Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 9, 10

Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 9, 10

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua tiết học học sinh cần nắm được:

1. Kiến thức:

 - Khắc sâu kiến thức về TCHH của oxit, axit và phương pháp nhận biết axit H2SO4 và muối sun phát

2. Kỹ năng:

 - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng về thực hành hoá học, giải các bài tập về thực hành hoá học.

3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức cẩn trọng, tiết kiệm trong học tập và trong TH hoá học.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1 - G/V: Chuẩn bị cho 8 nhóm H/S, mỗi nhóm gồm:

 a, Dụng cụ: + Giá ống nghiệm gồm 10 ống nghiệm

 + Kẹp gỗ 1 chiếc, lọ thuỷ tinh miệng rộng 1 lọ, 1 muôi sắt

 b, Hoá chất: + CaO, H2O, P đỏ, dd HCl, dd Na2SO4, NaCl, quỳ tím, dd BaCl2, dd H2SO4.

2 - H/S: + Ôn lại kiến thức đã học

 + Xem trước bài thực hành

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ ( Không)

3. Nội dung thực hành

 

doc 6 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 9, 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:5
Ngày soạn: 15/9/2009
Tiết:9
Ngày dạy: 21/9/2009
thực hàng: TCHH của oxit, axit
A.Mục tiêu bài học:
Qua tiết học học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức:
	- Khắc sâu kiến thức về TCHH của oxit, axit và phương pháp nhận biết axit H2SO4 và muối sun phát
2. Kỹ năng:
	- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng về thực hành hoá học, giải các bài tập về thực hành hoá học.
3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức cẩn trọng, tiết kiệm trong học tập và trong TH hoá học.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: Chuẩn bị cho 8 nhóm H/S, mỗi nhóm gồm:
	a, Dụng cụ: + Giá ống nghiệm gồm 10 ống nghiệm
	+ Kẹp gỗ 1 chiếc, lọ thuỷ tinh miệng rộng 1 lọ, 1 muôi sắt
	b, Hoá chất: + CaO, H2O, P đỏ, dd HCl, dd Na2SO4, NaCl, quỳ tím, dd BaCl2, dd H2SO4.
2 - H/S: + Ôn lại kiến thức đã học
	+ Xem trước bài thực hành
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ ( Không)
3. Nội dung thực hành
G/V
H/S
HĐ1: Thực hành tính chất hoá học của oxit
- G/V: Nêu mục đích của buổi thực hành: 
- G/V: Nêu dụng cụ hoá chất để tiến hành TN1: Dụng cu. 1 ống nghiệm, một ống hút. Hoá chất: CaO, phenolphtalein, nước cất.
- G/V: Hướng dẫn H/S làm TN: Cho một mẩu CaO vào ống nghiệm, sau đó hêm dần 1 đến 2 ml nước. 
?. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
- Thử dd sau phản ứng bằng quỳ tím hoặc phenolphtalein. Màu của thuốc thử thay đổi như thế nào? Vì sao. 
?. Kết luận về tính chất của CaO thông qua thí nghiệm. Viết PTHH.
-GV: Hướng dẩn H/S làm thí nghiệm: Đốt một ít phốt pho đỏ ( bằng hạt đậu xanh) trong bình thuỷ tinh miệng rộng. Sau khi phốt pho đỏ cháy hết cho thêm 2 ml nước vào bình , đậy nút, lắc nhẹ ---> Q/S hiện tượn.
- Thử dd thu được bằng quỳ tím.
?. Qua thí nghiệm có kết luận gì?
HĐ2: Thực hành nhận biết một số dung dịch
- G/V: YCHS nêu yêu cầu của TN3
?. Để nhận biết giữa hai loại hợp chất axit và muối ta dùng thuốc thử lào.
?. Để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat ta dùng thuốc thử nào.
?. Hãy nêu cách nhận biết 3 dung dịch trên.
- G/V: YCHS tiến hành TN theo nhóm, G/V tới từng nhóm theo dõi H/S làm thí ngiệm.
?. Qua nội dung thí nghiệm ta kết luận được điều gì?
1. Tính chất hoá học của oxit.
a, TN1: “ Phản ứng của CaO với nước”
- H/S: Nêu mục đích của thí nghiệm 1:
Thử phản ứng của CaO ( oxit axit ) với nước.
- H/S: Kiếm tra dụng cụ hoá chất của nhóm mình rồi báo cáo lại với giáo viên.
- H/S: Tổ chức tiến hành thí nghiệm theo nhóm, ghi lại hiện tượng quan sát được.
- Y/C: CaO tan dần, phản ứng toả nhiệt
- Y/C: Phenolphtalein không màu ---> chuyển sang màu hồng. CaO đã tác dụng với nước tạo dd Ca(OH)2 làm đổi màu chất chỉ thị
K/L: Oxit bazơ tác dụng với nước tạo dd bazơ
b, TN2: “Phản ứng của P2O5 với nước” 
- H/S: Làm thí ngiệm theo nhóm.
- Y/C: Quỳ tím chuyển thành màu đỏ. Chứng tỏ sản phẩm tạo thành là axit.
KL: Oxit axit tác dụng với nước tạo axit.
2. Nhận biết các dung dịch.
- H/S: Nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng một trong 3 dung dịch: Na2SO4, HCl, H2SO4.
- Y/C: quỳ tím
- Y/C: dd muối bari hoặc Ba(OH)2.
- H/S: - Ghi số thứ tự 1,2,3 vào mỗi lọ đựng các dd ban đầu.
- lấy ở mỗi lọ một giọt nhỏ vào giấy quỳ tím nếu:
