Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 8 - Bài 8: Nhiễm sắc thể

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 8 - Bài 8: Nhiễm sắc thể

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể mỗi loài.

- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân

- Hiểu được chức năng của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền các tính trạng

b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 8 - Bài 8: Nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14. 9. 09 	 Ngày giảng:
9G: 27/09/09
 CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ
TIẾT 8 - Bài 8:
 NHIỄM SẮC THỂ
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể mỗi loài.
Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân
Hiểu được chức năng của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền các tính trạng
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9
Tranh vẽ phóng to các hình 8.1 đến 8.5 trang 24, 25.
Bảng phụ bảng 8 trang 24, phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới
Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 9G:..
Kiểm tra bài cũ: (Đầu chương không kiểm tra miệng)
Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Ở chương I, khi nghiên cứu các em đã thấy: sự di truyền các tính trạng thường cũng như sự di truyền của các tính trạng giới tính đều có tính quy luật và liên quan đến nhiễm sắc thể trong nhân tế bào. Vậy nhiễm sắc thể là gì? Đặc điểm cấu trúc và chức năng của chúng ra sao? Tại sao chúng lại có liên quan đến sự di truyền các tính trạng của cơ thể? Để tìm hiểu điều đó ta sẽ chuyển sang nghiên cứu một chương mới: 
 Đó là chương II: Nhiễm sắc thể.
Bài đầu tiên ta xét: 
 TIẾT 8: NHIỄM SẮC THỂ.
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển:Nhiễm sắc thể là vật chất chứa thông tin di truyền ở cấp độ tế bào. Lõi của nhiễm sắc thể là ADN chứa thông tin di truyền ở cấp độ phân tử. Vậy tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể thể hiện ở những yếu tố nào?Ta xét:	
I. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể: ( 20’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể.
Mục tiêu: Học sinh nêu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể. Phân biệt bộ nhiễm sắc thể đơn bội và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
Thực hiện: Hoạt động nhóm.
TB
TB
GV
KG
KG
KG
GV
GV
NH
NH1
NH2
KG
GV
KG
TB
TB
GV: Gọi là nhiễm sắc thể là vì nhiễm sắc thể là những thể ăn màu, nhuộm kiềm, do đó dễ bị bắt màu khi nhuộm tế bào để quan sát dưới kính hiển vi và chỉ xuất hiện khi tế bào đang phân chia.
(HS nghiên cứu thông tin mục I - 24 kết hợp quan sát hình 8.1/24)
Từ thông tin cho biết dạng tồn tại của nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng (hay tế bào xoma)?
- NST tồn tại thành cặp tương đồng
NST trong cặp tương đồng có gì giống và khác nhau?
Giống nhau: về hình dạng, kích thước
Khác nhau: về nguồn gốc: một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Do đó gen trên NST cũng tồn tại thành cặp tương ứng (A, a)
Để phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ NST đơn bội, cả lớp hoàn thành nội dung bài tập sau dựa vào thông tin mục I/24?
Đặc điểm phân biệt
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
Bộ nhiễm sắc thể đơn bội
Khái niệm
- Là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng. 
- Là bộ NST mà trong giao tử chỉ chứa một NST của cặp NST tương đồng
Ký hiệu
2n
n
Thường gặp ở tế bào
sinh dưỡng
sinh dục ở thời kỳ chín
(GV gọi HS báo cáo, HS khác bổ sung cho hoàn chỉnh)
Dựa vào bảng đã hoàn chỉnh em cho biết thế nào là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội? Bộ nhiễm sắc thể đơn bội? Ký hiệu của mỗi bộ nhiễm sắc thể 
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là bộ nhiễm sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Hay nói cách khác: Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng bao giờ cũng là một bội số của . Ký hiệu là 2n
Bộ nhiễm sắc thể đơn bội là bộ nhiễm sắc thể mà trong giao tử chỉ chứa một nhiễm sắc thể của cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Ký hiệu là n
Em cho biết giữa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và đơn bội có điểm gì chung?
Đều có cấu tạo và thành phần giống nhau
Đều chứa đựng thông tin di truyền
Đều có tính đặc trưng theo loài.
Ngoài những điểm chung đã nêu, bộ NST lưỡng bội khác bộ NST đơn bội ở điểm nào?
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
Bộ nhiễm sắc thể đơn bội
Có trong hợp tử, tế bào sinh dưỡng, tế bào mầm, tinh nguyên bào, noãn nguyên bào.
Có trong giao tử (tế bào sinh dục thời kỳ chín)
Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, trong đó một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. 
