Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 47 đến tiết 52

Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 47 đến tiết 52

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Qua bài học H/S đạt được:

1. Kiến thức:

- Biết được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của axetilen.

- Biết khái niệm và đặc điểm của liên kết ba ( gồm ba liên kết, trong đó có hai liên kết kém bền).

- Biết một số ứng dụng quan trọng của axetilen.

- Củng cố kiến thức chung về hidrocacbon: Không tan trong nước, dễ cháy tạo CO2 và nước, đồng thời toả nhiệt mạnh.

2. Kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng viết PTHH của phản ứng cộng, bước đầu biết dự đoán tính chất của các chất dựa vào thành phần và cấu tạo.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích môn học.

 

doc 18 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 47 đến tiết 52", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Ngày soạn: 1/2/2010
Tiết: 47
Ngày dạy: 8/2/2010
Bài 38. Axetilen (C2H2 = 26)
A. Mục tiêu bài học.
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- Biết được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của axetilen.
- Biết khái niệm và đặc điểm của liên kết ba ( gồm ba liên kết, trong đó có hai liên kết kém bền).
- Biết một số ứng dụng quan trọng của axetilen.
- Củng cố kiến thức chung về hidrocacbon: Không tan trong nước, dễ cháy tạo CO2 và nước, đồng thời toả nhiệt mạnh.
2. Kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng viết PTHH của phản ứng cộng, bước đầu biết dự đoán tính chất của các chất dựa vào thành phần và cấu tạo.
3. Thái độ: 
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1- G/V: + Mô hình phân tử axetilen.
	 + Hoá chất: Đất đèn, nước, dd brom
	 + Dụng cụ: Thìa múc hoá chất, ống thuỷ tinh, dây dẫn khí, 2 ống nghiệm, bật lửa.
2 - H/S: + Đọc trước nội dung bài học.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp.
2. kiểm tra bài cũ: 
?. Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử etilen, viết CTCT.
? Trình bày TCHH của etilen, viết PTHH minh hoạ.
3. Nội dung.
	Mở bài: Axetilen là một hidrocacbon có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tế. Vậy axetile có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào?
G/V
H/S
HĐ1: Tìm hiểu tính chát vật lí và cấu tạo phân tử của axetilen
- G/V: Tiến hành tí nghiệm điều chế khí axetilen.
?. Nhận xét màu trạng thái.
- G/V: Y/C H/S nghiên cứu mô hình SGK.
- G/V: Y/C H/S lắp mô hình.
- G/V: YCHS trình bày đặc điểm cấu tạo phân tử axetilen qua mô hình.
?. Từ mô hình đã lắp hãy viết lại công thức cấu tạo của axetilen.
?. So sánh đặc điểm cấu tạo của phân tử axetilen với phân tử etilen.
?. Liên kết ba có đặc điểm gì?
HĐ2: Tìm hiểu tính chất hoá học của axetilen.
- G/V: Tiến hành thí nghiệm đốt cháy khí axxetilen.
?. Nhận xét hiện tượng.
?. Viết PTHH xảy ra.
- G/V: Y/C H/S nghiên cứu thông tin SGK và cho biết: Để tạo hỗn hợp nổ ( axetilen – oxi) thì phải trộn hai khí này với tỉ lệ bao nhiêu?
- G/V: Liên hệ tính an toàn trong khi điều chế và thử khí axetilen.
- G/V: làm thí nghiệm.
?. Nhận xét hiện tượng trong thí nghiệm.
?. Giải thích viết phương trình phản ứng.
- G/V: Axetilen có thể tác dụng với dd brom theo hai nấc.
?. TCHH này của axetilen có gì giống với TCHH của etilen
- G/V: lưu ý H/S đây cũng là phản ứng đặc trưng của những hợp chất có liên kết bội ( dạng etilen, axetilen)
HĐ3: Tìm hiểu ứng dụng và phương pháp điều chế axetilen.
?. Trình bày ứng dụng của axetilen.
?. Để điều chế axetilen cần chuẩn bị hoá chất nào.
