Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Dương Anh Tuấn

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Dương Anh Tuấn

Mục tiêu:

- Học sinh trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học. Nắm được phương pháp nghiên cứu của Menden, hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu sử dụng trong Di truyền học.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, phát triển óc tư duy.

- Xây dựng sự hứng thú nghiên cứu môn học.

II. Đồ dùng dạy học : Hình 1.2 SGK phóng to

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)

 

doc 92 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Dương Anh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
9A:
9B:
9C:
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN
Tiết: 01 MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I. Mục tiêu:
- Học sinh trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học. Nắm được phương pháp nghiên cứu của Menden, hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu sử dụng trong Di truyền học.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, phát triển óc tư duy.
- Xây dựng sự hứng thú nghiên cứu môn học.
II. Đồ dùng dạy học : Hình 1.2 SGK phóng to
III. Tiến trình lên lớp: 
 1. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
 2. Tìm hiểu bài mới:
 * ĐVĐ nhận thức: Từ lớp 6 – lớp 8, chương trình Sinh học THCS dành để giới thiệu về Sinh học cá thể. Sang lớp 9, học sinh sẽ được tìm hiểu những lĩnh vực rất mới của Sinh học: Di truyền và biến dị; Sinh vật và môi trường
 Có rất nhiều nhà nghiên cứu cùng tham gia vào lĩnh vực di truyền học. Tuy nhiên, người đi tiên phong, người đặt nền móng cho bộ môn này chính là Menden.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Di truyền học:
* Mục tiêu: Học sinh hiểu khái niệm di truyền, biến dị và vai trò, nhiệm vụ của Di truyền học
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Di truyền học:
 - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ về một số chi tiết.
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của các hiện tượng di truyền và biến dị.
 Di truyền học cung cấp cơ sở khoa học cho chọn giống và có vai trò quan trọng trong y học và trong CNSH hiện đại
- Nêu một số ví dụ thực tế về hiện tượng di truyền và biến dị.
(H) Di truyền là gì? Biến dị là gì?
 (H) Nếu ví dụ về di truyền và biến dị?
 (H) Cho biết phạm vi nghiên cứu của di truyền học?
(H) Ý nghĩa của di truyền học? 
- Nghe giảng và xác định hiện tượng di truyền
- Dựa vào thông tin trong SGK trả lời câu hỏi.
- Liên hệ thực tế, nêu ví dụ về di truyền và biến dị. Thực hiện lệnh ▼ trong SGK
- Dựa vào thông tin SGK trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menden:
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được tiểu sử và phương pháp nghiên cứu của Menden
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II. Menden- Người đặt nền móng cho Di truyền học:
 (Sgk)
- Giới thiệu sơ lược tiểu sử, quá trình nghiên cứu và 7 cặp tính trạng nghiên cứu trên cây đậu Hà lan của Menden.
- Giới thiệu sơ lược phương pháp nghiên cứu thế hệ lai của Menden.
(H) Tại sao Menden lại chọn đối tượng nghiên cứu là cây đậu Hà lan?
- Giải thích rõ hơn về các ưu điểm của cây đậu Hà lan trong nghiên cứu di truyền.
- Nghiên cứu thông tin giáo khoa về tiểu sử Menden, về cây đậu Hà lan và các tính trạng của nó.
- Dựa vào SGK trả lời: Cây đậu Hà lan có nhiều tính trạng tương phản, có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số thuật ngữ và kí hiệu thường dùng trong Di truyền học:
* Mục tiêu: Hiểu và ghi nhớ các kí hiệu, thuật ngữ phục vụ cho việc học tập nghiên cứu sau này
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
III. Phương pháp học tập:
- Các thuật ngữ:
+ Tính trạng
+ Cặp tính trạng tương phản
