009
Tiết 14:
Ngày dạy: 7/10/2009
Tính chất hoá học của muối
A. Mục tiêu bài học
Qua bài học H/S biêt:
1) Kiến thức:
- Học sinh biết các tính chất hoá học của muối- Biết khái niệm phản ứng trao đổi , điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được
2) Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng. Biết các chọn chất tham gia phản ứng trao đổi để phản ứng thực hiên được 
- Rèn kỹ năng tính toán các bài tập hoá học
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong khi nghiên cứu thí nghiệm hoá học.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - Giáo viên: - Bộ dụng cụ: giá ống nghiệm , kẹp gỗ
	 - Hoá chất : d/d AgNO3, dây đồng
	 	d/d BaCl2 với d/d H2SO4
	d/d NaCl với AgNO3
	d/d CuOH với d/d NaOH 
	d/d Na2CO3 với d/d HCl
2 - Học sinh : - Đọc trước nội dung bài học
	 - Kẻ phiếu học tập
	 Hãy hoàn thành các phản ứng hoá học sau:
	Na2CO3	+	H2SO4..
	BaCl2	+	Na2SO4..
	Al	+	AgNO3
	CuSO4	+	NaOH.
	Na2SO4	+	Ba(NO3)2.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ ( kiểm tra trong khi nghiên cứu kiến thức mới )
3. Bài mới.
	* Mở bài: Muối có những tính chất hoá học nào ? Thế nào nà phản ứng trao đổi? điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi là gì.Bài học này chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi đó.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
 HĐI: Tìm hiểu tính chất hoá học của muối
- G/V làm thí nghiệm và y/c h/s quan sát hiên tượng
+TN1: Ngâm 1 đoạn dây đồng vào ống nghiêm có chứa 3ml d/d AgNO3
? Nhận xét hiện tượng xảy ra ?
? Giải thích hiện tượng 
? d/d có màu xanh chứng tỏ trong d/d có hợp chất nào được sinh ra?
? lớp bạc trắng bám ngoài dây đồng được sinh ra từ đâu?
?Vậy từ kết quả thí nghiệm em hãy xác định các chất tạo thành sau phản ứng- viết PTHH xảy ra?
G/V thuyết trình: Trong phản ứng này đồng đã đẩy bạc ra khỏi AgNO3, đồng thời một phần đồng bị hoà tan tạo d/d Cu(NO3)2
 ?Vậy qua thí nghiệm em có kết luận gì?
- G/Vlàm thí nghiệm.
+ T/N2: Nhỏ 2 giọt H2SO4 loãng vào ống nghiệm có sẵn 1ml d/d BaCl2.
? Nhận xét hiện tượng xảy ra?
? Viết phương trình phản ứng. 
? Nhận xét sản phẩm sinh ra thuộc loại hợp chất gì?
- GVTT: không chỉ có phản ứng này mà nhiều muối khác cũng tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới
? vậy em có kết luận gì? 
- G/V làm thí nghiệm: nhỏ 1giọt d/d bạc nitrat vào ống nghiệm có sẵn1 ml d/d NaCl.
?nhận xét hiện tượng xảy ra
- GVGT: kết tủa trấng là bạc clorua. d/d sản phẩm còn lại là NaNO3
 ?Viết phương trình hoá học xảy ra?
 - G/V:Nhiều muối khác cũng tác dụng với nhau sinh ra hai muối mới
? vậy qua đây em có kết luận gì? 
 - G/V làm thí nghiệm: Nhỏ vài giọt d/d CuSO4 vào ống nghiệm có sẵn 1ml d/d NaOH
? Nhận xét hiện tượng xảy ra?
? Theo em chất không tan đó là chất gì?
? Viết PTHH Xảy ra?
- G/V: Nhiều d/d muối khác cũng tác dụng với d/d bazơ tạo ra muối mới và bazơ mới
? Em có kết luận gì?
- G/V: Chúng ta đã biết nhiều muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như: KMnO4, KClO3 , CaCO3  
? Viết phương trình hoá học phân huỷ các muối trên.
- Y/c H/S nhắc lại các T/C của muối
- G/V nhấn mạnh t/c2,3,4 để chuyển ý sang nội dung II
HĐII: Tìm hiểu khái niệm và điều kiện của phản ứng trao đổi
G/V: cho h/s quan sát một số phản ứng trao đổi
?Qua 3 P/Ư trên em có nhận xét gì? 