Luôn tồn tại riêng lẻ thành từng chiếc có nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ
Trong cùng một loài, số nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội gấp đôi số nhiễm sắc thể bộ đơn bội
Trong cùng một loài, số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội chỉ bằng một nửa số nhiễm sắc thể bộ lưỡng bội
Ký hiệu là 2n
Ký hiệu là n
Hay nói cách khác: khác nhau ở số lượng NST, kí hiệu và tế bào chứa nó)
Ở sinh vật đơn tính, cá thể đực và cái phân biệt nhau nhờ yếu tố nào?
Ở cặp NST giới tính ký hiệu là XX và XY)
Như vậy: NSTGT không chỉ có ở tế bào sinh dục mà trong bộ NST trong tế bào sinh dưỡng,ngoài những NST thường quy định các tính trạng thường không liên quan đến giới tính còn có cặp NST giới tính. 
Tùy theo từng loài mà cặp nhiễm sắc thể giới tính có sự khác nhau: 
Ví dụ:
- Ở người: Cơ thể đực có cặp NSTGT là XY, cơ thể cái có cặp NSTGT là XX
- Ở chim, bướm: Cơ thể đực có cặp NSTGT là XX, cơ thể cái có cặp NSTGT là XY.
- Ở một số loài: NSTGT không tồn tại thành cặp mà chỉ có một chiếc như ở giới đực (Bọ xít, rệp, châu chấu,) hoặc ở giới cái (Bọ nhậy) có nhiễm sắc thể giới tính là XO. Vì vậy trong các trường hợp này số lượng bộ NST lưỡng bội là một số lẻ.
(HS nghiên cứu thông tin bảng 8/24, quan sát hình 8.2/24)
Hoạt động nhóm
Các nhóm dựa vào thông tin mục I, kết hợp bảng 8 và tranh vẽ hoàn thành lệnh trang 24?
Câu 1: Nghiên cứu bảng 8 và cho biết: Số lượng NST trong bộ NST có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không? Vì sao?
Số lượng NST trong bộ NST không phản ánh trình độ tiến hóa của loài .
Ví dụ: Ở người là động vật cao nhất trên bậc thang tiến hóa nhưng so với các loài động vật khác như khỉ, vượn, tinh tinh, gà, ruồi giấm) và thực vật (đậu Hà lan, ngô, lúa nước, bắp cải,) thì số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội của người không phải là lớn nhất. Do đó số lượng NST trong Bộ NST lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hóa của loài mà sự tiến hóa của loài phụ thuộc vào cấu trúc NST.
Câu 2: Quan sát hình 8.2 và mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng?
Về số lượng : Bộ NST của ruồi giấm có 2n = 8 Þ n = 4 (cặp)
Về hình dạng: Ngoài cặp NST giới tính ở cơ thể đực là XY(trong đó có một là dạng hình que, một có dạng là hình móc) và ở cơ thể cái là XX (có dạng hình que), còn có 2 cặp có hình chữ V.
(GV gọi nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung)
GV chỉ trên tranh hình 8.2 và bảng 8 hoàn chỉnh đáp án)
Từ kết quả lệnh trang 24: Em có nhận xét gì về số lượng và hình dạng của bộ NST ở tế bào của mỗi loài sinh vật?
Mỗi loài sinh vật, trong tế bào có bộ NST đặc trưng về hình dạng và số lượng và kích thước cũng như sự phân bố các gen trên từng nhiễm sắc thể trong nhóm gen liên kết. 
Như vậy: Sự khác nhau về số lượng, kích thước và hình dạng chỉ là dấu hiệu để phân biệt được loài này với loài kia chứ không phản ánh trình độ tiến hóa của loài.
(HS nghiên cứu tiếp thông tin mục I/sgk trang 25 sgk, kết hợp quan sát hình 8.3)
Điều gì đã khiến cho chiều dài của NST khác nhau ở các kỳ của quá trình phân bào?
Tùy theo mức độ duỗi và đóng xoắn của nhiễm sắc thể qua các kỳ của quá trình phân chia tế bào - sẽ xét ở bài sau
NST ở kỳ nào có hình dạng đặc trưng?
Tại kỳ giữa NST co ngắn cực đại có :
+ chiều dài từ 0,5 đến 50 mm, đường kính từ 0,2 đến 2 mm.
+ Đồng thời có hình dạng đặc trưng.
Quan sát hình 8.3 cho biết hình dạng đặc trưng của nhiễm sắc thể?
Nhiễm sắc thể có hình dạng đặc trưng: hình hạt, hình que, hình chữ V.
→ Nhiễm sắc thể là những thể ăn màu, nhuộm kiềm, dễ bị bắt màu và chỉ xuất hiện khi tế bào đang phân chia.
Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành cặp tương đồng.
Þ Do đó gen trên nhiễm sắc thể cũng tồn tại thành cặp tương ứng.
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là bộ nhiễm sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Ký hiệu là 2n
Bộ nhiễm sắc thể đơn bội là bộ nhiễm sắc thể mà trong giao tử chỉ chứa một nhiễm sắc thể của cặp nhiễm sắc thể tương đồng. 
Ký hiệu là n
Tùy theo mức độ duỗi và đóng xoắn mà chiều dài của nhiễm sắc thể khác nhau ở các kỳ của quá trình phân chia tế bào.
Mỗi loài sinh vật, trong tế bào có bộ NST đặc trưng về hình dạng và số lượng.
GV
Chuyển:Ta đã xét tính đặc trưng của NST. Vậy cấu trúc của NST như thế nào?
II. Cấu trúc của nhiễm sắc thể: ( 13’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về cấu trúc NST
Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc NST liên quan đến chức năng mà nó đảm nhiệm.
Thực hiện: Hoạt động độc lập của HS
TB
TB
TB
TB
GV
(HS nghiên cứu thông tin mục II/25 kết hợp quan sát tranh vẽ hình 8.4 và 8.5).
GV: 
Hình thái nhiễm sắc thể biến đổi qua các chu kỳ của tế bào do sự đồng xoắn và duỗi xoắn của nó. Trong đó có hai dạng điển hình là :
Dạng sợi: Nhiễm sắc thể ở dạng duỗi xoắn hoàn toàn ở kỳ trung gian.
Dạng đặc trưng: Nhiễm sắc thể đóng xoắn ở mức cực đại ở kỳ giữa.
Dù khác nhau về hình thái nhưng cấu trúc riêng biệt của mỗi nhiễm sắc thể thì không đổi qua các thế hệ.
Cấu trúc hiển vi được quan sát rõ nhất ở kỳ nào của quá trình phân bào?
Ở kỳ giữa của quá trình phân bào, NST có cấu trúc hiển vi với hình dạng đặc trưng.
Sở dĩ quan sát được là vì ở kỳ giữa, NST có ngắn và đóng xoắn ở mức cực đại có chiều dài từ 0,5 đến 50 mm, đường kính từ 0,2 đến 2 mm vì thế nên hiện rõ trên kính hiển vi.
Dựa vào thông tin, hãy chú thích các thành phần cấu trúc của NST ở kỳ giữa trong quá trình phân bào?
(GV treo tranh câm hình 8.5, gọi HS lên điền chú thích, HS khác nhận xét bổ sung)
ĐÁP ÁN:
1. Crômatit (Nhiễm sắc tử chị em)
2.Tâm động
Qua quan sát và chú thích: cho biết cấu trúc NST ở kỳ giữa bao gồm những thành phần nào?
* Khi tế bào đi vào giai đoạn phân chia: Nhiễm sắc thể đã hoàn tất việc nhân đôi và tồn tại dưới dạng nhiễm sắc thể kép:
- Nhiễm sắc thể gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm đính của NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. Một số NST còn có eo thứ hai- sẽ nghiên cứu ở những khối lớp cao hơn.
* Trong quá trình nguyên phân: Mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động tạo thành hai nhiễm sắc thể đơn, giống nhau đi về hai cực của tế bào mẹ.
* Kết thúc quá trình phân bào: Mỗi tế bào con có bộ nhiễm sắc thể gồm 2n nhiễm sắc thể đơn.
Như vậy: Tùy theo từng giai đoạn của quá trình phân chia tế bào mà nhiễm sắc thể có thể tồn tại ở dạng kép, dạng đơn, hay dạng sợi nhiễm sắc tạo thành mạng nhiễm sắc trong nhân tế bào.
Mỗi crômatit có những thành phần nào?
Mỗi sợi cromatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN và protein loại Histon. Hai thành phần này có tỉ lệ tương đương nhau. Trên nhiễm sắc thể protein liên kết với các vòng xoắn của ADN giữ cho cấu trúc của ADN ổn định và thông tin di truyền chứa trên sợi ADN được điều hòa.
Như vậy: Phần lớn ADN trong tế bào nhân chuẩn tập trung thành cấu trúc NST. Khi dung giải nhân, các NST được giải phóng ra và mỗi cái chứa một phân tử ADN nguyên vẹn. Phân tử ADN liên kết với Prôtêin loại Histon (Prôtêin bazơ và Prôtêin axit). Chúng kết hợp với ADN và đó là tính đặc trưng của NST nhân chuẩn.