+ Nhân tố di truyền (gen)
+ Giống thuần chủng
- Các kí hiệu: P;G;X;F
- Giới thiệu một số thuật ngữ thường dung trong di truyền học. Yêu cầu HS nêu ví dụ minh họa.
- Giải thích rõ hơn các thuật ngữ: nhân tố di truyền , giống thuần chủng.
- Giới thiệu các kí hiệu dùng trong di truyền học.
- Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế nêu các ví dụ về tính trạng, cặp tính trạng tương phản, .
- Lắng nghe và ghi nhớ.
 3. Tổng kết bài: 
(H) Qua bài học, các em tiếp thu được những gì?
(H) Đối tượng, phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menden?
(H) Các thuật ngữ, kí hiệu trong Di truyền học?
 4. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, trả lời 4 câu hỏi trong SGK.
 - Nghiên cứu TN 1 của Menden: cách tiến hành, kết quả thí nghiệm, kết luận. rút ra.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
9A:
9B:
9C:
Tiết: 02 LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu:
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. Nêu được các khái niệm kiểu gen với kiểu hình, thể đồng hợp với thể dị hợp.
- Giải thích được kết quả thí nghiệm của Menđen. Phát biểu được nội dung định luật phân li. 
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích số liệu và thu nhận kiến thức từ các hình vẽ. 
II. Đồ dùng dạy học : Tranh phóng to hình 2.1-3 SGK
III. Tiến trình lên lớp: 
 1. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
 2. Tìm hiểu bài mới:
 * ĐVĐ nhận thức: Menden được xem là người đặt nền móng cho di truyền học. Vậy ông tiến hành các thí nghiệm trên đối tượng cây đậu Hà lan như thế nào? Kết quả thu lại ra sao?
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm của Menden:
* Mục tiêu: Hiểu rõ thí nghiệm của Menden, phát biểu được quy luật phân li
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Thí nghiệm của Menden
1. Thí nghiệm (SGK)
2. Kết luận
 - Menden cho rằng các tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng trội, còn tính trạng đến F2 mới biểu hiện là tính trạng lặn.
 - Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính tương phản thì ở F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
- Giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên cây đậu Hà lan. 
- Giới thiệu các khái niệm kiểu hình.
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 2. Kết quả TN của Menden, nhận xét tỉ lệ kiểu hình ở F1, F2
- Giới thiệu tính trạng trội; tính trạng lặn theo quy ước của Menden
- Yêu cầu HS làm BT ▼ trang 9 SGK: điền từ vào chổ trống.
- Quan sát hình vẽ, đọc thông tin trong SGK để xác định kiến thức.
- Thu gọn các tỉ lệ thu được ở F2 thành 3:1
- Dựa vào thí nghiệm của Menden và hình 2.2, hoàn thành BT ▼ trang 9 SGK
- Trình bày kết quả, nhận xét và bổ sung lẫn nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự giải thích kết quả thí nghiệm của Menden:
* Mục tiêu: Học sinh hiểu và giải thích được TN theo quan điểm của Menden
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II. Menden giải thích kết quả thí nghiệm:
Theo Menden:
- Trong cơ thể sinh vật, mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền(cặp gen) quy định
Ông dùng các chữ cái để kí hiệu cho các gen:
VD: gen A : hoa đỏ (trội)
 a: hoa trắng (lặn)
→Cây hoa đỏ có kiểu gen là AA hoặc Aa; cây hoa trắng có kiểu gen aa
- Nếu kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau gọi là thể đồng hợp(AA; aa), nếu cơ thể chứa cặp gen tương ứng khác nhau là thể dị hợp(Aa)
- “Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P” (Định luật phân li)
- Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh.
- Sơ đồ lai (SGK)
- Giới thiệu sự giải thích kết quả thí nghiệm của Menden.
+ Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Và trong tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền luôn tồn tại thành từng cặp.