G/V : Những phản ứng dạng này người ta gọi là P/Ư trao đổi
? Theo em phản ứng trao đổi là gì?
- Y/C 1H/S đọc kết luận SGK
- G/V sử dụng một V/D cụ thể để phân tích
-G/V cho H/S làm bài tập: 
Hoàn thành các phương trình phản ứng hoá học sau nếu có (ghi rõ trạng thái của sản phẩm )
 a. Ba(NO3)2 + Na2SO4
 b. Ba(NO3)2 + NaCl..
 c. Na2SO4 + HCl.
 d. Na2CO3 + HCl
 e. NaCl + Ca(OH)2.
- G/V: chữa bài làm của học sinh và hướng H/S chuyển mục mới.
? Hãy nhận xét: các phản ứng xảy ra ( ở B/T ) thì sản phẩm của nó có đặc điểm gì ?
- Vậy theo em điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch là gì?
- Y/C 1H/S đọc kết luận SGK
I. Tính chất hoá học của muối
1. muối tác dụng với kim loại
- H/S: Có một lớp kim loại màu trắng sáng bám ngoài dây đồng, d/d ban đầu không màu chuyển sang màu xanh
- H/S: muối đồng có màu xanh
- H/S: Cu đã tác dụng với AgNO3 để sinh ra Ag bám vào đây đồng
- HS: chất tạo thành gồm Ag và Cu(NO3)2
 Cu + 2AgNO3 à Cu(NO3)2 + 2Ag
- Kết luận: d/d muối có thể tácdụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới 
2. muối tác dụng với axit
- H/S quan sát g/v làm thí nghiệm
- H/S: xuất hiện kết tủa trắng là BaSO4 
- PTHH: BaCl2 + H2SO4 à 
BaSO4 + 2HCl
H/S gồm muối và axit
+ K/L: Dung dịch muối cóthể tác dụng với axit sinh ra muối mới và axit mới
3. muối tác dụng với muối 
H/S:Xuất hiện kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm. 
AgNO3 + NaCl. AgCl + NaNO3
 d/d d/d d/d d/d
Kết luận:
- Hai d/d muối có thể tác dụng với nhau tạo ra hai muối mới.
4. Muối tác dụng với bazơ
H/S: Xuất hiện chất không tan màu xanh
H/S: Là Cu(OH)2
CuSO4 + 2NaOH à Cu(OH)2 + Na2SO4
Kết luận: d/d muối có thể tác dụng với d/d bazơ sinh ra muối mới và bazơ mới
5. Phản ứng phân huỷ
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 +O2
2KClO3 2KCl + 3O2
II. Phản ứng trao đổi trong d/d
1. Nhận xét các phản ứng hoá học của muối ( SGK) 
Các P/Ư này có sự trao đổi các thành phần với nhau
2. Phản ứng trao đổi
+ khái niệm(SGK)
- 1 học sinh lên bảng làm, H/S khác làm vào vở
BaSO4 + NaNO3
- Không xảy ra
- không xảy ra
- NaCl + H2O + CO2
- Không Xảy ra
3. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
- H/S: Sản phẩm hoặc có chất không tan hoặc có chất khí
-H/S: P/Ư xảy ra khi sản phảm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí
- Kết luận : SGK
- Chú ý: Phản ứng Giữa axit và bazơ cũng là phản ứng trao đổi và luôn xảy ra
4 Củng cố và luyện tập
- Yêu cầu một học sinh nhắc lại bài học
- Cho học làm bài tập 4/SGK
- G/V : hướng dẫn h/s cách tra bảng tính tan
- Y/c h/s nhận xét , bổ sung ( nếu có)
đáp án
Với Muối Pb(NO3)2 có các muối: Na2CO3; KCl; Na2SO4
Pb(NO3)2 + Na2CO3 PbCO3 + 2NaNO3
Pb(NO3)2 + 2KCl PbCl2 + 2KNO3
Pb(NO3)2 + Na2SO4 PbSO4 + 2NaNO3
Với BaCl2 có các muối : Na2CO3; Na2SO4
BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl
BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl
5.Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài và làm bài tập:1, 2, 3, 5 – SGK. HSG làm bài 6- SGK
- Bài 9.1- 9.5/ SBT
- Tập tra bảng tính tan và ghi nhớ một số chất quen thuộc

Tài liệu đính kèm:

  • doct13 - t14.doc