Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 45, 46

Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 45, 46

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Qua bài học H/S đạt được:

1. Kiến thức:

- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của metan.

- Biết định nghĩa liên kết đơn và phản ứng thế.

- Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của mê tan

2. Kĩ năng:

- Viết được phương trình hoá học của phản ứng thế.

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ và sử dụng nguồn khí tự nhiên

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1 - G/V: + Mô hình phân tử metan.

 + Hoá chất: Khí mê tan, dd Ca(OH)2.

 + Dụng cụ: ống thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, bật lửa.

2 - H/S: + Đọc trước nội dung bài học.

 

doc 6 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1321Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 45, 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23
Ngày soạn: 23/1/2010
Tiết: 45
Ngày dạy: 01/2/2010
Bài 36: Metan (CH4 = 16)
A. Mục tiêu bài học.
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của metan.
- Biết định nghĩa liên kết đơn và phản ứng thế.
- Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của mê tan
2. Kĩ năng:
- Viết được phương trình hoá học của phản ứng thế.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ và sử dụng nguồn khí tự nhiên
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: + Mô hình phân tử metan.
	 + Hoá chất: Khí mê tan, dd Ca(OH)2.
	 + Dụng cụ: ống thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, bật lửa.
2 - H/S: + Đọc trước nội dung bài học.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức lớp.
2. kiểm tra bài cũ: 
?. Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
?. Một H/S làm bài tập 5/SGK/Tr112
3. Nội dung.
	Mở bài: Metan là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng cho đời sống và cho công nghiệp. Vậy metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào?
G/V
H/S
HĐ1: Tìm hiểu trạng tháI tự nhiên và tính chất vật lí của metan
- G/V: Yêu cầu H/S đọc thông tin SGK kết hợp với sự hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi:
?. Trong tự nhiên khí metan có ở đâu.
- G/V: Giới thiệu cách thu khí metan từ bùn ao ( giải thích hiện tượng bọt khí ở ao )
- G/V: Yêu cầu H/S quan sát túi đựng khí metan
?. Nhận xét trạng thái, màu sắc, mùi vị.
- G/V: Y/C H/S tính tỉ khối của metan so với không khí từ đó rút ra kết luận về độ nặng nhẹ của khí metan so với không khí
?. Vậy để thu khí metan bằng phương pháp đẩy không khí thì ống nghiệm phải được đặt như thế nào.
HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử metan
- G/V: Sử dụng mô hình phân tử metan để giới thiệu về cấu tạo phân tử metan.
- G/V: Y/C H/S biểu diễn CTCT của metan
- G/V: Lưu ý H/S liên kết C-H là liên kết đơn, liên kết đơn có đặc điểm là dễ tham gia phản ứng thế và khó tham gia phản ứng cộng, góc độ giữa các liên kết trong không gian là 109,50.
HĐ3: Tìm hiểu tính chất hoá họcvà ứng dụng của metan
- G/V: Làm thí nghiệm biểu diễn như SGK.
?. Mô tả hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
?. Giải thích hiện tượng, viết PTHH xảy ra trong thí nghiệm.
- G/V: Yêu cầu H/S tự nghiên cứu nội dung thí nghiệm qua SGK, rồi trình bày lại cách tiến hành, hiện tượng, giải thích và viết PTHH.
- G/V: Sử dụng phương trình dạng không thu gọn để lưu ý học sinh sự thay thế nguyên tử H trong CH4 bằng nguyên tử Cl tử đó củng cố khái niệm phản ứng thế trong hoá học hữu cơ.
?. Trình bày ứng dụng của metan.