- G/V: Liên hệ thực tế.
- G/V: Y/C H/S nghiên cứu thông tin SGK mô tả lại quy trình thí nghiệm điều chế axetilen bằng đất đèn, viết PTHH.
? Ngoài phương pháp này còn phương pháp nào khác.
I. Tính chất vật lí.
- H/S: Quan sát, kết hợp nghiên cứu thồng tin SGK.
+ Chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khi
II. Cấu tạo phân tử.
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK.
- H/S: Các nhóm lắp mô hình.
- H/S: Đại diện trình bày đặc điểm cấu tạo phân tử, H/S khác bổ sung.
+ CTCT: H- C º C – H
Viết gọn: CH º CH
- H/S: ...
+ Liên kết ba được tạo lên từ ba liên kết , trong đó có hai liên kết kém bền dễ bị lần lượt đứt trong các phản ứng hoá học.
II. Tính chất hoá học:
1. Tác dụng với oxi.
- H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm, ghi nhớ hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
+ Axetilen cháy với ngọn lứa màu xanh, phản ứng toả nhiều nhiệt
2C2H2 + 5O2 --> 4CO2 + 2H2O
+ C2H2 : O2 = 2 : 4
2. Axetilen có làm mất màu dd brom không?
- H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm.
+ DD brom bị mất màu.
+ axetilen đã tác dụng với dd brom tạo chất không màu.
+ PTHH:
CH º CH + Br2 ---> CHBr = CHBr
CHBr = CHBr + Br2 ---> CHBr2 – CHBr2
- H/S: Hai chất đều làm mất màu dd nước brom
IV: ứng dụng:
H/S: nghiên cứu thông tin SGK.
H/S: Trình bày ứng dụng.
V. Điều chế:
- H/S: Đất đèn ( thành phần chính là CaC2), nước.
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK.
- H/S: Trình bày, H/S khác nhận xét, bổ sung.
PTHH: CaC2 + 2H2O--> C2H2 + Ca(OH)2
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK và trình bày phương pháp điều chế axetilen từ metan.
4. Củng cố – Luyện tập.
	- H/S làm bài tập: Hoàn thành bảng sau:
Có liên kết đôi
Làm mất màu dd brom
Phản ứng trùng hợp
Tác dụng với oxi
Metan
Etilen
Axetilen 
5. Hướng dẫn học ở nhà.
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Làm bài tập 1 --> 5/SGK/Tr122.
	 38.1 ---> 38.6/SBT
	- Ôn lại các bài tập đã học trong chương “ hidrocacbon – Nhiên liệu” chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra.
Tuần: 24
Ngày soạn:3 /2/2010
Tiết: 48
Ngày dạy: 10/2/2010
Benzen
A. Mục tiêu bài học.
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- Biết được công thức cấu tạo của benzen
- Nắm được tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của benzen
- Củng cố kiến thức chung về hidrocacbon.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích thí nghiệm, kĩ năng viết CTHH và phương trình hoá học.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích môn học
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: + Mô hình phân tử benzen
	 + Hoá chất: benzen, dầu ăn, dd brom, nước.
	 + Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, bật lửa.
2 - H/S: + Đọc trước nội dung bài học.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp.
2. kiểm tra bài cũ: 
	( kiểm tra trong khi nghiên cứu kiến thức mới)
3. Nội dung.
	Mở bài: Benzen là hidrocacbon có cấu tạo khác với metan, etilen, và axetilen. Vậy benzen có cấu tạo và tính chất như thế nào?
G/V
H/S
HĐ1: Tìm hiểu tính chất vật lí của benzen
- G/V: YCHS quan sát ống nghiệm đựng benzen.
?. Mô tả trạng thái, màu sắc của benzen.
- G/V: Tiến hành thí nghiệm thử tính tan của benzen trong nước.
- G/V: Tiến hành thí nghiệm thử khả năng hoà tan dầu ăn của benzen.
- G/V: Thuyết trình: Ngoài dầu ăn thì benzen còn có thể hoà tan nhiều chất khác như cao su, nến, iốt ... ---> benzen làm dung môi trong cônng nghiệp.
