Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 39 đến tiết 42

Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 39 đến tiết 42

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Qua bài học H/S đạt được:

1. Kiến thức:

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố.

- Cấu tạo bảng tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm: Ô nguyên tố, nhóm, chu kì.

- Dựa vào vị trí của nguyên tố( 20 nguyên tố đầu ) suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố và ngược lại.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.

3. TháI độ:

- Giáo dục tinh thần yêu thích môn học.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1 - G/V: + Bảng tuần hoàn.

 + Hình 3.22 phóng to.

 + Chu kì 2,3 và nhóm I, VII phóng to.

2 - H/S: + Ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử.

 + Xem trước nội dung bài học.

 

doc 12 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 39 đến tiết 42", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Ngày soạn: 03/1/2010
Tiết: 39
Ngày dạy: 11/1/2010
Sơ lược về hệ thống tuần hoàn 
các nguyên tố hoá học
A. Mục tiêu bài học.
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm: Ô nguyên tố, nhóm, chu kì.
- Dựa vào vị trí của nguyên tố( 20 nguyên tố đầu ) suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố và ngược lại.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
3. TháI độ:
- Giáo dục tinh thần yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: + Bảng tuần hoàn.
	 + Hình 3.22 phóng to.
	 + Chu kì 2,3 và nhóm I, VII phóng to.
2 - H/S: + Ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử.
	+ Xem trước nội dung bài học.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp.
2. kiểm tra bài cũ: ( kiểm tra trong khi nghiên cứu kiến thức liên quan)
3. Nội dung.
	Mở bài: Ngày nay người ta đã tìm ra được hơn 100 nguyên tố hoá học. Để biết các nguyên tố hoá học này có mối liên hệ gì với nhau không bài học ...
G/V
H/S
HĐ1: Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.
- G/V: Y/C học sinh đọc thông tin SGK và cho biết các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc nào.
- G/V: Cho H/S so sánh về điện tích hạt nhân và vị trí của hai nguyên tố: Na, Mg
- G/V:Bổ sung thông tin: Trước đây người ta sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của nguyên tử khối. Điều này có một số trường hợp ngoại lệ
HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của bảng tuần hoàn
- G/V: Y/C học sinh quan sát bảng tuần hoàn, giới thiệu sơ qua về nhóm, chu kì và ô nguyên tố.
- G/V: Y/C học sinh quan sát ô 12 để tìm hiểu thông tin.
?. Nhìn vào ô 12 ta biết được thông tin gì về nguyên tố.
- G/V: Y/C học sinh cho biết thông tin ô số 11, 13.
?. Số hiệu nguyên tử cho ta biết thông tin gì về nguyên tố.
?. Số hiệu nguyên tử của Mg là 12 cho ta biết điều gì.
?. Vậy ô nguyên tố cho ta biết điều gì.
- G/V: Y/C học sinh quan sát ô 15, 16, 17 và cho biết ý nghĩa của các con số, kí hiệu trong các ô đó.
- G/V: Giới thiệu qua về các chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn.( gồm mấy chu kì, mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố)
- G/V: Y/C học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
?. Chu kì 1 gồm các nguyên tố nào? Điện tích hạt nhân thay đổi ra sao?
?. Số lớp e của H, He là bao nhiêu.
?. Chu kì 2, 3..