- G/V: Y/C H/S trình bày cơ sở khoa học của những ứng dụng này.
I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí.
+ Trạng thái tự nhiên:
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi.
+ Có trong khí thiên nhiên ( mỏ khí) trong mỏ dầu, mỏ than, khí bùn ao, khí biogar.
+ Tính chất vật lí
- H/S: Quan sát túi PE đựng khí metan
+ Là chất khí không màu, không mùi.
- H/S: Tính tỉ khối của metan so với không khí rồi rút ra kết luận metan nhẹ hơn không khí.
+ ống nghiệm phải được úp ngược.
II. Cấu tạo phân tử.	
- H/S: Quan sát mô hình.
- H/S: Một H/S biểu diễn CTCT trên bảng, các H/S khác nhận xét bổ sung.
- H/S: ghi nhớ thông tin.
III. Tính chất hoá học
1. Tác dụng với oxi.
- H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm, ghi lại hiện tượng xảy ra.
+ Hiện tượng: Metan cháy với ngọn lửa màu xanh, thành ống nghiệm có những giọt nước. khi rót dd Ca(OH)2 vào ống nghiệm thì dd bị vẩn đục.
+ Giải thích: metan cháy trong oxi tạo ra nước và CO2 ( làm vẩn đục nước vôi trong)
+ PTHH: CH4 + 2O2 --> CO2 + 2H2O
 (k) (k) (k) (h)
2. Tác dụng với clo.
- H/S: Tự tìm hiểu nội dung thí nghiệm qua SGK và trình bày lại nội dung thí nghiệm:
+ Tiến hành: ( như SGK)
+ Hiện tượng: Khi đưa ra ánh sáng màu vàng lục của clo bị mất, giấy quỳ chuyến sang màu đỏ.
+ Giải thích: Phản ứng đã xảy ra, sản phẩm sinh ra có axit. 
+ PTHH: CH4 + Cl2 ---> CH3Cl + HCl
 metan metyl clorua
IV: ứng dụng.
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK kết hợp hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi:
+ Làm nhiên liệu trong đới sống và sản xuất.
+ Là nguyên liệu để điều chế bột than, H2 và nhiều chất khác.
4. Củng cố – Luyện tập.
	- Y/C H/S nhắc lại nội dung chính của bài
	- Cho một H/S lên bảng làm bài tập 1-a/SGK/Tr116.
	Đáp án: CH4 và O2.	CH4 và Cl2.	
	 H2 và Cl2.	H2 và O2
H/S thảo luận nhóm để làm bài 1-b/SGK/Tr116.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Làm bài tập: 2,3,4,5/SGK/Tr116
	 36.1 ---> 36.5/SBT
	- Đọc mục em có biết và bài “ Etilen”.
Tuần: 23
Ngày soạn: 24/1/2010
Tiết: 46
Ngày dạy: 3/2/2010
Bài 37: etilen (C2H4 = 28)
A. Mục tiêu bài học.
Qua bài học H/S nắm được:
1. Kiến thức:
- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của etilen
- Hiểu được khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó.
- Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các phản úng đặc trưng của etilen và các hidrocacbon có liên kết đôi.
- Biết được một số ứng dụng quan trọng của etilen.
2. Kĩ năng:
- Biết cách viết PTHH của phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phân biệt etilen với metan bằng phản ứng với dung dịch brom.
3. Thái độ:
- Giáo dục tinh thần hợp tác nhóm
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: + Mô hình phân tử etilen
	 + Hoá chất: Khí etilen đựng trong túi PE, dd nước brom
	 + Dụng cụ: ống nghiệm, bật lửa.
2 - H/S: + Đọc trước nội dung bài học.
C. Tổ chức các hoat động dạy và học
1. Tổ chức lớp.
2. kiểm tra bài cũ:
?. Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất metan.
?. Nêu TCHH của metan. Viết PTHH minh hoạ. 
3. Nội dung.
	Mở bài: Etilen là nguyên liệu để điều chế polime, dùng trong công nghiệp chất dẻo. Vậy etilen có CTCT, TCVL và TCHH như thế nào?
G/V
H/S
HĐ1: Tìm hiểu tính chất vật lí và cấu tạo phân tử etilen.
- G/V: Y/C H/S quan sát túi đựng khí etilen.
?. Nhận xét trạng thái, màu.
- G/V: Tổ chức cho H/S lắp mô hình phân tử etilen.
?. Căn cứ vào mô hình phân tử etilen hãy viết lại công thức cấu tạo của phân tử etilen 
?. Cấu tạo phân tử etilen có gì khác với phân tử metan.