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo phân tử benzen.
- G/V: Thông báo đặc điểm cấu tạo của ben zen.
- Y/C H/S viết công thức cấu tạo
- G/V: Hướng dẫn một số cách biểu diễn CTCT của benzen.
?. Trình bày đặc điểm cấu tạo phân tử benzen.
HĐ3: Tìm hiểu tính chất vật lí và ứng dụng của benzen.
?. Dựa vào đặc điểm cấu tạo của benzen và tính chất của một số hidrocacbon đã học hãy dự đoán về TCHH của benzen.
- G/V: tiến hành thí nghiệm đốt benzen.
?. Nhận xét hiện tượng xảy ra.
- G/V: Giống với các hidrocacbon khác benzen cũng tác dụng với oxi để tạo CO2 và H2O nhưng trong không khí do thiếu oxi nên phản ứng có muội than.
- YCHS viết PTHH xảy ra
- G/V: Dùng tranh vẽ H4.15/SGK giới thiệu nội dung thí nghiệm.
- G/V: Biểu diễn PTHH dưới dạng CTCT.
- G/V: giới thiệu cơ chế phản ứng.
-G/V: Tiến hành thí nghiệm thử phản ứng cộng của benzen với dd brom.
?. Nhận xét hiện tượng.
?. Em có kết luận gì qua kết quả thí nghiệm.
- G/V: Mặc dù không tham gia phản ứng cộng với dd brom nhưng với điều kiện thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất khác như H2 ...
- G/V: Y/C H/S giải thích đặc điểm này.
- G/V: Y/C H/S nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với tính chất của benzen nêu ứng dụng của benzen.
I. Tính chất vật lí.
- H/S: Quan sát ống nghiệm đựng benzen.
+ Benzen là chất lỏng không màu, có mùi đặc trưng.
- H/S: Quan sát thí nghiệm, đưa ra nhận xét:
+ Benzen không tan trong nước, benzen hoà tan được dầu ăn.
- H/S: Ghi nhớ.
II. Cấu tạo phân tử.
- H/S: Quan sát mô hình, ghi nhớ đặc điểm cấu tạo của ben zen.
+ CTCT:
- H/S: 6 nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo vòng 6 cạnh đều, trong đó 3 liên kết đôi nằm xen kẽ với 3 liên kết đơn.
III. Tính chất hoá học.
- H/S: ...
1. Benzen có cháy không.
- H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm.
+ Benzen cháy trong không khí, sản phẩm có nhiều muội than.
+ PTHH:
2C6H6 + 15O2 ---> 12CO2 + 6H2O
2. Benzen có phản ứng thế với brom không?
- H/S: Theo dõi G/V giới thiệu TN.
3. Benzen có phản ứng cộng với dd brom không?
- H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm.
+ Không có hiện tượng xảy ra.
+ Benzen không tham gia phản ứng cộng với dd brom.
- H/S: Ghi nhận thông tin.
+ Mặc dù có liên kết đôi trong phân tử nhưng do có cấu tạo vòng nên các liên kết đôi trong phân tử benzen bền hơn liên kết đôi trong phân tử etilen kết quả là benzen có thể tham gia phản ứng cộng nhưng khẳ năng này yếu hơn so với etilen hay axetilen.
IV, ứng dụng.
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi:
+ Làm nguyên liệu để sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trứ sâu ...
+ Làm dung môi trong công nghiệp hoá học.
4. Củng cố – Luyện tập.	
	- G/V YC một H/S nhắc lại nội dung chính của bài.
	?. Đặc điểm phân tử benzen có gì giống và khác với phân tử etilen? Tại sao cũng có liên kết đôi trong phân tử như etilen nhưng khả năng tham gia phản ứng cộng của benzen lại yếu hơn so với etilen.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Lập bảng so sánh giữa: metan, etilen, axetilen, bezen.
