Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 22 - Bài 22: Đột biến gen

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 22 - Bài 22: Đột biến gen

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm và nguyên nhân đột biến gen. Trình bày được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biển gen đối với sinh vật nói chung và loài người nói riêng.

b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

c. Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 22 - Bài 22: Đột biến gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/11/09. Ngày giảng:
Dạy lớp 9G: 21.11.09 
CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ
TIẾT 22 - BÀI 22: 
ĐỘT BIẾN GEN
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm và nguyên nhân đột biến gen. Trình bày được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biển gen đối với sinh vật nói chung và loài người nói riêng.
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9
	Tranh vẽ phóng to các hình 21.1 đến 21.4
	Bảng phụ bảng, phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới. ôn tập bài cũ.
Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 9G:
Kiểm tra bài cũ: (Đầu chương - không kiểm tra miệng)
Đặt vấn đề vào bài mới (3)’: Trong các bài ở chương trước, các em đã được nghiên cứu và tìm hiểu về ADN và gen. Gen chính là nhân tố di truyền có thể tạo ra được những biến dị có lợi hay có hại cho cơ thể sinh vật. Vậy biến dị được hiểu như thế nào? Có những kiểu biến dị nào? Ta chuyển xét một chương mới:
CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ
? Một em hãy nhắc lại khái niệm về biến dị?
Biến dị là hiện tượng con cái sinh ra khác bố mẹ và khác nhau ở nhiều đặc điểm, có kho có thêm những đặc điểm mới hoặc không biểu hiện những đặc điểm đã có ở bố mẹ.
? Có mấy loại biến dị? Đó là những loại nào?
Có hai loại biến dị:
Biến dị di truyền được: 
Biến dị tổ hợp 
Đột biến trong nhiễm sắc thể
Đột biến trong ADN (đột biến gen)
Biến dị không di truyền được.
Trong phạm vi bài đầu tiên của chương IV, ta tìm hiểu về đột biến gen.
TIẾT 22: ĐỘT BIẾN GEN
Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển:Trước khi tìm hiểu về dạng đột biến gen ta xét khái niệm đột biến gen:	
I. Đột biến gen là gì?: (16’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về đột biến gen
Mục tiêu: Học sinh xác định được cấu trúc ban đầu của đoạn ADN và nhận biết 3 dạng biến đổi cấu trúc của gen từ đó hiểu được khái niệm đột biến gen
Thực hiện: Hoạt động nhóm và độc lập của học sinh.
TB
TB
TB
NH
TB
KG
KG
TB
KG
Đã nghiên cứu về gen: Một em hãy nhắc lại khái niệm gen?
Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
Bản chất của gen là gì?
Bản chất của gen là ADN.
HS nghiên cứu thông tin mục I sgk trang 62 kết hợp quan sát tranh vẽ hình 21.1 sgk trang 62.
Quan sát tranh vẽ, cho biết đoạn ADN chưa bị biến đổi (đoạn a) có bao nhiều cặp Nu? Trình tự sắp xếp các Nu trong đoạn như thế nào?
Đoạn ADN ban đầu (a) có 5 cặp Nu
Gồm: - T - G - A - T - X -
 - A - X - T - A - G -
Để biết các đoạn b, c, d có gì thay đổi so với đoạn a Þ Cả lớp hoạt động nhóm. Mỗi tổ là một nhóm. Các nhóm cử thư ký ghi chép và nhóm trưởng điều hành việc thảo luận của nhóm:
Các nhóm dựa vào thông tin và quan sát tranh vẽ thảo luận hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào bảng các thông tin cho phù hợp:
Đoạn
Số lượng
Thay đổi
Tên dạng biến đổi
b
4
Mất 1 cặp Nu X - G
Mất 1 cặp Nu
c
6
Thêm 1 cặp Nu X - G
Thêm 1 cặp Nu
d
5
Thay thế cặp A- T bằng cặp G- X
Thay thế 1 cặp Nu
GV dành thời gian cho các nhóm thảo luận, gọi các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung cho hoàn thiện theo đáp án trên
® Hiện tượng như trên người ta gọi là đột biến gen.
Vậy em hiểu như thế nào là đột biến gen?
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp Nucleotit.
Tại sao người ta không nói tới hiện tượng mất, thay thế hoặc thêm một Nu mà lại là mất, thêm, thay thế một cặp Nucleotit?
