Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Hồng Phượng

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Hồng Phượng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh

- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học

- Biết được Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học

- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen

- Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét

- Hiểu và nêu được một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.

 

doc 110 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1370Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Hồng Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9A
9B
15/8
16/8
Ngày soạn: 14/8/2011 Ngày dạy: 
 Phần I : DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương I :
CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Tiết 1:
MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh 
- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học
- Biết được Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
- Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét
- Hiểu và nêu được một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Phát triển tư duy phân tích, so sánh
3. Thái độ 
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tranh phóng to hình 1.2/sgk
2. Học sinh:
Đọc trước và chuẩn bị bài ở nhà 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
*. Vào bài :2’
Từ sinh học 6 đến sinh học 8 các em đã tìm hiểu những kiến thức sinh học cơ thể, thấy được tính đa dạng sinh học và lược sử tiến hoá của sinh giới. Đến sinh học 9 , các em sẽ được tìm hiểu những lĩnh vực mới của sinh học , cụ thể là di truyền và biến dị, cơ thể và môi trường .( phần 1)
Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưng chiếm 1 vị trí quan trọng trong sinh học . Menđen- người đặt nền móng cho di truyền học, chúng ta cùng nghiên cứu các thí nghiệm của ông ngay ở chương 1..
2. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*. Mục tiêu: Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học
Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin/sgk làm bài tập mục lệnh/sgk-5.
? Liên hệ với bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở những điểm nào? (về hình dạng, chiều cao, màu mắt)
GV ghi bảng:
- Những điểm giống bố mẹ => hiện tượng di truyền
- Những điểm khác bố mẹ => Hiện tượng biến dị
? Vậy theo em thế nào là hiện tượng biến dị và di truyền ?
Gv: Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản.
? Hãy trình bày nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học ?
GV: Giải thích theo thông tin/sgk.
*. Mục tiêu: - Biết được Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học
- Nêu được pp nghiên cứu di truyền của Menđen:PP phân tích các thế hệ lai 
GV: Giới thiệu tiểu sử của Menđen
- Gọi hs đọc mục “ em có biết?”/sgk-7.
- Cho hs quan sát hình 1.2/sgk phóng to
? Nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai ?
? Hãy nêu phương pháp nghiên cứu của Menđen?
GV: Tiểu kết
PP nghiên cứu của Menđen có tính sáng tạo, độc đáo: Ông tách riêng từng cặp tt để nghiên cứu, làm đơn giản tính di truyền phức tạp của sinh vật cho dễ nghiên cứu: tạo dòng thuần chủng, dùng toán thống kê phân tích để rút ra quy luật di truyền các tt ( Sgk..+ em có biết?)
GV: hướng dẫn hs nghiên cứu 1 số thuật ngữ /sgk -> ghi nhớ kiến thức 
? Tính trạng là gì? cho VD?
? Thế nào là cặp tính trạng tương phản? Cho VD?
? Khi nào được coi là giống ( hay dòng ) thuần chủng? Cho Vd?
GV: Giới thiệu 1 số kí hiệu /sgk
I. Di truyền học ( 12’)
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con, cháu
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
=>Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản.
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống và y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại.
II. Menđen – Người đặt nền móng cho di truyền học.(15’)
- Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho di truyền học 
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học (10’)
 (sgk)
3. Củng cố - Luyện tập: (5’)
	- Trình bày nôi dung cơ bản của phép lai phân tích các thế hệ lai của Menđen ?
	- Lấy các Vd về tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm “ cặp tính trạng tương phản” ?
	-Tại sao Menđen lai chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai ? (vì thuận tiện cho việc theo dõi sự DT của các cặp TT)
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
Học bài , trả lời các câu hỏi/sgk -7
Chuẩn bị bài sau: + Đọc trước bài 2
 + Kẻ bảng 2/sgk -8 vào vở bài tập.
 _________________________
9A
9B
18/8
17/8
Ngày soạn: 15/8/2011 Ngày dạy: 
Tiết 2:
LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hs trình bày và phân tích được thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menđen.
- Nêu được các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể di hợp
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li, nêu được ý nghĩa của quy luật.
- Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của menđen.
- Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tíchsố liệu, kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
3. Thái độ: Hs yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 2.1 ; 2.3 /sgk
- Bảng phụ
2. Học sinh:
Đọc trước bài 
- Kẻ bảng 2/sgk vào vở bài tập
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
*. Câu hỏi:
	? Nhắc lại một số thuật ngữ : Tính trạng, cặp tính trạng tương phản, giống
(dòng) thuần chủng ?