	- làm bài tập: 1 ---> 4/SGK/Tr125 và bài 39.1 ---> 39.5/SBT
	- Hướng dẫn H/S làm bài tập 3/SGK 
Tuần: 25
Ngày soạn: 
Tiết: 49
Ngày dạy: 
Dầu mỏ và khí thiên nhiên
A. Mục tiêu bài học.
Qua bài học H/Sđạt được:
1. Kiến thức:
- Nắm được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác và ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên.
- Biết crăckinh là một phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ việt nam, vị trí một số mỏ dầu và tình hình khai thác dầu khí ở nước ta.
2. Kĩ năng:
- Biết cách bảo quản và phòng tránh cháy nổ, ô nhiễm môi trường khi sử dụng dầu khí.
3. Thái độ:
- Thấy được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên quý giá từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: + Mẫu dầu mỏ
	 + Tranh vẽ sơ đồ chưng cất dầu mỏ
2 - H/S: + Đọc trước nội dung bài học.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức lớp.
2. kiểm tra bài cũ: 
	? Nêu TCVL và viết công thức cấu tạo của benzen.
	? Nêu TCHH của benzen, viết PTHH minh hoạ.
3. Nội dung.
	Mở bài: Dầu mỏ và khí nhiên nhiên là nguồn tài nguyên quý giá của Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Vậy từ dầu mỏ và khí thiên nhiên người ta tách ra được những sản phẩm nào và chúng có ứng dụng gì?
G/V
H/S
HĐ1: Tìm hiểu về dầu mỏ.
- G/V: Cho H/S quan sát mẫu dầu thô.
?. Mô tả trạng thái màu sắc.
- G/V: Tiến hành thí nghiệm thử tính tan của dầu thô.
?. Em có kết luận gì.
- G/V: liên hệ thực tế.
- G/V: Yêu cầu học sinh ngiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát hình 4.16 trả lời câu hỏi:
?. Trong tự nhiên dầu mỏ tồn tại ở đâu.
?. Một túi dầu có cấu tạo như thế nào.
?. Nguồn gốc của dầu mỏ.
?. Liên hệ thực tế và nêu cách khái thác.
- G/V: Cho H/S quan sát bộ mẫu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
?. Nêu tên một số sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ.
- G/V: Giới thiệu phương pháp crăckinh và tác dụng của phương pháp này.
- G/V: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK, quan sá ... ệu khí.
?. ưu điểm của các loại nhiên liệu này.
?. ứng dụng trong thực tế.
HĐ2: Tìm hiểu các phương pháp sử dụng nhiên liệu có hiệu quả.
?. Vì sao chúng ta phải sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả.
- G/V: bổ sung thông tin cho H/s thấy được tình trạng ngày càng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trong đó có các dạng nhiên liệu hoá thạch.
?. Muốn sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả chúng ta phải thực hiện các phương pháp nào.
? Để nhiên liệu cháy hoàn toàn chúng ta phảI làm gì?
?. Làm gì để cung cấp đủ oxi cho sự cháy.
?. Làm thế nào để tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxi.
? Để tận dụng nhiệt lượng do quá trình cháy tạo ra chúng ta cần lưu ý gì.
- G/V: Yêu cầu học sinh đưa ra một số ví dụ cụ thể.
I. Nhiên liệu là gì?
- H/S: Than củi, dầu hoả, khí ga ...
- H/S: Khi cháy chúng đều toả nhiệt và phát sáng.
+ Nhiên liệu là những chất cháy được. Khi cháy có toả nhiệt và phát sáng.
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
+ Chia làm 3 loại: Rắn, lỏng, khí.
1. Nhiên liệu rắn:
- H/S: Kể tên một số loại nhiên liệu rắn.
+ Gồm: Than mỏ, gỗ ...
- H/S: Đọc thông tin mục: II – 1/SGK/Tr130.
- H/S: Quan sát biểu đồ về hàm lượng cacbon trong các loại than.
- H/S: Trình bày đặc điểm các loại than.
2. Nhiên liệu lỏng.
+ Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ ( xăng, dầu hoả... ) và rượu.
+ Dùng cho động cơ đốt trong, ngoài ra còn được dùng để đun nấu và thắp sáng.
3. Nhiên liệu khí.
+ Gồm các loại khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than.