Do phân tử ADN gồm hai mạch đơn xếp song song và ngược chiều nhau, trình tự các Nu trên một mạch liên kết với mạch còn lại theo nguyên tắc bổ sung nên sự biến đổi một Nu trên một mạch sẽ dẫn tới sự biến đổi của Nu tương ứng trên mạch đối diện theo nguyên tắc bổ sung.
Từ bảng đã hoàn thành, một em lên bảng chỉ tranh và xác định các dạng của đột biến gen?
Có ba dạng đột biến gen:
Mất một cặp Nu
Thêm một cặp Nu 
Thay thế một cặp Nu
Như vậy: Đột biến gen đã làm thay đổi thành phần, trình tự , số lượng các cặp Nu. Mỗi biến đổi ở cặp Nu nào đó sẽ gây ra một đột biến gen.
Từ khái niệm và bản chất của gen, theo em đột biến gen có di truyền được hay không di truyền được? Vì sao?
Đột biến gen là đột biến di truyền được vì gen có bản chất là ADN lưu giữ các thông tin di truyền do vậy gen bị đột biến có thể di truyền được.
So với biến dị tổ hợp đã xét, đột biến gen có gì khác?
Biến dị tổ hợp được hình thành do sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P, không liên quan đến cấu trúc gen.
Đột biến gen là những biến đổi liên quan đến cấu trúc gen (một hoặc một vài cặp Nu).
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp Nucleotit.
Các dạng đột biến gen:
Mất một cặp Nu.
Thêm một cặp Nu. 
Thay thế một cặp Nu.
GV
Chuyển:Ta vừa xét khái niệm đột biến gen và các dạng đột biến gen. Vậy có những nguyên nhân nào gây đột biến gen?Ta xét nội dung tiếp theo của bài:
II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen: (8’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về nguyên nhân phát sinh đột biến gen.
Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân nào gây đột biến gen
Thực hiện: Hoạt động độc lập
TB
HS nghiên cứu thông tin mục II sgk trang 63
Từ thông tin cho biết có những nguyên nhân nào gây đột biến gen?
Đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao của ADN dưới những ảnh hưởng phức tạp của môi trường ngoài và môi trường trong cơ thể
GV: 
Đột biến có phát sinh hay không, biểu hiện như thế nào không những thuộc vào tác nhân ảnh hưởng còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Có những cấu trúc bền vững ít đột biến, lại có những gen ít bền vững dễ bị đột biến.
Ngày nay công nghệ sinh học đang phát triển mạnh, người ta có thể tạo ra các kiểu hình đột biến gen rất đa dạng . Vì mục đích thực tiễn hay nghiên cứu người ta đề cập tới các kiểu đột biến hình thái (như hình dạng, màu sắc, kích thước, ), sinh lý, sinh hóa, sinh thái, đột biến ảnh hưởng đến sức sống các cá thể.
Đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao của ADN dưới những ảnh hưởng phức tạp của môi trường ngoài và môi trường trong cơ thể, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.
GV
Chuyển: Đột biến gen có vai trò gì với sinh vật và con người.Ta xét nội dung phần III
III. Vai trò của đột biến gen: (12’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về vai trò của đột biến gen
Mục tiêu: HS nắm được vai trò của đột biến gen
Thực hiện: Hoạt động độc lập.
TB
KG
TB
KG
TB
TB
TB
TB
TB
TB
HS quan sát hình 21.2, 21.3, 21.4
Từ thông tin và tranh vẽ hãy cho biết đột biến gen liên quan như thế nào đến kiểu hình?
Đột biến gen là những biến đổi ở cấu trúc gen liên quan đến một hoặc một vài cặp Nu, do vậy sẽ gây ra những biến đổi ở kiểu hình.
Tại sao đột biến gen lại gây ra những biến đổi ở kiểu hình?
Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc Protein mà nó mã hóa, mà cấu trúc của Protein đó lại do sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen gây ra. Do vậy đột biến gen sẽ gây những biến đổi ở kiểu hình.
Từ tranh vẽ cho biết đột biến gen nào có lợi, đột biến gen nào có hại cho cơ thể sinh vật?
Hình 21.2: Đột biến gen làm mất khả năng tổng hợp chất diệp lục ở cây mạ.
Hình 21.3: Lợn con có đầu và những chân sau dị dạng.
® là những đột biến có hại cho sinh vật.
Hình 21.4: Đột biến gen ở cây lúa (cây b) làm cho cây cứng hơn và nhiều bông hơn ở giống gốc a. 