*. Đáp án:
2. Dạy bài mới:
*. Vào bài : 1’
Vậy khi lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì kết quả lai sẽ ntn? ..
*. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*. Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen
GV: Y/c hs nghiên cứu thông tin/sgk kết hợp quan sát hình 2.1
? Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan ntn?
GV nhấn mạnh: Đậu Hà lan có đặc điểm là tự thụ phấn khá nghiêm ngặt. Menđen đã tiến hành tự thụ phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tt thuần chủng tương phản. Ông đã tiến hành các thí nghhiệm này rất cẩn thận, tỉ mỉ và công phu.
- Y/c hs quan sát kĩ hình 2.1/sgk
? Hãy mô tả cách tiến hành thí nghiệm thụ phấn nhân tạo giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng ?
 ? Vậy kết quả thu được ở F1 là gì? (toàn hoa đỏ)
GV: Quan sát bảng 2 ta thấy: Menđen k chỉ tiến hành thụ phấn giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng mà ông còn tiến hành với nhiều tn khác (bảng 2) 
? Hãy xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống ?
GV: Các tt của cơ thể như: hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân lùn,... được gọi là kiểu hình
? Vậy theo em kiểu hình là gì ? 
GV lưu ý hs: Dù có thay đổi vị trí của các giống cây chọn làm bố, mẹ như: hoa đỏ làm bố, hoa trắng làm mẹ và ngược lại thì kết quả của 2 phép lai đều như nhau không có gì thay đổi vì bố và mẹ đều có vai trò di truyền như nhau. Chính bởi vậy,Menđen dã gọi tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng trội còn tính trạng đến F2 mới được biểu hiện là tính trạng lặn . Như vậy.
? Quan sát hình 2.2/sgk. Hãy viết sơ đồ lai khi cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng ?
Gv: y/c hs hoàn thành bài tập mục lệnh/sgk.9 ?
? Qua kết quả thí nghiệm của Menđen em có kết luận gì ?
*. Mục tiêu: HS giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen
 - Phát biểu được nội dung quy luật phân li.
GV: Giải thích qua quan niệm đương thời của Menđen ( sgk và sgv ) 
- cho hs qs hình 2.3/sgk.9 và giải thích
+ Quy ước: Gen A .....
 Gen a........
+ Sơ đồ lai .......
? Cho biết tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 ?
Đa: Tỉ lệ GF1 1A: 1a
 tỉ lệ hợp tử F2: 1AA: 2Aa: 1aa
? Tại sao ở F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng? (vì thể dị hợp Aa biểu hiện kh trội giống như thể đồng hợp AA) 
? Vậy Menđen đã giải thích kết quả của thí nghiệm này như thế nào ? 
GV: Cho hs đọc /sgk.10
 - Đây chính là điểm cơ bản trong quy luật phân li của Menđen....
? Quy luật phân li được phát biểu ntn ?
GV: Gọi hs đọc kết luận /sgk
I. Thí nghiệm của Menđen (17’)
2. Các khái niệm:
- Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể 
- Tính trạng trội : Là tính trạng biểu hiện ở F1
- Tính trạng lặn: Là tình trạng đến F2 mới được biểu hiện
2. Thí nghiệm:
P: Hoa đỏ X Hoa trắng 
F1: Hoa đỏ
F2: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
=> Như vậy: Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ. còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm: ( 15’)
1. Giải thích:
- Theo Menđen: Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (cặp gen) quy định cặp tính trạng thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh
 => Đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
2.Quy luật phân li:
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
*. Kết luận: (sgk-10)
3. Củng cố - Luyện tập: (5’)
- Nêu khái niệm kiểu hình, và cho VD minh hoạ
- Phát biểu nôi dung quy luật phân li ?
- Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan ntn ?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:( 3’)
- Học bài , trả lời câu hỏi/sgk-10
*. Hướng dẫn BT4/sgk-10
- Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen, nên mắt đen là tt trội, mắt đỏ là tt lặn
- Quy ước: + Gen A quy định mắt đe, gen a quy định mắt đỏ
- Sơ đồ lai: .....
	P: Mắt đen x Mắt đỏ
	AA aa
	Gp: A	a
	F1: Aa (mắt đen) x Aa
	GF1 A; a 	A; a
	F2: 1AA; 2Aa; 1aa
 => Tỉ lệ KH: 3 cá kiếm mắt đen; 1 cá kiếm mắt đỏ
- Chuẩn bị bài sau: Lai một cặp tính trạng ( tiếp).