+ Năng suất toả nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn, ít gây độc hại cho môi trường
+Được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp.
III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
+ Ví nhiên liệu cháy không hoàn toàn sẽ vừa làm gây lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường.
- H/S: Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Các học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung. Yêu cầu:
+ sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả là làm nhiên liệu cháy hoàn toàn, đồng thời tận dụng được nhiệt lượng do quá trình cháy tạo ra.
1. Cung cấp đủ oxi cho quá trình cháy.
+ Thổi không khí vào lò, xây ống khói cao để hút gió
2. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxi.
+ Trộn đều nhiên liệu khí lỏng với không khí
+ Trẻ nhỏ củi
+ Đập nhỏ than khí đốt cháy ...
3. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiên liệu do sự cháy tạo ra.
- H/S: Đưa ra một số V/D cụ thể.
4. Củng cố – Luyện tập.
	- Gọi một H/S nhắc lại nội dung chính của bài.
	?. Nhiên liệu là gì? Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
	?. Làm gì để sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
	- Xem lại nội dung bài học
	- Làm bài: 1,2,3,4/SGK/Tr132
	- Ôn lại nội dung đã học trong chương 4.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 26
Ngày soạn: 22/2/2010
Tiết: 51
Ngày dạy: 01/3/2010
luyện tập chương 4
hidrocacbon. nhiên liệu
A. Mục tiêu bài học.
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức đã học về hidrocacbon.
- Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của hidrocacbon.
2. Kĩ năng:
- Củng cố các phương pháp giải bài tập nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1- G/V: + Hệ thống câu hỏi ôn tập
	 + Bảng tổng kết về 4 hidrocacbon đã học.
2- H/S: + Ôn lại kiến thức có liên quan.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp.
2. kiểm tra bài cũ: 
	( kiểm tra trong khi ôn tập) 	
3. Nội dung.
	Mở bài: Các em đã học về metan, etilen, axetilen và benzen. Chúng ta hãy tìm hiểu về mối quan hệ giữa cấu tạo phân tử với tính chất của các hidrocacbon trên và những ứng dụng của chúng.
G/V
H/S
HĐ1: Ôn tập kiến thức cơ bản:
- G/V: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bảng SGK/Tr133
I. Kiến thức cần nhớ.
- H/S: Thảo luận hoàn thành bảng.
- H/S: Cử đại diện trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét.
- H/S: Cá nhân lên viết lại các phương trình minh hoạ.
Đáp án:
Metan
Etilen
Axetilen
Benzen
Công thức cấu tạo
....
...
...
...
Đặc điểm cấu tạo của phân tử
- Chỉ có liên kết đơn C - H
- Có một liên kết đôi
- Có một liên kết 3
- Vòng 6 cạnh khép kín.
- 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn
Phản ứng đặc trưng
- Phản ứng thế
- Phản ứng cộng
- Phản ứng công.
- Phản ứng thế. (dễ thế khó cộng)
ứng dụng chính.
...
...
...
...
HĐ2: Luyện tập:
Bài 1: Cho các chất sau:
C2H4
C6H6
C2H2
CH4
C3H6
?. Viết công thức cấu tạo của các chất trên.
?. Chất nào có phản ứng đặc trưng là phản ứng thế.
?. Chất nào làm mất màu dd brom.
Bài 2: 
Có 4 bình không nhãn mỗi bình đựng 1 trong 4 khí sau: O2, CH4, C2H4, CO2. Nêu phương pháp nhận biết từng khí trong mỗi bình.
Bài 3/SGK/Tr133.
- G/V: YCHS đề xuất phương án giải quyết bài.
- G/V: YC một H/S lên bảng trình bày, H/S khác nhận xét, bổ sung.
II. Bài tập luyện tập.
- H/S: 5 H/S lên bảng viết CTCT của 5 chất tương ứng.
- H/S: H/S nhận xét các công thức vừa viết được.
- H/S: Một H/S nhận xét chất nào có phản ứng thế, giải thích.
- H/S: H/S nhận xét chất nào có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng, giải thích.