+ T/H nào làm quỳ tím ----> màu đỏ là HCl hoặc H2SO4.
+ T/H nào không làm quỳ tím chuyển màu thì đó là Na2SO4.
- tiếp tục nhỏ dd BaCl2 lần lượt vào 2 axit. Nếu:
+ Xuất hiện kết tủa là H2SO4.
+ Còn lại là HCl
K/L: Để nhận biết H2SO4 và muối sunfat ta có thể dùng thuốc thử là dd muối bari hoặc Ba(OH)2.
4. Củng cố – luyện tập
	- G/V: Hướng dẫn H/S làm bản tường trình theo mẫu:
	Họ và tên: ...........
	Nhóm thực hành: .........
STT
Tên TN
Tiến hành TN
Hiện tượng
Giải thích
Kết luận
5. hướng dẫn H/S học ở nhà:
	- Xem lại nội dung bài T/H
	- Ôn lại các nội dung đã học tử đầu năm.
	- G/V: Nhận xét ý thức, thái độ của H/S khi tham gia T/H
	- G/V: Hướng dẫn H/S thu hoá chất, vệ sinh phòng học.
Tuần:5
Ngày soạn: 16/9/2009
Tiết:10
Ngày dạy: 23/9/2009
kiểm tra một tiết
A. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:- Kiểm tra, đánh giá khả năng nắm kiến thức của HS phần oxit và axit
2. Kĩ năng:	- Rèn kĩ năng trình bày
3. Thái độ:	- GD ý thức kiểm tra nghiêm túc, tự giác.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1- G/V: Đề kiểm tra, đáp án - thang điểm
2- H/S: Ôn lại kiến thức về oxit và axit
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học 
1. Tổ chức lớp.
2. Nội dung đề kiểm tra
Họ và tên: .
Lớp: ..
-----------------------------
Đề 1 
đề kiểm tra một tiết
Môn: Hoá học 9
--------------------------
Câu1(2đ).	Hoàn thành các PTHH sau ( nếu có ):
	a,	K2O	+	H2O	 	..................................................
	b,	MgO	+	H2O	.................................................
	c, 	SO3	+	NaOH	................................................
	d,	Fe3O4	+	HCl	...................................................
Câu2: (2,5đ)
 a, Để nhận biết axit sunfuric và muối sun fat người ta dùng hoá chất gì?
 b, Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch là: NaCl, Na2SO4 và H2SO4. Hãy nêu phương pháp hoá học nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ.
Câu3: (3,5đ) Cho các chất sau: SO2, CO2, Na2O, MgO, CO. Chất nào tác dụng với :
	a, dd NaOH.
	b, dd HCl.
	c. H2O.
Viết PTHH xảy ra.
Câu4: Cho 19,3 gam hỗn hợp hai kim loại ( Zn và Cu) tác dụng với dung dịch axit clohidric ( dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 ( ĐKTC). 
	a, Viết PTHH xảy ra.
	b, Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
Họ và tên: .
Lớp: ..
-----------------------------
Đề 2 
đề kiểm tra một tiết
Môn: Hoá học 9
--------------------------
Câu1(2đ).	Hoàn thành các PTHH sau ( nếu có ):
	a,	Na2O	+	H2O	 	..................................................
	b,	CuO	+	H2O	.................................................
	c, 	SO2	+	KOH	................................................
	d,	Fe3O4	+	H2SO4	...................................................
Câu2: (2,5đ)
 a, Để phân biệt giữa axit với bazơ người ta có thể dùng thuốc thử là dung dịch BaCl2 ( hoặc Ba(NO3)2, Ba(OH)2 ) được không? Tại Sao?
 b, Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch là: HCl, Na2SO4 và H2SO4. Hãy nêu phương pháp hoá học nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ.
Câu3: (3,5đ) Cho các chất sau: SO3, N2O5, K2O, CuO, NO. Chất nào tác dụng với :
	a, dd KOH.
	b, dd H2SO4.
	c. H2O.
Viết PTHH xảy ra.
Câu4: Cho 15,2 gam hỗn hợp hai kim loại ( Mg và Cu) tác dụng với dung dịch axit clohidric ( dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 ( ĐKTC). 
	a, Viết PTHH xảy ra.
	b, Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
3. Đáp án – Thang điểm.
Câu1: Viết đúng mỗi PTHH được 0,5đ
	a,	K2O	+	H2O	 	 2KOH
	b,	MgO	+	H2O	Không xảy ra
	c, 	SO3	+	2NaOH	Na2SO4 + H2O
	d,	Fe3O4	+	8HCl	FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Câu2: a. (1đ) Để nhận biết axit sunfuric và dd muối sunfat người ta dùng thuốc thử là các dd muối bari ( BaCl2, Ba(NO3)2 . ) hoặc bari hidroxit
	b. (1,5đ) - Dùng quỳ tím ta nhận ra H2SO4 do
	 - Dùng dd BaCl2 ta phân biệt được giữa NaCl và Na2SO4 do 
Câu3: Chất tác dụng với dd NaOH gồm: SO2, CO2. Viết PTHH 
	Chất tác dụng với dd HCl gồm: Na2O. MgO
	Chất tác dụng với nước gồm: CO2, SO2, Na2O.
Câu4: Khi cho hai kim loại là Zn và Cu vào dd HCl thì chỉ có Zn phản ứng còn Cu không phản ứng nên lượng khí thoát ra là do Zn phản ứng với HCl
	Zn	+	2HCl -----> ZnCl2	+ 	H2
Từ PTHH ta thấy: nZn = nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol
mZn = 0,1 . 65 = 6.5 gam
mCu = 19,3 – 6,5 = 12,8 gam

Tài liệu đính kèm:

  • doct9 - t10.doc