Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 33, 34

Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 33, 34

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học học sinh cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hỡnh chớnh, dạng hoạt động hoá học nhất là cacbon vô định hỡnh.

- Sơ lược t/c vật lý của 3 dạng thự hỡnh.

- Tính chất hoá học của cacbon: Cácbon có 1 số t/c hoá học của phi kim. T/c hoá học đặc biệt của cacbon là tính khử ở nhiệt độ cao.

- Một số ứng dụng tương ứng với t/c vật lý và t/c hoỏ học của cacbon.

2. Kĩ năng:

- Biết suy luận từ t/c của phi kim nói chung, dự đoán t/c hoá học của cacbon.

- Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính hấp phụ của than gỗ.

3. TháI độ

- Biết giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

B. CHUẨN Bị CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1 - GV: + mẫu vật: than chỡ, cacbon vụ định hỡnh.

 + Các hoá chất để làm thí nghiệm. Tính hấp phụ của than gỗ.

2 - H/S: + Đọc trớc nội dung bài học.

 

doc 6 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 33, 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17
Ngày soạn: 08/12/2009
Tiết: 33
Ngày dạy: 16/12/2009
CACBON
A. Mục tiêu bài học:
Qua bài học học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Đơn chất cacbon cú 3 dạng thự hỡnh chớnh, dạng hoạt động hoá học nhất là cacbon vụ định hỡnh.
- Sơ lược t/c vật lý của 3 dạng thự hỡnh.
- Tính chất hoỏ học của cacbon: Cỏcbon cú 1 số t/c hoỏ học của phi kim. T/c hoỏ học đặc biệt của cacbon là tớnh khử ở nhiệt độ cao.
- Một số ứng dụng tương ứng với t/c vật lý và t/c hoỏ học của cacbon.
2. Kĩ năng:
- Biết suy luận từ t/c của phi kim núi chung, dự đoỏn t/c hoỏ học của cacbon.
- Biết nghiờn cứu thớ nghiệm để rỳt ra tớnh hấp phụ của than gỗ.
3. TháI độ
- Biết giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
B. Chuẩn bị của thầy và trò:	
1 - GV: + mẫu vật: than chỡ, cacbon vụ định hỡnh.
	+ Cỏc hoỏ chất để làm thớ nghiệm. Tớnh hấp phụ của than gỗ.
2 - H/S: + Đọc trớc nội dung bài học.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
	?. Nêu các phương pháp điều chế clo. Viết PTHH minh hoạ.
3. Nội dung bài mới:
G/V
H/S
HĐ1: Tìm hiểu về các dạng thù hình của cacbon
- Yêu cầu H/S tìm hiểu thông tin SGK và cho biết thế nào là các dạng thù hình của một nguyên tố
- G/V: YCHS đọc thông tin SGK và cho biết cacbon có các dạng thù hình nào?
- G/V: Giới thiệu sơ lược về tính chất của 3 dạng thù hình.
HĐ2: Tìm hiểu tính chất hoá học của cacbon
- G/V: Tiến hành thí nghiệm như SGK.
- G/V: Yêu cầu học sinh mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.
?. Qua kết quả thí nghiệm em có kết luận gì?
?. Kể một số ví dụ chứng tỏ sự hấp phụ của than gỗ.
- G/V: Thông báo: Cacbon tác dụng với một số kim loại. Với H2 ở kiều kiện rất khó khăn: ( 1000 0C)
PTHH: C + 2H2 ---> CH4
- G/V: Gợi ý để H/S nhớ lại phản ứng của cacbon với oxi
?. Trình bày lại hiện tượng của phản ứng giữa cacbon với oxi.
- G/V: Yêu cầu học sinh lên bảng viết PTHH minh hoạ.
- G/V: Tiến hành thí nghiệm như SGK. lưu ý với H/S tỉ lệ giữa C với CuO, một số thủ thuật để đảm bảo thí nghiệm thành công)
- G/V: YCHS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
?. Mô tả hiện tượng xảy ra?
? Giải thích hiện tượng 
?. Viết PTHH
- G/V: Nêu thêm một số ví dụ cacbon khử oxit kim loại.
- G/V: Yêu cầu học sinh đưa ra kết luận.
- G/V: Lưu ý H/S cacbon chỉ tác dụng với một số oxit của kim loại hoạt động trung binh hay yếu mà không tác dụng với oxit của kim loại hoạt đông mạnh như: Al2O3, MgO, Na2O 
