Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - Tiết 12 - Bài 8: Một số bazơ quan trọng

Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - Tiết 12 - Bài 8: Một số bazơ quan trọng

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức hs biết:

- Tính chất vật lý, hóa học của Natri hiđroxit. Viết được phương trình phản ứng minh họa cho mỗi tính chất.

- Ứng dụng của Natri hiđroxit trong đời sống sản xuất.

2. Kỹ năng.

- Biết làm thí nghiệm.

- Viết phương trình, làm bài tập.

3. Thái độ.

- Cẩn thận tiết kiệm, trung khi làm thí nghiệm và báo cáo.

II. Chuẩn bị.

1. Dụng cụ:

- Giá đỡ, ống nghiệm, kẹp gỗ, đế sứ, thìa, đũa thủy tinh, kẹp gắp hóa chất.

- Bình điện phân dd muối ăn.

2. Hóa chất:

- DD NaOH, HCl, H2O, giấy quỳ tím, phenol phtalein.

III. Các hoạt động dạy và học.

1. Ổn định lớp: (1')

2. Kiểm tra bài cũ: (5')

? Trình bày tính chất hóa học chung của bazơ.

(GV lưu kiến thức ở góc bảng)

3. Bài mới: (35')

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - Tiết 12 - Bài 8: Một số bazơ quan trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/9/07
Ngày dạy : 
Tiết : 12
bài 8. một số bazơ quan trọng
A. natri hiđroxit.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức hs biết:
- Tính chất vật lý, hóa học của Natri hiđroxit. Viết được phương trình phản ứng minh họa cho mỗi tính chất.
- ứng dụng của Natri hiđroxit trong đời sống sản xuất.
2. Kỹ năng.
- Biết làm thí nghiệm.
- Viết phương trình, làm bài tập.
3. Thái độ.
- Cẩn thận tiết kiệm, trung khi làm thí nghiệm và báo cáo.
II. Chuẩn bị.
1. Dụng cụ: 
- Giá đỡ, ống nghiệm, kẹp gỗ, đế sứ, thìa, đũa thủy tinh, kẹp gắp hóa chất.
- Bình điện phân dd muối ăn.
2. Hóa chất:
- DD NaOH, HCl, H2O, giấy quỳ tím, phenol phtalein.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Trình bày tính chất hóa học chung của bazơ.
(GV lưu kiến thức ở góc bảng)
3. Bài mới: (35')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (5')
Tìm hiểu tính chất vật lý của NaOH.
GV. cho hs quan sát mẫu tinh thể NaOH, hòa một ít NaOH vào nước.
HS. Quan sát - nhận xét - nêu kết luận.
( màu sắc, tính tan, sự tỏa nhiệt khi hòa tan trong nước).
GV. Thông tin dd NaOH ăn mòn một số chất như da, giấy, vải.
I. Tính chất vật lý.
- Là chất rắn kết tinh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
- DD NaOH có tính nhờn, ăn mòn da, giấy, vải...
Hoạt động 2: (15')
Tìm hiểu tính chất hóa học của NaOH.
? NaOH. thuộc loại hợp chất nào đã học, hãy dự doán tính chất của NaOH.
HS. trả lời. NaOH thuộc hợp chất bazơ. Có những tính chất hóa học của bazơ tan (kiềm).
GV. cho các nhóm hs lần lượt làm các thí nghiệm kiểm chứng.
TN1: nhỏ một giọt dd NaOH vào mẩu giấy phenol phtalein - quan sát - nhận xét - kết luận.
TN2: nhỏ vài giọt dd HCl vào ống nghiệm có chứa dd NaOH có vài giọt dd phenol phtalein (dd màu hồng) - quan sát - nhận xét - kết luận - viết phương trình phản ứng.
GV. thông tin với các axit H2SO4, HNO3 dd NaOH cũng phản ứng tạo muối và nước.
GV. cho hs nhớ lại tính chất này học ở bài oxit.
HS. nhớ lại và viết phương trình phản ứng xảy ra.
GV. thông tin ngoài ra dd NaOH còn tác dụng với dd muối ta sẽ học ở bài 9.
II. Tính chất hóa học.
1. Làm đổi màu chất chỉ thị.
- DD NaOH làm phenol phtalein từ không màu chuyển sang màu đỏ.
- Quỳ tím chuyển sang màu xanh.
2. Tác dụng với dd axit.
NaOH(dd)+ HCl(dd) NaCl(dd)+ H2O(l)
3. Tác dụng với oxit axit.
2NaOH(dd)+CO2(k) Na2CO3(dd)+H2O(l)
Hoạt động 3: (15')
Tìm hiểu ứng dụng và cách sản xuất NaOH. 
HS. nghiên cứu thông tin sgk/26 .
? Nêu ứng dụng của NaOH.
HS. trả lời.
GV. thông tin NaOH có nhiều ứng dụng nên được xếp vào nhóm bazơ quan trọng.
? Vậy Người ta sản xuất NaOH như thế nào.
GV. giới thiệu bình điện phân muối ăn.
Người ta sản xuất NaOH bằng cách điện phân dd muối ăn bão hòa trong bình điện phân có màng ngăn (TN ở bài 26).
HS. nghe và ghi nhớ
GV. cho gọi hs lên bảng viết phương trình phản ứng.
III. ứng dụng.
NaOH được dùng làm nguyên liệu.
- XS xà phòng, Chất tẩy rửa.
- SX tơ nhân tạo.
- SX giấy.
- SX nhôm (làm sạch quặng nhôm).
- Chế biến dầu mỏ.
IV. Sản xuất NaOH.
Điện phân dd muối ăn bão hòa.
2NaCl(dd)+ 2H2O(l) 2NaOH(dd)+Cl2(k)+H2(k)
4. Củng cố: (3')
- GV chốt lại toàn bài.
- HS làm nhanh bài tập sau.
Hoàn thành dãy biến hóa sau.
Na Na2O NaOH NaCl NaOH Na2SO4 NaCl
(7)
NaOH Na3PO4
GV giao nhiệm vụ.
N1: phương trình 1,2
N2: ................... 3,4
N3: ................... 5,6
N4: ................... 7,8
Đ/án: 
1. 4Na(r)+O2(k)-> Na2O(r)
2. Na2O(r) + H2O(l) -> 2NaOH(l)
3. NaOH(dd) + HCl(dd) -> NaCl(dd) + H2O(l)
4. 2NaCl(dd) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2(k) +Cl2(k)
5. 2NaOH(dd) + H2SO4(dd) -> Na2SO4(dd)+ 2H2O(l)
6. Na2SO4(dd)+ BaCl2(dd) -> BaSO4(r)+ NaCl(dd)
7. 2Na(r) + 2H2O(l) -> 2NaOH(dd) + H2(k)
8. 3NaOH(dd) + H3PO4(dd) -> Na3PO4(dd) + 3H2O(l)
5. Dặn dò: (1')
- BTVN. 1, 2, 3, 4 sgk/27.
 1, 2, 3 sbt/9
- Chuẩn bị trước phần B: Ca(OH)2

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12.doc