?. Nguyên tử của các nguyên tố trong một chu kì có đặc điểm gì giống nhau.
?. Chu kì là gì.
?. Số thứ tự của chu kì liên hệ gì với số lớp e nguyên tử của nguyên tố.
- G/V: Cho H/S áp dụng vào một vài ví dụ:
?. Nếu Ca là một nguyên tố trong chu kí 4 thì nguyên tử của nguyên tố ca có mấy lớp e.
?. Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm.
- Lưu ý H/S số thứ tự của nhóm được biểu thị bằng số la mã.
- G/V: Y/C học sinh thảo luận nhóm để trả lời các nội dung sau:
?. Trong nhóm I điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố thay đổi như thế nào.
?. Số e lớp ngoài cùng là bao nhiêu.
?. ở nhóm VII ....
?. Nhóm nguyên tố là gì.
?. Số thứ tự của nhóm có mối liên hệ gì với số e lớp ngoài cùng.
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK.
- H/S: Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- H/S: Na có điện tích hạt nhân bé hơn Mg nên Na xếp trước Mg trong bảng hệ thống tuần hoàn.
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn.
- H/S: Quan sát bảng, 
1. Ô nguyên tố.
- H/S: Nghiên cứu thông tin qua ô số 12.
- H/S: ...
- H/S: Trả lời, các H/S khác bổ sung.
+ Số hiệu nguyên tử cho biết:
Số đơn vị điện tích hạt nhân.(số p)
Số e trong nguyên tử.
Số thứ tự của nguyên tố.
- H/S: ...
+ Ô nguyên tố cho biết:
Số hiệu nguyên tử.
Kí hiệu hoá học.
tên nguyên tố.
Nguyên tử khối. 
- H/S: 3 H/S trả lời, mỗi H/S trả lời về thông tin một ô.
2. Chu kì:
- H/S: Ghi nhớ.
- H/S: Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời câu hỏi:
+ Gồm H, He.
+ Từ 1+ đến 2+
+ 1lớp.
....
+ Nguyên tử của các nguyên tố trong một chu kì có cùng số lớp e.
+ Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
+ Số lớp e = Số thứ tự của chu kì.
+ Có 4 lớp e trong nguyên tử.
3. Nhóm:
- H/S: Quan sát bảng HTTT các NTHH.
+ Có 8 nhóm.
- H/S: Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
...
+ Là nhóm các nguyên tố có cùng số e lớp ngoài cùng trong nguyên tử của nguyên tố.
+ Số TT của nhóm = Số e lớp ngoài cùng.
4. Củng cố – Luyện tập.
	- YCHS nhắc lại nội dung chính của bài:
	+ Ô nguyên tố cho biết gì.
	+ Chu kì làg gì.
	+ Mối quan hệ giữa số thứ tự của chi kì với số lớp e.
	+ Nhóm là gì.
	+ Mối liên hệ giữa số TT của nhóm với số e lớp ngoài cùng.
G/V cho H/S làm bài tập 3,4/SGK/Tr101.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại npoij dung bài học.
	- Làm bài tập: 7/SGK/Tr101 và bài 31.2; 31.6a; 31.5/SBT
`	- Xem trước hai phân còn lại của bài.
	- Ôn lại TCHH của một số kim loại, phi kim
Tuần: 20
Ngày soạn: 03/1/2010
Tiết: 40
Ngày dạy: 13/1/2010
Sơ lược về hệ thống tuần hoàn 
các nguyên tố hoá học (t2)
A. Mục tiêu bài học.
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- Sự biến thiên các tính chất của nguyên tố trong chu kì và trong nhóm.
- ý nghĩa của bảng HTTT các NTHH.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
3. TháI độ:
- Giáo dục tinh thần yêu thích bộ môn
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: + Bảng tuần hoàn.
2 - H/S: + Xem lại tính chất của một số đơn chất.
C. tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp.
2. kiểm tra bài cũ: 
?. Chu kì là gì? Nhóm nguyên tố là gì? Các nguyên tố cùng nhóm, cùng chu kì có đặc điểm gì.
3. Nội dung.
G/V
H/S
HĐ1:Tìm hiểu sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong bảng HTTH
- G/V: Y/C học sinh đọc thông tin SGK.
?. Số e lớp ngoài cùng biến đổi như thế nào từ Li đến Ne.
