Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 22 - Bài 21: Đột biến gen

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 22 - Bài 21: Đột biến gen

. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được hai loại biến dị: Biến dị di truyền và thường biến.

-Trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen.

- Nêu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người.

2. Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1222Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 22 - Bài 21: Đột biến gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 22 
	Ngày soạn: / / 2007. Ngày dạy: / / 2007.
Chương IV : Biến dị.
bài 21 : Đột biến gen.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Học sinh nhận biết được hai loại biến dị : Biến dị di truyền và thường biến.
-Trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen.
- Nêu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người.
2. Kĩ năng :
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
- Học sinh nhận biết được hai loại biến dị. 
II. Phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và vấn đáp.
III.Chuẩn bị phương tiện:
* Phương tiện:
 SGK, Giáo án, Sách BT, Sách tham khảo.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: +Tranh hình 21.1, 21.2, 21.3, 21.4.
 + Phiếu học tập.
 + Đoạn ADN bị biến đổi.
Đoạn ADN
Số cặp Nuclêôtít
Điểm khác so với đoạn (a)
Đặt tên dạng
 đột biến.
b
c
d.
- Học sinh: Học bài theo câu hỏi SGK trang 64. 
IV.Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định tổ chức(1phút).
Sĩ số lớp: 9A: 9C:
 9B: 
2. Kiểm tra đầu giờ: Xen lồng vào trong giờ.
3. Bài mới:(37phút).
ĐVĐ: Giáo viên giới thiệu chương IV: Biến dị.
Thông báo: Biến dị có thể di truyền hoặc không di truyền. Biến dị di truyền có các biến đổi trong NST và ADN.
Hoạt động 1(20phút).
Đột biến gen là gì.
-Mục tiêu: +Nêu được khái niệm đột biến gen.
 +Nhận biết và đặt tên cho các dạng đột biến gen.
-Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
-Yêu cầu HS quan sát hình 21.1 SGK-trang 62 thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau:
-GV treo bảng phụ có nội dung phiếu học tập 
?Vậy đột biến gen là gì
? Đột biến gen gồm có những dạng nào?
-Quan sát kĩ hình chú ý về trình tự và số cặp Nu.
-Thảo luận, thống nhất ý kiến điền vào phiếu học tập
- Đại diện nhóm lên hoàn thành phiếu học tập.
-Các nhóm khác bổ sung.
-1-2 em phát biểu, lớp bổ sung.
-HS rút ra kết luận.
I. Đột biến gen là gì ?
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hay một số cặp nuclêôtít.
- Các dạng đột biến gen:
+Mất đoạn.
+Thêm đoạn.
+Thay thế một cặp Nu.
Phiếu học tập: Tìm hểu các dạng đột biến gen:
*Đoạn ADN ban đầu: (a):
+Có 5 cặp Nu
+Trình tự các cặp Nu là: -A- X- T- A- G-
 -T- G- A- T- X-
*Đoạn ADN bị biến đổi:
Đoạn ADN
Số cặp Nu
điểm khác so với đoạn a
Đặt tên dạng biến đổi
b
4
Mất cặp: G-X
Mất 1 cặp Nu
c
6
Thêm cặp: T-A
Thêm 1 cặp Nu
d
5
Thay cặp T-A bằng cặp G-X
Thay cặp Nu này bằng cặp Nu khác
Hoạt động 2.(7phút).
Nguyên nhân phát sinh đột biến gen.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh chỉ ra được các nguyên nhân gây nên đột biến gen. 
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
-GV yêu cầu HS nghiên cứu Ÿ SGK:
?Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen?
-GV nêu các tác nhân vật lí:
( Tia x, tia tử ngoại, tia a, sốc nhiệt). 
-HS nghiên cứu  SGK và xử lí cần nêu được:
+Do ảnh hưởng của môi trường.
+Do con người gây đột biến nhân tạo.
- Một hai HS phát biểu, lớp bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.
II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen:
-Tự nhiên: Do rối loạn trong qúa trình tự sao chép của ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể.
-Thực nghiệm: con người gây ra các đột biến bằng tác nhân vật lí, hoá học.
 Hoạt động 3.(10 phút).
Vai trò của đột biến gen.
- Mục tiêu:
 +HS nêu đựơc vai trò và tính chất biểu hiện của đột biến gen đối với sinh vật và con người.
-Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
-Yêu cầu HS quan sát hình 21.2SGK-trang 63 21.3 và 21.4 SGK-trang 64 và tranh ảnh tự sưu tầm trả lời được:
? Đột biến nào có lợi cho sinh vật và con người?
? đột biến nào có hại cho sinh vật và con ngời?
-HS thảo luận?
?Tại sao đột biến gen lại biến đổi ra kiểu hình?
?Nêu vai trò của đột biến gen?
?Vì sao đột biến gen thường có hại?
-GV nêu ví dụ: Đột biến cặp A- T người bình thường thay bằng cặp T- A gây bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người làm giảm khả năng vận chuyển 02 của máu. Trẻ sơ sinh mắc bệnh này thường chết lúc 2 tuổi.
-Quan sát tranh, tự xử lí  và trả lời câu hỏi như sau:
+Đột biến có lợi: cây cứng, nhiều bông ở lúa
+Đột biến có hại: lá mạ màu trắng. Đầu và chân sau của lợn dị dạng.
+Đột biến ADN (gen)
 -> biến đổi prôtêin
->Kiểu hình (tính trạng
-Đột biểu gen thường có hại, đôi khi có lợi.
-Chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong KG đã quaCLTN
- HS nêu ví dụ thể khảm hoa giấy. 
III. Vai trò của đột biến gen:
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho sinh vật:
- Đột biến gen đôi khi có lợi cho con người vì: là nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá nên có ý nghĩa trong chăn nuôi và trồng trọt.
 4. Củng cố và kiểm tra đánh giá (6phút).
Câu 1: Cho một mạch của một đoạn gen có trình tự các Nu như sau:
TAX XAT GXX ATG AGG
a. Xác định cấu trúc đoạn gen trên.
b. Giả sử trong quá trình tự nhân đôi có xảy ra đột biến làm cho Nu thứ 3(Từ trái sang phải) là X thay thế bởi A. Hãy xác định cấu trúc đoạn gen bị đột biến đó và cho biết chiều dài của gen có thay đổi không?
Giải: 
a.Cấu trúc đoạn gen trên:  TAX XAT GXX ATG AGG
 ... ATG GTA XGG TAX TXX
b. Cấu trúc đoạn gen đột biến: Chiều dài của gen không thay đổi vì số Nu lượng không thay đổi.
Câu 2: Đột biến gen là gì? kể tên các dạng đột biến gen?
5. Dặn dò và hướng dẫn học bài: (1phút).
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 64.
- Làm câu hỏi 2 vào vở BT. Chẩn bị trước bài: Cấu trúc NST.
V.Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docthut22.doc