9A
9B
22/8
23/8
Ngày soạn: 18 /8/2011 Ngày dạy: 
Tiết 3:
LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
 ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li và phân li.
- Giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhát định
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất
- Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn
2. Kĩ năng
- Phát triển tư duy lí luận như: Phân tích, so sánh
3. Thái độ: Hs yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ minh hoạ phép lai phân tích
- Tranh phóng to hình 3/sgk-12
2. Học sinh:
Học bài cũ, đọc trước bài mới
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ : (Ko)
2. Dạy bài mới:
*. Vào bài :1’
Bài trước ta tìm hiểu thí nghiệm của Menđen, khi lai hoa đỏ thuần chủng với hoa trắng thì kết quả F1 thu được toàn hoa đỏ , F2 thu được kết quả 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng ( 3 trội : 1 lặn ).
Vậy nếu ngay ở F1 đã xuất hiện cả hoa đỏ và hoa trắng theo tỉ lệ 1:1 thì kiểu gen của P sẽ ntn ?.............
*. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*. Mục tiêu: Trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích 
Gv: Cho hs quan sát lại hình 2.3/sgk-9
? Nhắc lại thế nào là kiểu hình ?
G ... kiến thức , kĩ năng hoạt động nhóm 
3. Thái độ : Học sinh yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
	- Phiếu học tập ghi nội dung bảng 40.1 -> 40.5/sgk
	- Tranh ảnh liên quan đến pphần di truyền ,..
2. Học sinh:
	Đọc trước bài , kể bảng /sgk vào vở 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (ko)
2. Dạy bài mới:
	*. Vào bài: (1’)
	Bài học hôm nay cô cùng các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản đã học về di truyền và biến dị .
	*. Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv
Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ và y/c 
- 2 nhóm cùng nghiên cứu 1 nội dung 
- Hoàn thành các bảng kíên thức từ bảng 40.1 -> 40.3 /sgk
I. Hệ thống hóa kiến thức : ( 30’)
?
Hãy điền nội dung phù hợp vào các bảng kiến thức trên ?
Gv
Quan sát các nhóm hoạt động , hướng dẫn nhóm học yếu 
Gọi hs các nhóm trình bày bằng cách trình bày nội dung phiếu học tập của nhóm mình trên bảng để nhóm khác nhận xét, bổ sung kiến thức 
Giúp hs hoàn thiện kiến thức 
Bảng 40.1: Tóm tắt các quy luật di truyền
Tên quy luật
Nội dung
Giải thích
ý nghĩa
Phân li
-Do sự phân li cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 nhân tố trong cặp
Các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau
- phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng
Xác định tính trội (thường là tốt)
Phân li độc lập
Phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền 
F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình = tích tỉ lệ các tính trạng.
Tạo biến dị tổ hợp
Di truyền liên kết 
Các tính trạng do nhóm gen liên kết quy định.
Các gen liên kết cùng phân li 
Tạo sự di truyền ổn định
Di truyền giới tính 
ở các loài giao phối tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1:1
Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính
Bảng 2: Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân
Các kì
Nguyên phân
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đầu
NST kép co ngắn , đóng xoắn..
NST kép co ngắn, đóng xoắn, tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo 
NST kép co lại
Kì giữa
Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng
Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ..
Các NST kép xếp thành 1 hàng 
Kì sau
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động
Các cặp NST kép tương đồng phân li.
Từng NST chẻ dọc ở tâm động
Kì cuối
Các NST nằm gọn trong nhân với số lượng NST = 2n như ở tế bào mẹ
Các NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng n..
Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng là n
Bảng 3: Bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân , giảm phân và thụ tinh
Các quá trình
Bản chất
Ý nghĩa
Nguyên phân
Giảm phân
Thụ tinh
Bảng 4: Cấu trúc và chức năng của ADN , ARN, prôtêin
Đại phân tử
Cấu trúc
Chức năng
ADN(gen)
ARN
Prôtêin
Bảng 5: Các dạng đột biến
Các loại đột biến
Khái niệm
Các dạng đột biến
Đột biến gen
Những biến đổi trong cấu trúc của ADN  
Mất, thêm, thay thế 1 cặp Nu
Đột biến cấu trúc NST
Những biến đổi trong cấu trúc của NST
Dị bội thể và đa bội thể
Đột biến số lượng NST
Những biến đổi về trong bộ NST
Dị bội thể và đa bội thể
3. Củng cố - Luyện tập: (3’)
	GV: Đánh giá sự chuẩn bị bài và hoạt động của các nhóm
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 1’ )
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học 
- Hoàn thành nốt các bảng kiến thức trên 
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra học kì I
_________________________
9A
9B
15/12
15/12
Ngày soạn: 10/12/2011 Ngày dạy: 
Tiết 35
ÔN TẬP HỌC KÌ I
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Hs tự hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị 
	- biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống 
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp , hệ thống hóa kiến thức , kĩ năng hoạt động nhóm 
3. Thái độ : Học sinh yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
	- Phiếu học tập ghi nội dung bảng 40.1 -> 40.5/sgk
	- Tranh ảnh liên quan đến pphần di truyền ,..
2. Học sinh:
	Đọc trước bài , kể bảng /sgk vào vở 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (ko)
2. Dạy bài mới:
*.Vào bài: (1’)
	Bài học hôm nay cô cùng các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản đã học về di truyền và biến dị .
	*. Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II. Câu hỏi ôn tập: ( 10’)
Câu 1: Hãy giải thích sơ đồ
AND ( gen) -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng
Câu 2: Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình ?....
Câu 3: Vì sao khi nghiên cứu di truyền người ta phải có phương pháp thích hợp ? Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp nghiên cứu đó ?
Câu 4: Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào ?
9A
9B
26/12
26/12
Ngày soạn: 24/12/2009 Ngày dạy: 
Tiết 35
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Thời gian: 45 phút
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Đánh giá kết quả học tập, khả năng nhận thức của học siunh trong học kì I qua phần biến dị và di truyền
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết nài kiểm tra
3. Thái độ : HS có thái độ nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra 
II. Nội dung đề kiểm tra
A. ĐỀ BÀI
I Trắc nghiệm: (3 điểm )
Câu 1: ( 1điểm ): 
 Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
 1. Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền :
 A. tARN B. mARN C. rARN D. cả 3 loại ARN trên
 2. Đột biến gen là đột biến xảy ra trong :
 A. Cấu trúc của gen C. Cấu trúc tế bào 
 B. Cấu trúc NST D. Cấu trúc cơ thể
 3. Đi ểm khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến là : 
 A. Thường biến không do kiểu gen quy định 
 B. Thường biến không liên quan đến kiểu gen 
 C. Thường biến không di truyền được còn đột biến di truyền được 
 4. Vì sao để nghiên cứu di truyền người , phải có các phương pháp riêng thích hợp :
 A. Người sinh sản chậm , đẻ ít con, 
 B. Vì lí do xã hội không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến 
 C. Cả A và B
Câu 2: (2 điểm )
 Hãy chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp :
 ARN là một (1)..được cấu tạo theo nguyên tắc (2) do nhiều (3) ..là các nucleôtit thuộc 4 loại (4) liên kết tạo thành (5)
 ARN được tổng hợp dựa trên (6) là (7) ..và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung . Do đó trình tự các (8) trên mạch (9) ..
Của gen quy định trình tự các (10) ..trên mạch ARN . 
II. Tự luận : ( 7 điểm )
Câu 1: (2,5 điểm )
 Mô tả cấu trúc không gian của ADN , hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào ? 
Câu 2: (2 điểm )
 Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì ? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến đó ?
Câu 3: (2,5 điểm )
 Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp để hạn chế phát sinh các bệnh, tật di truyền đó ?
B. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: ( 1 đ)
Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm
	1.b ; 2a ; 3c ; 4c
Câu 2: ( 2 đ) 
Thứ tự đi ền như sau
	( 1) Đại phân tử .đa phân đơn phân..A,U,G,X1 chuỗi xoắn đơn..khuân mẫu..1 mạch của gen.Nu..khuân.Nu. 
II. Tự luận: ( 7 đ)
Câu 1: ( 2,5 đ)
	- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN cho 1,5 đ 
	- Nêu được hệ quả của nguyên tắc bổ sung cho 1 đ
Câu 2: ( 2 đ) 
	- Nêu được khái niệm đột biến cấu trúc NST ( 0,5 đ)
	- Mô tả được 3 dạng đột biến  ( 1,5 đ )
Câu 3 : ( 2,5 đ)
	- Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh và tật di truyền ( 1 đ)
	- Nêu đầy đủ các biện pháp hạn chế bệnh và tật di truyền ( 1,5 đ )
9A
9B
5/1
5/1
Ngày soạn: 1/1/2010 Ngày dạy: 
Tiết 36
GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS trình bày được:
	- Tại sao cần chọn tác nhân cụ htể khi gây đột biến 
	- Một số p2 sử dụng tác nhân lí, hóa học để gây đột biến 
	- Những đi ểm giống và khác nhau trong việc sử dụng các thẻ đột biến trong chọn giống VSV và thực vật, giải thích được tại sao có sự sai khác đó 
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm 
3. Thái độ :
Học sinh yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
	- Tư liệu về chọn giống, thành tựu khoa học,..