?. Sự biến đổi tính kim loại , tính phi kim thể hiện như thế nào.
? Quan sát bảng HTTH em rút ra nhận xét gì về sự biến đổi về số lớp e, tính chất của các nguyên tố trong một nhóm.
- G/V: Y/C học sinh vận dụng để phân tích nhóm I và nhóm III.
HĐ2: Tìm hiểu ý nghĩa của bảng tuần hoàn
VD1: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì 3 nhóm VII.
?. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố lân cận.
Đáp án:
- SHNT 17 --> ĐTnh 17+, có 17 e.
- Chu kì 3--> Có 3 lớp e.
- Nhóm VII --> Có 7 e lớp ngoài cùng.
- Cuối chu kì 3 --> Là phi kim mạnh hơn S và nhỏ hơn F ( nguyên tố đứng trên).
VD2 ( bài tập 1/SGK)
- G/V: YC một H/S trình bày trước lớp.
Đ/á:
a, Nguyên tố có số hiệu 17.
- ĐT hạt nhân 17+, có 17 e.
- Chu kì 2 --> có 2 lớp e.
- Nhóm V --> có 5 e lớp ngoài cùng.
- Là phi kim có tính phi kim mạnh hơn C, yếu hơn O, mạnh hơn S.
- G/V: Cho H/S làm một vài VD cụ thể.
VD1: Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +16, gồm 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 6e.
?. Hãy cho biết vị trí và tính chất của X.
- G/V: Tiếp tục cho H/S làm bài tập 2/SGK.
III. Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong bảng HTTT.
1. Trong một chu kì.
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp quan sát bảng HTTH.
+ Số e lớp ngoài cùng tăng từ 1 đến 8.
+ Trong một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.
2. Trong một nhóm.
- H/S: Trong một nhóm, theo chiêu tăng của điện tích hạt nhân thì:
 + Số lớp e tăng.
 + Tính kim loại tăng dần đổng thời tính phi kim giảm dần.
IV. ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của chất.
- H/S: Tìm hiểu nội dung yêu cầu của bài
- H/S: Đưa ra nhận xét của mình theo các nội dung sau:
 + Số hiệu nguyên tử --> ĐTHN --> Số e
 + Chu kì ---> Số lớp.
 + Nhóm ---> Số e lớp ngoài cùng.
 + Vị trí trong chu kì, nhóm ---> tính kim loại, tính phi kim.
- H/S: Nghiên cứu nội dung của bài sau đó 3 H/S lên bảng trình bày, H/S khác bổ sung.
b, Nguyên tố có số hiệu nguyên tử 12:
- ĐT hạt nhân 12+, có 12e.
- Chu kì 3 --> có 3 lớp e.
- Nhóm 2 --> có 2e lớp ngoài cùng.
- Là một kim loại mạnh.
+ So sánh tính kim loại:
 Na > Mg > Al.
 Ca > Mg > Be
2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố.
- H/S: Nghiên cứu nội dung bài sau đó trình bày đáp án của mình trước lớp.
Đáp án:
X có điện tích +16 --> X ở ô 16.
6 e lớp ngoài cùng --> nhóm VI
3 lớp e ---> chu kì 3.
X là một phi kim (S).
Tính phi kim: Cl > S > P
- Một H/S lên bảng làm bài tập 2, H/S khác nhận xét bổ sung.
4. Củng cố – Luyện tập.
	- G/V yêu cầu một vài H/S đọc ghi nhớ SGK.
	- G/V cho H/S làm bài tập 4/SGK.
	Đáp án: Br2 + 2Na --> 2NaBr
 Br2 + H2 --> 2HBr
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Học thuộc quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm.
	- Ôn lại chương phi kim.
Tuần: 21
Ngày soạn: 10/1/2010
Tiết: 41
Ngày dạy: 18/1/2010
Luyện tập chương III
A. Mục tiêu bài học.
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá các kiến thức đã học của chương:
	+ Tính chất chung của phi kim và tính chất của một số phi kim điển hình.
	+ Cấu tạo và sự biến thiên tính chất của chất trong bảng hệ thống tuần hoàn.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập liên quan.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: + Hệ thống câu hỏi để hướng dẫn H/S ôn tập.
	 + Một số phiếu học tập.
2 - H/S: + Ôn lại kiến thức của chương.
