Giáo án Hóa học 9 - Tiết 11: Tính chất hoá học của bazơ

Giáo án Hóa học 9 - Tiết 11: Tính chất hoá học của bazơ

I. Mục tiêu bài dạy.

* Kiến thức:-HS nắm được tính chất hoá học chung của bazơ, viết được PHHH * Kĩ năng:Vận dụng kiến thức vào thực tế và giải bài tập.

* Thái độ:Các em thể hiện niềm say mê hứng thú đối với môn học.

II. Chuẩn bị.

* GV:Giá ống nghiệm, ống nghiệm,kẹp gỗ ,đũa thuỷ tinh.Dung dịch Ca(OH)2, NaOH, HCl, H2SO4 loãng, quỳ tím

* HS:đọc trước bài mới III. Tiến trình bài dạy.

1/ ổn định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ :

? Hãy phát biểu định nghĩa bazơ, viết công thức tổng quát.

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 2634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 - Tiết 11: Tính chất hoá học của bazơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
tiết 11: Tính chất hoá học của bazơ
I. Mục tiêu bài dạy.
* Kiến thức:-HS nắm được tính chất hoá học chung của bazơ, viết được PHHH * Kĩ năng:Vận dụng kiến thức vào thực tế và giải bài tập.
* Thái độ:Các em thể hiện niềm say mê hứng thú đối với môn học.
II. Chuẩn bị.
* GV:Giá ống nghiệm, ống nghiệm,kẹp gỗ ,đũa thuỷ tinh.Dung dịch Ca(OH)2, NaOH, HCl, H2SO4 loãng, quỳ tím
* HS:đọc trước bài mới III. Tiến trình bài dạy.
1/ ổn định lớp 
2/ Kiểm tra bài cũ :
? Hãy phát biểu định nghĩa bazơ, viết công thức tổng quát.
 3/ Bài mới.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
Nhỏ một giọt dung dịch NaOH lên mẩu giấy quỳ tím, quan sát hiện tượng xẩy ra.
- Nhỏ một giọt dung dịch phênol phtalêin không mầu vào ống nghiệm có chứa sẵn 1 – 2 ml dung dịch NaOH. Quan sát hiện tượng xẩy ra.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, đại diện nhóm nhận xét hiện tượng xẩy ra và rút ra kết luận.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng.
HS: Trả lời: Ba zơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước .
Làm thí nghiệm đốt S trong bình thuỷ tinh miệng rộng có chứa sẵn một ít dung dịch NaOH, lắc nhẹ 
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm mô tả hiện tượng xẩy ra.
GV: Từ tính chất hoá học của axit đã học em có nhận xét gì về tính chất hoá học của bazơ?
HS: Ba zơ tác dụng với dung dịch axit.
GV: Phản ứng giữa ba zơ với dung dịch axit gọi là phản ứng gì?
HS: Trả lời là phản ứng trung hoà
Lên bảng viết phương trình phản ứng.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
Nung Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn
HS: Làm thí nghiệm trả lời hiện tượng xẩy ra. Cu(OH)2 từ mầu trắng xanh chuyển sang mầu đen và có hơi nước
GV: Một số bazơ không tan khác cũng có tính chất tương tự.
1/ Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị mầu.
- Các dung dịch bazơ ( Kiềm) làm đổi mầu chất chỉ thị.
+ Làm quỳ tím chuyển thành mầu xanh.
+ Làm dung dịch phenolphtalêin không mầu chuyển thành mầu hồng.
2/ Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit tạo thành muối và nước.
PTPƯ:
2NaOH(dd) + SO2(k) Na2SO3(dd) + 
 H2O(l)
3/ Tác dụng với dung dịch axit.
Bazơ tan và không tan đều tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
PTPƯ:
KOH(dd) + HCl(dd) KCl(dd) +H2O(l)
Cu(OH)2(r) + 2HCl(dd) CuCl2(dd) +
 2H2O(l)
4/ Ba zơ không tan bị nhiệt phân huỷ.
Ba zơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit tương ứng và nước. 
PTPƯ:
Cu(OH)2(r) CuO(r) + H2O(l)
4. Củng cố, Luyện tập ,Kiểm tra đánh giá giờ học 
GV dùng bảng phụ thông báo
Bài tập 1: Cho ba lọ không nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch không mầu sau: H2SO4; Ba(OH)2; HCl. Hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên bằng phương pháp hoá học mà chỉ dùng quỳ tím.
HS: Thảo luận nhóm, đại diên một nhóm trình bầy.
Dùng quỳ tím => Dung dịch Ba(OH)2 chuyển thành mầu xanh.
HCl và H2SO4 chuyển thành mầu đỏ.
Dùng dung dịch Ba(OH)2 nhận biết được dung dịch H2SO4
Bài tập 2: Cho các chất sau: Cu(OH)2; MgO; Fe(OH)3; NaOH; Ba(OH)2
 a/ Chất nào tác dụng được với dung dịch axit H2SO4 loãng?
 b/ Chất nào tác dụng được với khí CO2?
 c/ Chất nào bị nhiệt phân?
Viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
Đánh giá cho điểm HS .GV hệ thống lại bài.
IVDặn dò,hướng dẫn học tập ở nhà BTVN: 1,2,3,4,5 ( SGK – Tr 25)
Xem trước bài: “ Một số ba zơ quan trọng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11h.doc