® Là đột biến có lợi cho con người.
Tại sao đột biến thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?
Nhìn vào tranh vẽ:
Đột biến gen làm mất khả năng tổng hợp chất diệp lục dẫn tới lá cây mạ có màu trắng ® ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp chất hữu cơ của cây ® cây phát triển kém có năng xuất thấp.
Đột biến gen làm lợn con có đầu và chân sau dị dạng sẽ ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động của cá thể trong đàn, do vậy thường không có lợi cho sinh vật.
Như vậy: Đột biến gen phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp Protein.
GV: Trong tế bào các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp do đó gen cũng tồn tại thành cặp tương ứng. 
Vậy em nào cho biết kiểu gen tồn tại ở những thể nào?
Thể đồng hợp (trội và lặn).
Dị hợp.
Theo em đột biến gen thường biểu hiện ở những kiểu gen ở thể nào?
Thể đồng hợp lặn (vì chỉ ở kiểu gen này tính lặn mới được biểu hiện mà tính trạng lặn thường là tính trạng xấu).
® Đa số các đột biến gen tạo ra là ở các gen lặn. Chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp lặn và trong những môi trường thích hợp.
Một đột biến gen vốn có hại có thể trở thành có lợi khi nào?
Qua giao phối nếu gặp ở tổ hợp gen thích hợp đột biến gen vốn có hại có thể trở thành có lợi. Trong thực tiễn, người ta có thể gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi cho bản thân sinh vật (đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa, tăng khả năng sinh trưởng, tăng khả năng chống bệnh) và có lợi cho cả con người.
Trong thực tế, ngoài những đột biến có lợi trong tự nhiên, con người có thể tạo ra những đột biến có lợi bằng cách nào?
Dùng tác nhân lí hóa học để gây ra những đột biến tạo được đột biến có lợi.
Ví dụ: 
Dùng tia gama tia phóng xạ tác động đến giống cây trồng như lúa, cà chua, tạo ra những giống mới có năng xuất phẩm chất cao hơn. 
Dùng Cônxixin để tạo thành thể đa bội ở thực vật làm thực vật có năng xuất cao hơn.
Vậy đột biến gen có vai trò gì trong sản xuất?
Có ý nghĩa trong chăn nuôi trồng trọt vì trong thực tế có những đột biến gen có lợi cho con người. 
Như vậy: Đột biến nhân tạo cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình lai tạo và chọn giống.
Em hãy lấy ví dụ về đột biến gen có lợi cho con người?
Đột biến tự nhiên cừu chân ngắn ở Anh làm cho chúng không nhảy qua hàng rào để vào phá vườn.
Sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen có thể dẫn tới biến đổi cấu trúc của loại Protein mà nó mã hóa, cuối cùng có thể gây những biến đổi ở kiểu hình.
Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình có thể có hại hoặc có lợi cho bản thân sinh vật hoặc đối với con người.
Đột biến gen phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp Protein.
Đột biến nhân tạo cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình lai tạo và chọn giống.
(HS đọc kết luận chung- sgk trang 64)
* KLC/ trang 64
Củng cố, luyện tập: 5’
? HSTB: Đột biến gen là gì? Nguyên nhân phát sinh đột biến gen?
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp Nucleotit.Các dạng đột biến gen:
Mất một cặp Nu.
Thêm một cặp Nu. 
Thay thế một cặp Nu.
Đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao của ADN dưới những ảnh hưởng phức tạp của môi trường ngoài và môi trường trong cơ thể, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.
? HSKG: Một đoạn gen có trật tự các cặp Nu như sau:
-X-X-A-T-G-A-G-A-G-X-T-A-
-G-G-T-A-X-T-X- T-X-G-A-T- 
Viết lại trật tự các cặp Nu ở đoạn gen trên trong các trường hợp
Mất cặp Nu ở vị trí số 7
-X-X-A-T-G-A-A-G-X-T-A-
-G-G-T-A-X-T-T-X-G-A-T- 
Thay cặp Nu số 2 bằng cặp A-T
-X-A-A-T-G-A-G-A-G-X-T-A-
-G-T-T-A-X-T-X- T-X-G-A-T- 
Thêm cặp Nu ở vị trí số 4
-X-X-A-T-T-G-A-G-A-G-X-T-A-
-G-G-T-A-A-X-T-X- T-X-G-A-T- 
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 64.
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Đọc mục” Em có biết”
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22.doc