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Tổ chức lớp.
2. kiểm tra bài cũ: ( kiểm tra trong khi luyện tập)
3. Nội dung.
G/V
H/S
HĐ1: Ôn lại tính chất hoá học của phi kim
- G/V: Yêu cầu H/S dựa vào sơ đồ 1/SGK/Tr102 để khái quát tính chất của phi kim.
- G/V: Cho H/S làm bài tập:
Cho các chất SO2, H2SO4, SO3, H2S, FeS, S. Hãy lập sơ đồ chuyển đổi gồm các chất trên để thể hiện TCHH của S. Viết PTHH
?. Từ sơ đồ trên hãy chỉ rõ loại chất cụ thể và đưa về sơ đồ biểu diễn TCHH chung của phi kim.
a, Clo.
- G/V: Cho H/S làm bài tập:
Cho các chất: Cl2, NaClO, NaCl, HCl.
Hãy lập sơ đồ biểu diễn tính chất hoá học của clo. Viết PTHH minh hoạ.
- G/V: Y/C một H/S chỉ vào sơ đồ trước lớp trình bày TCHH của clo.
b, Cacbon và hợp chất của cacbon.
- G/V: Cho H/S làm bài tập:
Hày hoàn thành các PTHH sau:
C + O2 --> 
C + CO2 -->
CO2 + CaO -->
CaCO3 --->
CO2 + NaOH -->
Na2CO3 + HCl -->
CO + O2 -->
?. Từ kết quả của các phản ứng vừa thực hiện hãy thiết lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chất: C, CO2, CaCO3, CO, Na2CO3.
- G/V: Dùng sơ đồ 3/SGK để hệ thống lại tính chất của cacbon và hợp chất của nó.
HĐ2: Ôn tập về các quy luật của bảng hệ thống tuần hoàn.
a, Cấu tạo bảng tuần hoàn.
b, Sự biến đổi tính chất của chất trong bảng hệ thống tuần hoàn.
c. ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
Bài tập:
Nguyên tố A có điện tích hạt nhân nguyên tử là +20, có 2 e lớp ngoài cùng và số lớp e là 3.
Hãy xác định vị trí của A trong bảng tuần hoàn và so sánh tính chất của A với các nguyên tố lân cận.
1. Tính chất hoá học của phi kim.	
- H/S: Dựa vào sơ đồ SGK nêu tính chất của phi kim:
 + tác dụng với kim loại.
 + Tác dụng với oxi
 + Tác dụng với hidro.
- H/S: Thảo luận nhóm hoàn thiện bài tập --> Cử đại diện trình bày trước lớp.
+ Đáp án:
 H2S SO2 ---> SO3 ---> H2SO4
 FeS 
- PTHH: ... 
- H/S: lên bảng viết sơ đồ và trình bày tính chất hoá học chung của phi kim.
2. Tính chất hoá học của một số phi kim cụ thể:
- H/S: Nghiên cứu nội dung của bài --> một H/S trình bày trước lớp, các H/S khác bổ sung.
HCl NaClO
- H/S: Sử dụng sơ đồ để trình bày TCHH của clo.
- H/S: Cá nhân hoàn thành bài tập, một H/S trình bày trước lớp.
1. C + O2 ---> CO2
2. C + CO2 ---> 2CO
3. CO2 + CaO ---> CaCO3
4. CaCO3 ---> CaO + CO2
5. CO2 + 2NaOH ---> Na2CO3 + H2O
6. Na2CO3 + HCl --> 2NaCl + H2O + CO2
7. CO + O2 ---> 2CO2	
- Đáp án: Sơ đồ 3/SGK/Tr103.
3. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- H/S: Nhắc lại ý nghĩa ô nguyên tố, khái niệm chu kì, nhóm nguyên tố.
- H/S: Trình bày quy luật biến thiên tính chất của các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm.
- H/S: Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập ---> đại diện trình bày trước lớp, các H/S khác nhận xét bổ sung.
Đáp án:
Điện ticha hạt nhân +20 --> Ô số 20
Có 2 e lớp ngoài cùng -->nhóm 2
có 3 lớp e --> thuộc chu kì 3
So sánh với các nguyên tố lân cận: Sc < Ca < K
 Mg < Ca < Sr
4. Củng cố – Luyện tập
	- Y/C HS nhắc lại nội dung chính của bài.
	- Một H/S lên bảng làm bài tập 4/SGK.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
	- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- Làm bài tập: 1,2,3,5,6/SGK/127
	- Xem trước nội dung bài thực hành.
Tuần: 21
Ngày soạn: 10/1/2010
Tiết: 42
Ngày dạy: 20/1/2010
thực hành: tính chất của phi kim
và hợp chất của nó
A. Mục tiêu bài học.