Đáp án:
- Chất: C2H4, C2H2, C3H6 ( mạch thẳng) làm mất màu dd brom vì các chất này trong phân tử có liên kết bội, lại không có cấu tạo vòng.
- Chất: C6H6, CH4, C3H6 (mạch vòng) có phản ứng đặc trưng là phản ứng thế do trong phân tử hoặc chỉ có liên kết đơn hoặc có liên kết đôi song lại có cấu tạo vòng lên liên kết này bên vững.
- H/S: Đề xuất phương án giải quyết bài, H/S khác nhận xét bổ sung.
- H/S: Một H/S trình bày lời giải trên bảng.
Đáp án:
- Dùng tàn đóm để nhận biết bình đựng khí oxi.
- Dùng dd nước vôi trong để nhận biết bình đựng khí CO2.
- Dùng dd brom để nhận biết bình đựng khí C2H4.
- Bình còn lại đựng khí CH4.
+ Các PTHH:
CO2 + Ca(OH)2 --> CaCO3 + H2O
C2H4 + Br2 ---> C2H4Br2
Đáp án bài 3.
nx = 0,01 mol, 
nBr2 = 0,1 . 0,1 = 0,01 mol
nx : nBr = 0,01 : 0,01 = 1:1.
PTHH:
CH4 + Br2 ---> không xảy ra.
C2H4 + Br2 ---> C2H4Br2
1mol 1mol
C2H2 + 2Br2 ---> C2H2Br4
1mol 2mol
Vậy theo bài ra và tỉ lệ các chất trong 3 PT trên thì đáp án đúng là: C2H4 (x)
4. Củng cố – Luyện tập.
	- G/V: Sử dụng bảng “ so sáng 4 hidrocacbon” để tổng kết lại 4 hidrocacbon.
	- lưu ý H/S Về cách nhận biết các hợp chất có liên kết đôi hoặc 3 trong phân tử.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
	- Xem lại nội dung bài học
	- Làm bài tập: 42.1 ---> 42.5/SBT.
	- Xem trước nội dung bài thực hành.
	- Hướng dẫn làm bài tập 4/SGK/Tr133:
	a. nC = nCO2 = 8,8:44 = 0,2 mol.
mc = 0,2 . 12 = 2,4 gam
nH = 2nH2O = 2. (5,4:18) = 0,6 mol
mH = 0,6 gam.
tổng khối lượng của H và C là: mC + mH = 0,6 + 2,4 = 3 gam = mA.
A chỉ có 2 nguyên tố.
b. Gọi công thức tổng quát của A là CxHy
	CxHy + (x + y/4) O2 ---> xCO2 + y/2H2O
	(12x +y) g 44xg 9yg
	3g 8,8g 5,4g
44x/8,8 = 9y/5,4 => x/y = 1:3
CT đơn giản nhất của A là (CH3)n
Với n = 1 => CT của A là CH3 – vô lí.
Với n = 2 => CT của A là C2H6 ( MC2H6 = 30 < 40) hợp lí.
Với n = 3 => CT của A là C3H9 vô lí.
Vậy CTPT của A là C2H6.
c. Chất A không làm mất màu dd brom vì chất A trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
	d. CH3 – CH3 + Cl2 ---> CH3 – CH2Cl + HCl
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 26	
Ngày soạn: 23/2/2010
Tiết: 52
Ngày dạy: 03/3/2010
thực hành: tính chất hoá học
 của hidrocacbon
A. Mục tiêu bài học.
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về hidrocacbon.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thực hành hoá học.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tiết kiệm, cẩn thận trong thực hành hoá học.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1- G/V: Chuẩn bị cho 4 nhóm H/S, mỗi nhóm một bộ gồm:
	 + Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh – 1 cái, ống nghiệm – 3 cái, nút cao su kèm ống nhỏ giọt, giá thí nghiệm, đèn cồn, chậu bằng thuỷ tinh.
	 + Hoá chất: Đất đèn, dd brom, nước cất.
2- H/S: + Đọc trước nội dung bài học.
C. tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp.
	- Phân nhóm thực hành.
