Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 37, 38

Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 37, 38

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học H/S đạt được:

1. Kiến thức:

- Axit cacbonic là axit yếu, không bền.

- Tính chất của muối cacbonat: Tác dụng với axit, với dd muối, với dd kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic.

- Muối cacbonat có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất.

2. Kỹ năng:

- H/S có kĩ năng tiến hành một số thí nghiệm chứng minh TCHH của muối cacbonat.

- Biết quan sát hiện tượng, mô tả giải thích và kết luận về tính chất dễ bị phân huỷ của muối cacbonat.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức thận trọng, tiết kiêm trong quá trình làm thí nghiệm.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1 - G/V: Chuẩn bị dụng cụ hoá chất cho 3 thí nghiệm:

 +TN1: Tác dụng của dd Na2CO3 và NaHCO3 với HCl

 +TN2: . K2CO3 với dd Ca(OH)2

 +TN3: . Na2CO3 với dd CaCl2.

2- H/S: Xem trước nội dung bài học.

 

doc 6 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 37, 38", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19	
Ngày soạn: 26/12/2009
Tiết: 37
Ngày dạy: 4/1/2010
Axit cacbonic và muối cacbonat
A. Mục tiêu bài học:
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- Axit cacbonic là axit yếu, không bền.
- Tính chất của muối cacbonat: Tác dụng với axit, với dd muối, với dd kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic.
- Muối cacbonat có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất.
2. Kỹ năng:
- H/S có kĩ năng tiến hành một số thí nghiệm chứng minh TCHH của muối cacbonat.
- Biết quan sát hiện tượng, mô tả giải thích và kết luận về tính chất dễ bị phân huỷ của muối cacbonat.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức thận trọng, tiết kiêm trong quá trình làm thí nghiệm.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: Chuẩn bị dụng cụ hoá chất cho 3 thí nghiệm:
	+TN1: Tác dụng của dd Na2CO3 và NaHCO3 với HCl
	+TN2: ...................... K2CO3 với dd Ca(OH)2
	+TN3: ........................ Na2CO3 với dd CaCl2.
2- H/S: Xem trước nội dung bài học.
C. tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ( ko)
3. Nội dung bài mới:
Mở bài: Axit cacbonic và muối cacbonat có những tính chất và ứng dụng gì...
G/V
H/S
HĐ1: Tìm hiểu về axit cacbonic
- G/V: Lưu ý H/S: Sự hoá tan thông thường của CO2 vào nước và sự tác dụng của CO2 với nước để tạo H2CO3.
?. Căn cứ vào sự phân loại và tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ hãy dự đoán TCHH của H2CO3.
- G/V: Yêu cầu H/S nghiên cứu nội dung thí nghiệm SGK ( C/M: H2CO3 là một axit yếu) 
?. Mô tả hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
- G/V: Y/C một H/S đưa ra kết luận thông qua nội dung thí nghiệm.
HĐ2: Tìm hiểu về muối cacbonat
- G/V: Y/C H/S nghiên cứu thông tin SGK.
?. Muối cacbonat được phân thành mấy loại? Đó là nhừng loại nào? Cho VD.
a, Tính tan.
- G/V: Yêu cầu một H/S trình bày tính tan của muối cacbonat.
b, Tính chất hoá học:
?. Dự đoán tính chất hoá học của muối cacbonat
- G/V: Tổ chức cho H/S tiến hành các thí nghiệm kiểm chứng:
+TN1: Tác dụng với axit.
 - Nhỏ 1ml dd HCl vào ống nghiệm 1 đựng 1 ml dd Na2CO3.
- Nhỏ 1ml dd HCl vào ống nghiệm 2 đựng 2ml KHCO3.
+TN2: Tác dụng với dd bazơ:
- Lần lượt nhỏ vài giọt dd Na2CO3 và KHCO3 vào 2 ống nghiệm đều đựng dd Ca(OH)2.
+TN3: Tác dụng với dd muối:
- Nhỏ vài giọt dd K2CO3 vào ống nghiệm đựng 1 ml dd CaCl2.
+TN4: Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ:
- Nung CaCO3.
- Nung NaHCO3.
- Nung Na2CO3.
Sau đó thử các sản phẩm trong các phản ứng này bằng quỳ tím ẩm.
?. Qua kết quả 4 TN em có kết luận gì? Cho VD minh hoạ.