	- Phiếu học tập
2. Học sinh 
	 Ôn lại kiến thức về đột biến 
	 Kẻ phiếu học tập vào vở
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra bài cũ: (k0)
2. Dạy bài mới:
	*. Vào bài : (1’)
	GV: Giới thiệu thông tin /sgk.
	*. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Nhắc lại khái niệm đột biến ? đột biến có ý nghĩa ntn trong thực tiễn ? 
GV: Người ta đã gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân lí , hóa học như thế nào 
*. Mục tiêu: HS trình bày được pp, kết quả và ứng dụngcủa tác nhân vật lí khi sử dụng để gây đột biến.
GV: Y/c hs nghiên cứu thông tin/sgk thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập ( 3’)
Gọi hs các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung,
Chốt lại bằng bảng chuẩn kiến thức 
I. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí : ( 15’)
Tác nhân vật lí
Tiến hành
Kết quả
 ứng dụng
1. Tia phóng xạ
Chiếu tia, các tia xuyên qua màng , mô ( xuyên sâu)-> tác động lên ADN
Gây đột biến ge
- Chấn thương gây đột biến NST
Chiếu xạ vào hạt nảy mầm , đỉnh sinh trưởng,.
2. Tia tử ngoại
Chiếu tia, các tia xuyên qua màng ( xuyên nông )
Gây đột biến gen
Xử lí VSV, bào tử và hạt phấn 
3. Sốc nhiệt
Tăng , giảm nhiệt độ môi trường đột ngột -> Mất cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng 
Tổn thương thoi phân bào -> rối loạn phân bào 
- Đột biến số lượng NST
Gây hiện tượng đa bội ở một số cây trồng 
? Tại sao tia phóng xạ có khả năng gây đột biến ?
? Tại sao tia tử ngoại thường được dùng để xử lí các đối tượng có kích thước nhỏ 
*. Mục tiêu: HS nắm được pp và kết quả của tác nhân hoá học gây đột biến.
GV: Cho hs đọc thông tin/sgk-> trả lời câu hỏi mục lênh/sgk
? Tại sao khi thấm vào tế bào 1 số hóa chất lại gây đột biến gen ?
? Trên cơ sở nào mà người ta hy vọng có thể gây ra những đột biến theo ý muốn ?
? Người ta thường dùng những loại hóa chất nào để gây đột biến nhân tạo ?
? Tại sao dùng cosixin có thể gây ra các thể đa bội ? 
? Người ta đã dùng các tác nhân hóa học để tạo ra các thể đột biến bằng những phương pháp nào ?
*. Mục tiêu: HS chỉ ra được việc sử dụng các thể đột biến nhân tạo trong việc chọn giống đối với các nhóm sinh vật khác nhau.
GV: Y/c hs nghiên cứu thông tin/sgk-97,98
? Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống VSV và cây trồng theo những hướng nào ? Tại sao ?
GV: Nêu VD /sgk.
? Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi ? 
GV: Tiểu kết và cho hs học theo kết luận /sgk
II. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học : ( 10’)
- Hóa chất : EMS , NMU , NEU , Cônsixin,.
- Phương pháp : 
+ Ngâm hạt khô, hạt nảy mầm vào dung dịch hóa chất , tiêm dd vào bầu nhụy,..
+ DD hóa chất tác động lên phân tử ADN làm thay thế cặp Nu, mất cặp Nu hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc .
II. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống: ( 14’) 
1. Chọn giống vi sinh vật 
2. Chọn giống cây trồng 
3. Đối với vật nuôi 
*. Kết luận : Sgk
3. Củng cố - luyện tập: (4’)
	- Con người đã gây đột biến nhân tạo bằng loại tác nhân nào và tiến hành ra sao ?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 1’ )
- Học bài, trả lời câu hỏi/sgk
- Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu hiện tượng thoái hóa giống 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SINH HOC 9 HK1.doc