	- G/V giao dụng cụ cho từng nhóm.
2. kiểm tra bài cũ: 
	( kiểm tra trong khi tìm hiểu kiến thức liên quan)
3. Nội dung.
G/V
H/S
HĐ:. Làm thí nghiệm.
- G/V: Hướng dẫn H/S làm thí nghiệm.
- G/V: Lắp sẵn cho các nhóm bộ thí nghiệm như H4.25
- G/V: Hướng dẫn H/S làm thí nghiệm theo các bước:
+ Cho vào ống nghiệm có nhánh một mẩu CaC2 sau đó nhỏ 1 – 2 ml nước.
+ Thu khí axetilen bằng cách đẩy nước.
?. Quan sát nhận xét tính chất vật lí của axetlen
- G/V: Hướng dẫn H/S tiến hành thí nghiệm:
+ Tác dụng của axetilen với dung dịch brom.
- Y/C H/S quan sát , ghi lại hiện tượng và giải thích hiện tượng xảy ra.
+ Tác dụng với oxi.
- Dẫn khí axetilen qua ống thuỷ tinh vuốt nhọn rồi chân lửa đốt ( lưu ý để khí thoát ra một lúc để đuổi hết không khí) ---> quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích viết phương trình phản ứng.
- G/V: Hướng dẫn H/S làm thí nghiệm.
- G/V: Y/C các nhóm tổ chức tiến hành thí nghiệm theo nhóm, ghi lại hiện tượng trong thí nghiệm rồi giải thích hiện tượng trong thí nghiệm.
HĐ2: Báo cáo kết quả thí nghiêm.
- G/V: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm
I. Thí nghiệm thực hành
Thí nghiệm1.
- H/S: Ghi nhớ các bước tiến hành thí nghiệm.
- H/S: Tổ chức tiến hành thí nghiệm theo nhóm theo sự hướng dẫn của G/V. Ghi lại các bước tiến hành cũng như hiện tượng xảy ra trong hí nghiệm.
+ Là chất khí không màu, ít tan trong nước
2. Thí nghiệm 2: “ thử TCHH của axaxetilen”.
H/S: Ghi nhớ các bước làm thí nghiệm.
H/S: Làm thí nghiệm theo các thao tác sau:
+ Dẫn khí axetilen điều chế được qua bình đựng dung dịch nước brom
+ Hiện tượng: Dung dịch brom bị mất màu.
+ Giải thích: Do axetilen đã tác dụng với dung dịch brom tạo ra chất không màu.
+ Hiện tượng: Axetilen cháy mãnh liệt trong không khí với ngọn lửa màu xanh, trên thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước.
+ Giải thích: Axetilen đã tác dụng với oxi tạo H2O và CO2.
PTHH:
2C2H2 + 5O2 ---> 4CO2 + 2H2O
3. Thí nghiệm 3: “ Thử tính chất của benzen”
H/S: Ghi nhớ các bước làm thí nghiệm.
H/S: Tiến hành thí nghiệm:
+ Cho 1 ml benzen vào ống nghiệm đựng 2ml nước cất, lắc kỹ sau đó để yên rồi quan sát.
+ Tiếp tục cho thêm 2ml dd brom loãng lắc kĩ sau đó để yên, tiếp tục quan sát màu của dung dịch
II. Báo cáo kết quả thí nghiệm
- H/S: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- H/S: Các nhóm khác nhận xét kết quả thí nghiệm của nhóm bạn.
4. Củng cố – Luyện tập.
	- Y/C H/S nhắc lại nội dung chính của buổi thực hành.
	- G/V nhấn mạnh một số nội dung cơ bản của bài thực hành.
	- G/V: Nhận xét đánh giá ý thức tham gia và kết quả thức hành của từng nhóm.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Lập bản tường trình chi tiết theo mẫu:
STT
Nội dung thí nghiệm
Hiện tượng
Giải thích viết PT
Ôn tập kiến thức của chương.
Đọc trước nội dung bài: “ Rượu etylic”

Tài liệu đính kèm:

  • docT47 - t52.doc