Ở kỳ giữa của quá trình phân chia tế bào, nhiễm sắc thể có cấu trúc điển hình.
Mỗi nhiễm sắc thể gồm hai crômatit đính với nhau ở tâm động.
Tâm động là điểm đính nhiễm sắc thể vào sợi tơ vô sắc của thoi phân bào.
Mỗi cromatit bao gồm chủ yếu là một phân tử ADN và Protein loại Histon.
GV
Chuyển:Với cấu trúc hiển vi như đã nghiên cứu, NST có chức năng gì?Ta tiếp tục xét:
III. Chức năng của NST: ( 5’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về chức năng của NST
Mục tiêu: HS nắm được chức năng mà NST thực hiện
Thực hiện: Hoạt động cả lớp
TB
TB
TB
(HS nghiên cứu thông tin mục III/ trang 26)
Từ thông tin đã nghiên cứu cho biết chức năng mà NST thực hiện?
Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen nằm ở một vị trí xác định).
Vậy NST có vai trò gì trong sự di truyền các tính trạng?
NST mang gen có bản chất là ADN (là một loại axit nuclêic có vai trò quan trọng trong sự di truyền, trên đó mỗi gen nằm ở một vị trí xác định. Gen là đơn vị cấu trúc mang thông tin di truyền.
Bản chất của gen là ADN, nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. 
Sự biến đổi của các tính trạng di truyền xuất phát từ nguyên nhân nào?
Từ sự biến đổi về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể gây biến đổi ở tính trạng di truyền.
Có hai chức năng:
Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN. 
Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi vì chứa ADN có khả năng tự sao chép.
Sự biến đổi về số lượng và cấu trúc NST gây những biến đổi ở tính trạng di truyền.
(HS đọc kết luận chung - sgk trang 26)
* KLC/ trang 26
Củng cố, luyện tập: 5’
? HSTB: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật? Phân biệt bộ NST lưỡng bội và đơn bội?
Mỗi loài đều có bộ NST đặc trưng: 
Người: 2n = 46 Þ n = 23
Tinh tinh: 2n = 46 Þ n = 23
Gà: 2n = 46 Þ n = 23
Đậu Hà lan: 2n = 46 Þ n = 23
Ngô: 2n = 46 Þ n = 23
Bộ NST lưỡng bội: là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng, ký hiệu là 2n. thường có trong tế bào sinh dưỡng.
Bộ NST đơn bội: Bộ NST mà trong giao tử chỉ chứa một NST trong cặp tương đồng, ký hiệu là n, thường có ở tế bào sinh dục.
Giữa Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và đơn bội có những điểm phân biệt như sau:
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
Bộ nhiễm sắc thể đơn bội
Có trong hợp tử, tế bào mầm, tế bào sinh dưỡng, tinh nguyên bào, noãn nguyên bào.
Luôn tồn tại thành từng cặp nhiễm sắc thể tương đồng, trong đó một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Trong cùng một loài, số nhiễm sắc thể bộ lưỡng bội gấp đôi số nhiễm sắc thể bộ đơn bội
Ký hiệu là 2n
Có trong giao tử
Luôn tồn tại riêng lẻ từng chiếc, trong đó có nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ
Trong cùng một loài, số nhiễm sắc thể bộ đơn bội bằng một nửa số nhiễm sắc thể bộ lưỡng bội
Ký hiệu là n
? HSKG: Nêu chức năng NST? NST có cấu trúc hiển vi như thế nào?
Chức năng:
Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen, có bản chất là ADN.
Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi của NST vì chứa ADN có khả năng tự sao chép, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. 
→ Sự biến đổi về số lượng và cấu trúc NST gây những biến đổi ở tính trạng di truyền.
Cấu trúc hiển vi của NST: NST có cấu trúc điển hình ở kỳ giữa, gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crôma tit) đính với nhau ở tâm động. 
Tâm động là điểm đính nhiễm sắc thể vào sợi tơ vô sắc của thoi phân bào để giúp cho NST di chuyển về hai cực của tế bào
Mỗi cromatit bao gồm chủ yếu là phân tử ADN và protein loại Histon.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 26
- Làm bài tập: điền số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi loại tế bào vào bảng sau (HS điền cột 2,3,4):
Loài
Tế bào sinh dưỡng
Giao tử
Hợp tử
Người
46
23
46
Tinh tinh
48
24
48
Lợn
38
19
38
Bò
60
30
60
Trâu
50
25
50
Gà
78
39
78
Vịt
80
40
80
Ruồi giấm
8
4
8
Đậu Hà lan
14
7
14
Củ cải
18
9
18
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Nguyên phân

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8.doc