- G/V: Giới thiệu đặc điểm của liên kết đôi: Gồm hai liên kết, trong đó có một liên kết kém bền, dễ đứt trong các phản ứng hoá học.
HĐ2: Tìm hiểu tính chất hoá học của etilen.
- G/V: Tiến hành thí nghiệm biểu diễn đốt cháy khí etilen trong không khí.
?. Mô tả hiện tượng xảy ra
?. Giải thích viết PTHH xảy ra
? Với đặc điểm cháy toả nhiều nhiệt thì etilen có ứng dụng gì trong thực tế.
- G/V: Giới thiệu dụng cụ hoá hất để làm thí nghiệm.
- G/V: Tiến hành thí nghiệm biểu diễn.
?. Mô tả hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
?. Giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
- G/V: Giới thiệu sản phẩm và yêu cầu H/S viết PTPƯ. ( cả dạng đầy đủ và dạng thu gọn)
- G/V: Giới thiệu đặc điểm phản ứng cộng brom: Liên kết kém bền trong liên kết đôi đã bị đứt ra đồng thời mỗi một nguyên tử C đã nhận thêm ( liên kết) một nguyên tử Brom kết quả là mỗi phân tử Etilen đã kết hợp với một phân tử brom ---> P/Ư trên gọi là phản ứng cộng.
- G/V: Ngoài công brom thì etilen còn tham gia P/Ư cộng với một số chất khác, VD: Cộng hidro
- G/V: Giới thiệu: Nhiều phân tử etilen có thể kết hợp với nhau tạo phân tử lớn( Polietilen)
- G/V: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK rồi lên bảng viết PTHH
?. Nhận xét sự khác nhau về thành phần phân tử và đặc điểm cấu tạo của etilen với sản phẩm.
- G/V: Giới thiệu đặc điểm của Polime.
- Y/C H/S quan sát sơ đồ/SGK/Tr118 nêu ứng dụng của etilen.
I. Tính chất vật lí.
- H/S: Quan sát túi đựng khí etilen.
+ Chất khí, không màu.
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK và trình bày một số tính chất vật lí khác như : ít tan trong nước, không mùi, nhẹ hơn không khí.
II. Cấu tạo phân tử.
- H/S: Lắp mô hình phân tử etilen
- H/S: Viết công thức cấu tạo của etilen:
 H --- C = C --- Hị CH2 = CH2
 H H
- H/S: Trong phân tử etilen có một liên kết đôi ( C = C)
III. Tính chất hoá học.
1. Etilen có cháy không?
- H/S: Đưa ra dự đoán của mình về phản ứng cháy
- H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm.
+ Etilen cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh, có các giọt nước bám ở thành ống ngiệm. dd nước vôi bị vẩn đục.
- H/S: Trao đổi nhóm, giảI thích được: + Etilen tác dụng với oxi tạo H2O và CO2 ( làm vẩn dục nước vôi trong)
PTHH: C2H4 + 3O2 ---> 2CO2 + 2H2O
 (k) (k) (k) (h)
- H/S: + Làm nhiên liệu
2. Etilen có làm mất màu dd brom không?
- H/S: Ghi nhận thông tin.
- H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm.
+ dd nước brom ( da cam) bị mất màu.
+ Etilen đã tác dụng với dd brom tạo chất không màu.
+ PTHH:
CH2 = CH2 + Br2 --> Br- CH2 – CH2 - Br
 (k) (dd) (dd)
- H/S: Nghiên cứu nội dung SGK, Đưa ra nhận xét về đặc điểm phản ứng cộng. 
3. Phản ứng trùng hợp.
- H/S: Ghi nhận thông tin
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK rồi viết PTHH của phản ứng trung hợp etilen.
CH2=CH2 + CH2=CH2 + CH2=CH2 +...
-->... -CH2- CH2 – CH2 – CH2 –CH2 – CH2- ... 
- H/S: ...
III. ứng dụng
- H/S: quan sát sơ đồ, trình bày ứng dụng.
+ Là nguyên liệu điều chế : rượu etylic, PE, PVC, Axitaxetic, đicloetan...
+ Kích thích hoa quả mau chín.
4. Củng cố –Luyện tập
- Yêu cầu H/S nhắc lại nội dung chính của bài.
?. Cấu tạo phân tử etilen có gì khác với phân tử metan, điều này dẫn đến TCHH khác biệt nào giữa etilen và metan.
- HS làm bài tập 2/SGK/Tr1179
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại nội dung bài học
	- Học thuộc ghi nhớ SGK
	- Làm bài tập: 2,3,4/SGK/Tr119 + 37.1 --> 37.5/SBT
	- Xem trước bài axetilen.

Tài liệu đính kèm:

  • docT45 - t46.doc