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- Khắc sâu kiến thức về phi kim, tính chất đặc trưng của muối cacbonat, muối clorua.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thực hành hoá học, giải bài tập thực hành hoá học.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức nghiêm túc cẩn thận trong thực hành hoá học.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: Chuẩn bị thí nghiệm cho 4 nhóm:
	- TN1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao.
	+ Hoá chất: Bột CuO, than mới điều chế nghiền nhỏ.
	+ dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn.
	- TN2: Muối NaHCO3.
	- TN3: Muối NaCl, Na2CO3, CaCO3, nước, dd AgNO3
2 - H/S: Đọc trước nội dung bài T/H
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp.
2. kiểm tra bài cũ: ( không)
3. Nội dung.
G/V
H/S
HĐ1: Tiến hành làm một số thí nghiệm
- G/V: Yêu cầu H/S nghiên cứu thông tin SGK.
?. Để tiến hành thí nghiệm ta cần chuẩn bị dụng cụ hoá chất gì.
- G/V: Lưu ý H/S : Bột CuO và bột than phải khô và lấy theo tỉ lệ 1:3
- G/V: Hướng dẫn H/S cách lắp dụng cụ TN.
+ Lưu ý: ống nghiệm phải đặt nằm ngang và phải được cố định trên giá.
- G/V: Tới từng nhóm kiểm tra các thao tác làm thí nghiệm và kết quả thí nghiệm của từng nhóm.
- G/V: Yêu cầu H/S báo cáo TN.
+ Lưu ý: nút đậy ống nghiệm phải kín để đảm bảo khí CO2 tao ra được sục vào dd Ca(OH)2.
?. Nêu cách nhận biết 3 muối : CaCO3, NaCl, Na2CO3.
- G/V: tổ chức cho các nhóm tiến hành TN nhận biết 3 muối trên.
- G/V: Kiểm tra kết quả TN của từng nhóm.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh viết bản tường trình thí nghiệm
- G/V: Hướng dẫn H/S viết bản tường trình.
I. Tiến hành thực hành.
1. Thí nghiệm1 “ Cacbon khử CuO”
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK tìm hiểu các bước tiến hành TN.
- H/S: Trình bày các dụng cụ hoá chất dùng cho TN.
- H/S: Ghi nhớ cách lắp dụng cụ và tiến hành thí nghiệm.
- H/S: Tổ chức tiến hành thí nghiệm theo từng nhóm, quan sát và ghi lại các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
- H/S: Cử đại diện báo cáo TN:
+Hiện tượng: Hỗn hợp có màu đỏ, dd nước vôi trong vẩn đục.
+ Giải thích: C đã khử CuO tạo Cu nên sản phẩm thấy có màu đỏ, còn CO2 làm đục nước vôi trong.
+ PTHH: 2CuO + C --> 2Cu + CO2
+ Kết luận: C có tính khử. 
2. Thí nghiệm 2 “ Nhiệt phân muối NaHCO3” ( cách thức tổ chức như TN1)
- H/S: Báo cáo TN:
+ HT: Có hơi nước bám trên thành ống nghiệm, dd nước vôi trong vẩn đục.
+ Giải thích: NaHCO3 đà bị phân huỷ bởi nhiệt tạo muối Na2CO3, H2O và CO2
+ PT: 2NaHCO3--->Na2CO3 +H2O+ CO2
3. Thí nghiệm 3 “ nhận biết muối cacbonat và muối clorua”
- H/S: Dùng nước thử tính tan ta nhận ra CaCO3 do không tan.
+ Dùng axit nhận ra Na2CO3 do phản ứng tạo bọt khí.
+ Muối còn lại là NaCl.
- H/S: Tổ chức tiến hành TN nhóm:
+ Mỗi nhóm cần 3 ống nghiệm đựng 3 muối trên, nước cất, dd HCl.
- H/S: Báo cáo TN trước lớp.
II. Viết bản tường trình.
- H/S: Viết bản tường trình theo mẫu cho trước.
4. Công việc cuối buổi thực hành.
	- Hướng dẫn H/S thu hồi hoá chất, rửa dụng cụ TN, thu dọn vệ sinh phòng học.
	- Nhận xét đánh giá ý thức tham gia thực hành của H/S
5. Hướng dẫn học ở nhà.
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Ôn lại kiến thức của chương.
	- Đọc trước bài “ Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ”

Tài liệu đính kèm:

  • docT39 - T42.doc