- G/V: Bổ sung một số lưu ý cho H/S:
+ Muối cacbonat axit tác dụng với dd kiềm tạo muối trung hoà và nước.
+ Phản ứng giữa muối cacbonnat trung hoà với các hợp chất khác tuân theo diều kiện phản ứng trao đổi.
.
I. Axit cacbonic ( H2CO3 )
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí:
- H/S: Tự nghiên cứu thông tin SGK và rút ra kết luận --> Một H/S đứng tại chỗ trình bày.
2. Tính chất hoá học:
- H/S: Đưa ra dự đoán của mình.
- H/S: Nghiên cứu nội dung thí nghiệm SGK và cử một H/S lên trình bày thí nghiệm trước lớp, các H/S khác quan sát.
- H/S: Ban đầu quỳ tím chuyển thành màu hồng, khi đun nóng quý tím lại chuyển sang màu tím.
+ Kết luận: Axit H2CO3 là một axit yếu, không bền.
II. Muối cacbonat.
1, Phân loại:	
- H/S: Tự nghiên cứu thông tin SGK, và trả lời câu hỏi.
 Kết luận: 
Muối cacbonat được phân thành hai loại:
+ Muối cacbonat trung hoà.
 VD: Na2CO3, K2CO3, CaCO3...
+ Muối cacbonat axit.
 VD: NaHCO3, KHCO3, Ca(HCO3)2.. 
2. Tính chất:
- H/S: Xem bảng tính tan và đưa ra nhận xét về tính tan của muối cacbonat:
+ Đa số muối cacbonat trung hoà không tan trong nước ( Trừ Na2CO3, K2CO3...)
+ Hầu hết muối cacbonat axit tan trong nước. 
- H/S: Đưa ra dự đoán của mình:
 + P/ư với axit.
 + P/ư với dd kiềm
 + P/ư với dd muối.
 + Bị nhiệt phân huỷ.
- H/S: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, mỗi nhóm một thí nghiệm.Trong quá trình làm thí nghiệm các nhóm quan sát các hiện tượng xảy ra và ghi lại các hiện tượng đó.
- H/S: Cử đại diện nhóm báo cáo thí nghiệm trước lớp theo nội dung:
 + Cách tiến hành thí nghiệm.
 + Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
 + Giải thích hiện tượng, viết PT.
 + Kết luận thông qua kết quả TN.
- H/S: Các H/S ở nhóm khác bổ sung cho nội dung trả lời của bạn.
- Y/C: Hiện tượng trong các TN là:
+TN1: Xuất hiện bọt khí.
+TN2: Xuất hiện kết tủa trắng
+TN3: Xuất hiện kết tủa trắng.
+TN4: Quỳ tím chuyển thành màu hồng...
- H/S: Đưa ra kết luận và viết các PTHH minh hoạ.
Kết luận: 
- Muối cacbonat T/D với dd axit ---> muối mới + H2O + CO2.
- Một số muối cacbonat T/D với dd kiềm---> Muối mới.
- Một số muối cacbonat T/D với dd muối ---> 2 muối mới.
- Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ:
 MAX ---> MTH + CO2 + H2O
 MTH---> oxit bazơ + CO2 ( trừ Na2CO3, K2CO3...)
3. ứng dụng
- H/S: Tự nghiên cứu thông tin SGK sau đó trình bày lại trước lớp.
4. Củng cố- Luyện tập.
	- Y/C một H/S nhắc lại nội dung chính của bài:
	+ Tính chất của H2CO3.
	+ Tính chất của muối cacbonat.
Tổ chức cho H/S làm bài tập 4 ( đáp án đúng là D)
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Xem bảng tính tan của muối cacbonat.
	- Học thuộc tính chất của axit cacbonic và muối cacbonat.
	- Làm bài tập: 1,2,3,5/SGK/Tr91 và bài 29.1 ---> 29.5/SBT
	- Đọc trước bài “ Silic. công nghiệp silicat”
	- Đọc thêm phần “ Chu trình cacbon trong tự nhiên” và phần “ Em có biết”
Tuần: 19	
Ngày soạn: 26/12/2009
Tiết: 38
Ngày dạy: 6/1/2010
silic. công nghiệp silicat
A. Mục tiêu bài học:
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- Silic là phi kim hoạt động hoá học yếu, silic là chất bán dẫn.
- Silic đioxit là chất có nhiều trong thiên nhiên ở dưới dạng đất sét, cao lanh, thạch anh, silic đioxit là một oxit axit.
- Công nghiệp silicat gồm sản xuất gốm sứ, sản xuất xi măng, sản xuất thuỷ tinh.
2. Kĩ năng:
- Biết mô tả quá trính sản xuất tứ sơ đồ lò quay sang sản xuất clanhke.
3. Thái độ:
- H/S có thái độ yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: + Một số tranh, mẫu vật về đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, xi măng.
 + Sơ đồ sản xuất sứ, thuỷ tinh, xi măng.
2 - H/S: + Chuẩn bị một số mầu vật đất sét, cát trắng.