HĐ3: Tìm hiểu ứng dụng của cacbon
? Từ tính chất của cacbon hãy nêu một số ứng dụng tương ứng của cacbon mà em biết.
I. Các dạng thù hình của cacbon.
1. Dạng thù hình là gì?
+ Địng nghĩa(SGK)
- H/S: tự nghiên cứu thông tin SGK
- H/S: Một H/S đọc nội dung địng nghĩa SGK.
2. Các dạng thù hình của cacbon.
- H/S: Đọc thông tin SGK.
+ Cacbon có 3 dạng thù hình là: Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
II. Tính chất hoá học của cacbon.
1. Tính hấp phụ:
- H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm.
+ Hiện tượng: Mực bị mất màu.
+ Giải thích: Do than gỗ xốp ( có các khoảng trống không gian) nên có thể giữ lại chất màu trên bề mặt của nó.
+ Kết luận: Than gỗ có tính hấp phụ.
+ V/D: Bình lọc nước, mặt lạ chống độc...
2. Tính chất hoá học.
- H/S: Ghi nhận thông tin.
a, Cacbon tác dụng với oxi
- H/S: Nhớ lại phản ứng đã học và trả lời câu hỏi:
+ Cacbon cháy mãnh liện trong oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.
PTHH: C + O2 ---> CO2 - Q
b, Cacbon tác dụng với oxit kim loại.
- H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm.
- H/S: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Khi nung nóng hỗn hợp CuO (đen) với bột than (đen) kết quả quan sát được là xuất hiện chất rắn màu đỏ, sản phẩm khí sinh ra làm đục nước vôi trong.
+ Giải thích: Phản ứng tạo ra chất mới là đồng (đỏ), nước vôi vẩn đục là do khí cacbonic.
+ PTHH: C + 2CuO ---> 2Cu + CO2
 (r) (r) (r) (k)
+ Kết luận: ở nhiệt độ cao cacbon khử một số oxit kim loại ( oxit của kim loại đứng sau nhôm)
III. ứng dụng của cacbon.
- H/S: Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
+ Tính hấp phụ: Làm dụng cụ lọc nước...
+ Phản ứng cháy: Làm nhiên liệu.
+ Phản ứng khử oxit kim loại dùng điều chế một số kim loại từ oxit tương ứng của chúng...
4. Củng cố – luyện tập.
	- Một H/S trả lời câu hỏi 1/SGK/Tr84
	- Một H/S khác lên bảng làm bài 2/SGK/Tr84.
	Lời giải:
	C + 2CuO ---> 2Cu + CO2
	C + 2PbO ---> 2Pb + CO2
	C + CO2 ---> 2CO
	C + 2FeO ---> 2Fe + CO2
	Các phản ứng trên là phản ứng oxi hoá khử trong đó:
	Chất khử: C
	Chất oxi hoá: CuO, PbO, CO2, FeO.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Làm bài: 3,4,5/SGK/Tr84
	27.1 ---> 27.4/SBT
	- Đọc trước bài các oxit của cacbon.
Tuần: 17
Ngày soạn: 13/12/2009
Tiết: 34
Ngày dạy: 21/12/2009
Các oxit của cacbon
A. Mục tiêu bài học:
Qua nội dung bài học học sinh đạt được:
1. Kiến thức:
- Cacbon tạo 2 oxit tương ứng là CO và CO2.
- CO là oxit trung tính có tính khử mạnh
- CO2 thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của một oxit axit.
- Tính chất vật lí và ứng dụng của CO và CO2.
2. Kĩ năng:
- Rẽn kĩ năng quan sát thí nghiệm qua hình vẽ để rút ra kiến thức.
- Sử dụng những kiến thức đã biết để xây dựng kiến thức mới.
- Có kĩ năng viết các PTHH chứng minh CO có tính khử còn CO2 có tính chất của một oxit axit
3. TháI độ:
- Giáo dục tinh thần hợp tác nhóm.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: + TN1: “ Điều chế khí cacbonic”
	- Một bình kíp cải tiến.
	- dd HCl, muối NaHCO3.
	 + TN2: “ CO2 phản ứng với nước”
	- ống nghiệm đựng nước và giấy quỳ.
2 - H/S: Đọc trướn nội dung bài học.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
	? Thế nào là dạng thù hình của một nguyên tố? Cacbon có các dạng thù hình nào.
	? Trình bày tính chát của cacbon.
3. Nội dung bài mới.	
G/V
H/S
HĐ1: Tìm hiểu tính chất của cacbon
? Hãy cho biết CO được xếp vào nhóm hợp chất nào
- G/V: CO là một oxit trung tính, ở điều kiện thường CO không tác dụng với axit, bazơ và nước.
- G/V: Yêu cầu học sinh nhắc lại một phản ứng hoá học chứng minh CO có tính khử.
- G/V: Giới thiệu hình 3.11/SGK/Tr85 ( hiện tượng: có chất rắn màu đỏ, dd Ca(OH)2 bị vẩn đục)
?. Giải thích hiện tượng xảy ra
- Yêu cầu học sinh viết PTHH.
?. Vai trò của CO trong phản ứng
- G/V: Giới thiệu: Ngoài sắt oxit và đồng oxit thì CO còn khử nhiều kim loại khác ( oxit của kim loại đứng sau nhôm)
- G/V: Yêu cầu học sinh đưa ra kết luận về tính chất của CO
.	
- G/V: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin SGK
HĐ2: tìm hiểu tính chất và ứng dụng của CO2
- G/V: YCHS tự tìm hiểu thông tin SGK
?. Trình bày tính chất vật lí của CO2.
? Nhắc lại TCHH chung của oxit axit.
?. Dự đoán TCHH của CO2 ( một oxit axit điển hình)
- G/v: Làm thí nghiệm biểu diễn ( Như nội dung thí nghiệm SGK)
? Mô tả hiện tượng xảy ra.
?. Giải thích viết PTHH xảy ra.
?. Em có nhận xét gì về H2CO3
- G/V: Yêu cầu học sinh lấy một ví dụ về phản ứng của CO2 với dd kiềm.
- G/V: Yêu cầu học sinh tiếp tục tìm hiểu thông tin SGK và cho biết:
 + sản phẩm tạo thành của phản ứng giữa CO2 với dd kiềm là gì?
 + Sản phẩm tạo thành phụ thuộc yếu tố nào?
- G/V: Lưu ý H/S trường hợp tạo ra hỗn hợp hai muối ( nNaOH: nCO2 lớn hơn 1 và nhỏ hơn 2 )
- G/V: Yêu cầu học sinh lấy một vài V/D.
- G/V: Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK kết hợp với hiểu biết bản thân trình bày những ứng dụng của CO2.
I. Cacbon oxit (CO)
1. Tính chất vật lí.
- H/S: Tự nghiên cứu thông tin SGK.
2. Tính chất hoá học.
- H/S: Nhớ lại kiến thức cũ và cho biết CO là loại hợp chất nào ( oxit trung tính)
a, CO là oxit trung tính
b, CO là chất khử
- H/S: Lấy một V/D cụ thể.
- H/S: Quan sát hình vẽ và nghe G/V giới thiệu.
- H/S: giải thích: chất rắn màu đỏ là đồng còn dd Ca(OH)2 bị vận đục là do khí CO2 tạo thành làm vẩn đục.
+ PTHH: CO + CuO--> Cu + CO2
 (k) (r) (r) (k)
+ CO chiếm oxi của CuO nên CO là chất khử.
+ Kết luận: CO là chất khử.
3. ứng dụng
- H/S: Tự nghiên cứu thông tin SGK và một H/S trình bày trước lớp.
II. Cacbon đi oxit (CO2)
1. Tính chất vật lí.
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK
+ CO2 là chất khí không màu, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy...
2. Tính chất hoá học.
- H/S: Một H/S nhắc lại TCHH chung của oxit axit: + T/D với nước
 + T/D với dd kiềm
 + T/D với dd axit.
- H/S: ...
a, Tác dụng với nước.
- H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm.
+ Hiện tượng: ban đầy quỳ tím chuyển thành màu hồng nhưng khi đun nóng thì lại chuển thành màu tím.
+ Giải thích: ở điều kiện thường CO2 tác dụng với nước tạo axit H2CO3 ( axit yếu) làm quý tím chuyển thành màu hông, nhưng khi đun nóng axit H2CO3 không bền đã phân huỷ thành H2O + CO2 nên lúc này quỳ tím lại chuyển về màu tím. 
- H/S: H2CO3 là axit yếu, không bền.
b. Tác dụng với dd bazơ.
- H/S: Lấy một vài V/D.
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi G/V đặt ra.
+ Sản phẩm có thể là muối axit hay muối trung hoà hoặc cả hai.
+ Sản phẩm tạo thành phụ thuộc tỉ lệ các chất tham gia phản ứng.
c, Tác dụng với oxit bazơ.	
- H/S: Lấy một vài ví dụ.
3. ứng dụng:
- H/S: Đọc thông tin SGK và trình bày những ứng dụng của CO2.
4. Củng cố – Luyện tập
	- YC một H/S nhắc lại nội dung chính của bài.
	- G/V cho H/S làm bài tập: 2,3,4/SGK/Tr87.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Làm bài tập: 1,5/SGK/Tr87.
	- Ôn tập các kiến thức đã học trong học kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docT33 - T34.doc