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
	?. Nêu tính chất hoá học của muối cacbonat? Viết PTHH minh hoạ.
3. nội dung bài học:
Mở bài: Silic và hợp chất của silic có tín chất và ứng dụng gì? ....
G/V
H/S
HĐ1: Tìm hiểu về silic
?. Trong thiên nhiên silic tồn tạn ở dạng nào?
- G/V: Cho H/S quan sát một số mẫu vật có chứa các loại hợp chất của silic
- G/V: Bổ sung : Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxi.
? Nêu tính chất vật lí của silic.
- G/V bổ sung: Khả năng dẫn điện của silic càng tăng khi nhiệt độ càng tăng -> làm vật liệu bán dẫn, linh kiện điện tử.
?. Nhận xét về mức độ hoạt động hoá học của silic so với các phi kim khác.
- G/V: Giới thiệu phản ứng của silic với oxi:
 Si + O2 ---> SiO2
 (r) (k) (r)
HĐ2: Tìm hiểu về SiO2
?. Về mặt phân loại silic thuộc loại hợp chất nào?
?. Dự đoán tính chất của silic đioxit.
- G/V: yêu cầu H/S nghiên cứu thông tin SGK.
?. Trình bày TCHH của silic đioxit.
- G/V: SiO2 là oxit axit nhưng không tác dụng với nước ( SiO2 thành phần chính của cát trắng)
HĐ3: Tìm hiểu về công nghiệp silicat
- G/V: Y/C H/S đọc thông tin SGK.
?. Em hiểu gì về công nghiệp silicat.
?. Sản phẩm đồ gốm gồm những dạng nào.
?. Nguyên liệu để sản xuất gốm sứ là gì.
?. Mô tả những công đoạn sản xuất gạch ngói.
a, Nguyên liệu: Đất sét, đá vôi, cát.
b, Các công đoạn chính.
- G/V: Dùng tranh hình 3.20 mô tả các công đoạn chính của quá trình sản xuất xi măng.
c, Các cơ sở sản xuất xi măng.
a, Nguyên liệu:
?. Thành phần chính của thuỷ tinh.
?. Nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh.
b, Các công đoạn chính.
- G/V: Giới thiệu như SGK
?. Các phản ứng hoá học nào đã xảy ra khi trộn hỗn hợp trên ở nhiệt độ cao.
c. Các cơ sở sản xuất chính.
I. Silic.
1. trạng thái tự nhiên.
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK
- H/S: Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất ( trong cát trắng, đất sét, cao lanh)
- H/S: Quan sát mẫu vật.
2. Tính chất:
a, Tính chất vật lí.
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK và trả lới câu hỏi.
+ Silic lá chất rắn, màu xám, dẫn điện kém.
b. Tính chất hoá học.
- H/S: Silic hoạt động yếu hơn Clo, cacbon.
II. Silic đioxit ( SiO2)
- H/S: Thuộc nhóm oxit axit.
- H/S: Đưa ra dự đoán của mình.
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK
- H/S: Trình bày lại TCHH của SiO2 và lên bảng viết PTHH minh hoạ.
+ Tác dụng với kiềm ở nhiệt độ cao.
 SiO2 + 2NaOH --> Na2SiO3 + H2O
+ Tác dụng với oxit bazơ ở nhiệt độ cao.
 SiO2 + CaO ---> CaSiO3
III. Sơ lược về công nghiệp silicat
- H/S: Đọc thông tin SGK.
+ Là ngành công nghiệp sản xuất đồ gốm, thuỷ tinh, xi măng từ những hợp chất thiên nhiên của silic và hợp chất khác.
1. Sản xuất đồ gốm.
- H/S: Gồm: Gạch, ngói, sành, sứ.
a, Nguyên liệu:
- H/S: Đất sét ( cao lanh), thạch anh ( cát trắng), fenpat.
b, Các công đoạn chính.
- H/S: ...
c,. Các cơ sở sản xuất chính.
- H/S: Dựa vào vốn hiểu biết của bản thân trình bày những cơ sở sản xuất chính
2. Sản xuất xi măng.
- H/S: Đọc thông tin SGK, trình bày trước lớp 
- H/S: Quan sát trang hinh, ghi nhớ các công đoạn sản xuất chính.
- H/S: ...
3, Sản xuất thuỷ tinh
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi.
+ Gồm: Na2SiO3 và CaSiO3 
+ Cát trắng, đá vôi, sô đa.
+ Các phản ứng:
CaCO3 ---> CaO + CO2.
CaO + SiO2 --> CaSiO3
Na2CO3 + SiO2 --> Na2SiO3 + CO2
- H/S:..
4. củng cố – Luyện tập.
	- Y/C một H/S nhắc lại nội dung chính của bài.
	?. trình bày quá trính sản xuất gốm, sản xuất xi măng, sản xuất thuỷ tinh.
5. Hướng dần học ở nhà.
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Làm bài 2,3,3/SGK.
	- Xem trước bài “ Sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học”

Tài liệu đính kèm:

  • docT37 - 38.doc