+ Menden dùng các chữ cái để kí hiệu cho các nhân tố di truyền: 
 A: tính trạng trội (đỏ)
 a: // lặn (trắng)
- Yêu cầu học sinh xác định các cặp nhân tố di truyền tương ứng quy định các tính trạng màu hoa
+ Giới thiệu kiểu gen đồng hợp, dị hợp.
(H) Cho biết kiểu gen của hai cây đậu Hà lan thuần chủng ở P?
- Treo tranh sơ đồ giải thích kết quả TN của Menden, giới thiệu sự phân li của các nhân tố di truyền trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại trong thụ tinh từ P đến F2.
(H) Cho biết tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ hợp tử ở F2?
(H) Tại sao F2 lại thu được tỉ lệ 3 đỏ : 1 trắng?
- Yêu cầu HS viết lại sơ đồ lai
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức
→ AA; Aa: hoa đỏ
 aa: hoa trắng
- Dựa vào kiến thức đã học xác định: 
+ Ptc hoa đỏ có kiểu gen AA
+ Ptc hoa trắng // aa
- Quan sát tranh, nghe giảng và xác định được sự phân li của cập nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.
- Dựa vào sơ đồ trả lời:
+ Tỉ lệ giao tử ở F1: 1/2A: 1/2a
+ Tỉ lệ hợp tử ở F2: 
 1/4AA: 1/2Aa: 1/4aa
+ Vì gen A trội nên KG Aa cũng biểu hiện thành hoa đỏ.
- Dựa vào kiến thức đã học, lên bảng hoàn thành sơ đồ lai.
 3. Tổng kết bài: 
- Quy ước D: thân cao; d: thân lùn, yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ lai Thân cao với Thân lùn từ P đến F2 (theo thí nghiệm của Menden)
(H) Phát biểu nội dung quy luật phân li.
(H) Kiểu hình là gì? Kiểu gen là gì? Thế nào thà thể đồng hợp, thể dị hợp?
 4. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, trả lời câu hỏi 2, 3 trang 10 SGK.
 - Giải BT 4 SGK: - Xác định trội lặn, quy ước gen
- Xác định KG của P
- Viết sơ đồ lai từ P đến F2
 - Tìm hiểu lai phân tích và ý nghĩa của tương quan trội lặn. 
 - Tìm hiểu hiện tượng trội không hoàn toàn.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
9A:
9B:
9C:
Tiết: 03 LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.
Hiểu và giải thích được điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li, nêu được ý nghĩa của định luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
Hiểu và phân được trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ, Phát triển tư duy lí luận như 
phân tích, so sánh. 
II. Đồ dùng dạy học : - Tranh Trội không hòan toàn
 - Bảng phụ.
III. Tiến trình lên lớp: 
 1. Kiểm tra bài cũ: (H1) Tóm tắt TN và giải thích kết quả TN của Menden?
 (H2) Giải BT 4 trang 10 SGK
 2. Tìm hiểu bài mới:
 * ĐVĐ nhận thức: Việc xác định quy luật phân li của Menden có những ý nghĩ gì với thực tiễn? Điều kiện nghiệm đúng của quy luật này là gì?
Hoạt động 1: TÌM HIỂU LAI PHÂN TÍCH:
* Mục tiêu: Hiểu được nội dung và ý nghĩa của lai phân tích.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
III. Lai phân tích:
Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn
- Nếu kết quả con lai đồng tính thì cá thể đêm lai đồng hợp tử (AA)
- Nếu kết quả con lai phân tính thì cá thể đêm lai dị hợp tử (Aa)
- Giới thiệu lại các khái niệm thể đồng hợp, thể dị hợp.
-Đvđ: Làm thế nào để xác định kiểu gen của cây hoa đỏ?
- Yêu cầu HS làm BT ▼SGK
(H) Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? 
- Yêu cầu học sinh điền từ còn thiếu vào BT trong SGK.
(H) Lai phân tích có ý nghĩa gì?
- HS đọc SGK 
- Dựa vào kiến thức đã học hoàn thành hai sơ đồ lai:
a) AA X aaÚ Aa (toàn hoa đỏ)
b) Aa X aa
 Ú 1 Aa (đỏ) : 1 aa (trắng)
- Dựa vào BT vừa làm để trả lời.
- Diền từ còn thiếu vào chổ trống:trộikiểu genlặn. đồng hợp.dị hợp.
- Trả lời: giúp xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA CỦA TƯƠNG QUAN TRỘI LẶN
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được vai trò của quy luật phân li với sán xuất.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
IV. Ý nghĩa của tương quan trội lặn:
Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến  ... au, với giống khởi đầu và giống đối chứng, chọn những dòng tốt làm giống
3. Ưu điểm
Đơn giản, ít tốn kém
Kết hợp được kiểm tra KH và đánh giá KG nên kết quả chính xác
4. Nhược điểm
Không kiểm ta được KG, dễ nhầm lẫn với thường biến
Theo dõi cong phu, khó thực hiện
 3. Tổng kết bài: 
- Yêu cầu HS làm BT ‚ trang 106 SGK 
+ Giống A: chọn lọc hàng loạt 1 lần
+ Giống B: // nhiều lần vì mức độ thoái hóa lớn.
- Phân biệt chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể
 4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc và ghi nhớ phần tóm tắt cuối bài.
- Áp dụng vào thực tế chọn giống ở gia đình
- Tìm hiểu những thành tựu về chọn giống ở VN, tìm VD cụ thể minh họa.
IV. Rút kinh nghiệm :
Ngày dạy: Sáng Thứ Tư, ngày 20/01/2010 (Tiết 2: 9A6)
 Sáng Thứ Bảy, ngày 23/01/2010 (Tiết 1: 9A4; Tiết 3: 9A5)
 Tiết: 40 THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG Ở VIỆT NAM
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :
- Trình bày được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng.
- Trình bày được các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi.
- Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu với SGK và trao đổi theo nhóm. 
- Trân trọng những thành tựu khoa học
II. Đồ dùng dạy học : - Tranh ảnh, thông tin sưu tầm về thành tựu chọn giống ở VN
 - Phiếu học tập
 - Bảng phụ
III. Tiến trình lên lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
HS dự kiến kiểm tra
1. Chọn lọc hàng loạt là gì? Ưu nhược điểm?
Chung (9A4); Thùy (9A5); Duyên(9A6)
2. Chọn lọc cá thể là gì? Ưu nhược điểm
Trần Dung (9A4); Thâu (9A5); Diệp(9A6)
 2. Tìm hiểu bài mới:
 * ĐVĐ nhận thức: Giới thiệu khái quát các phương pháp chọn giống đã học
 Vệt Nam cũng đã áp dụng và thu được một số thành tựu nhất định.
Hoạt động 1: 
HỌC SINH TÌM HIỂU CÁC THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG 
VẬT NUÔI, CÂY TRỒNG Ở VIỆT NAM
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu phương pháp nghiên cứu bài:
- Chia lớp thành 2 nửa:
+ Tổ 1&2: Tìm hiểu thành tựu chọn giống cây trồng
+ Tổ 3&4: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi
- Phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập
- Hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm yếu
- Các tổ, nhóm nhận nhiệm vụ, nhận phiếu học tập và xác định nội dung cần tìm hiểu
- Phân chia nhiệm vụ
- Tiến hành thảo luận, xử lí thông tin SGK, hoàn thành phiếu học tập
Hoạt động 2: 
HỌC SINH TRÌNH BÀY KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gọi đại diện một số nhóm lên bảng làm bài tập
- Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau
- Giải thích một số nội dung phức tạp và công bố bảng kiến thức chuẩn.
- Cử đại diện lên bảng trình bày
- Nhận xét bổ sung lẫn nhau
- Ghi bài
* Tiểu kết: 
I. Thành tựu chọn chọn giống cây trồng: (Phiếu học tập số 1)
Phương pháp
Thành tựu
1. Gây đột biến nhân tạo
a. Gây ĐBNT rồi chọn cá thể để tạo giống mới
b. Phối hợp giữa lai hữu tính và gây đột biến
c. Chọn dòng xoma biến dị hoặc đột biến xoma
- Tạo giống lúa tẻ cho gạo có mùi giống gạo tám thơm, giống đậu tương DT74 có thời gian sinh trưởng rất ngắn, hạt to, chịu rét...
- Lúa H20 x H30"A20; A20 x DT10"DT16
- Xử lí ĐB táo Gia Lộc"giống táo đào vàng
2. Lai hữu tính"BDTH hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có
Lúa DT10 x OM80"DT17 có nhiều ưu điểm (năng suất cao, hạt dài, cơm dẻo...)
3. Tạo giống ưu thế lai (ở F1)
Giống ngô lai đơn ngắn ngày LVN20
Giống ngô dài ngày LVN10
4. Tạo giống đa bội thể
Dâu Bắc Ninh: 2n x 4n"Giống dâu số 12(3n) có năng suất cao.
II. Thành tựu chọn chọn giống vật nuôi: (Phiếu học tập số 2)
Phương pháp
Thành tựu
1. Tạo giống mới
Lợn: ĐB Ỉ-81 và BS Ỉ-81
2. Cải tạo giống địa phương
Cải tạo giống bò vàng VN
3. Tạo giống ưu thế lai (ở F1)
Bò vàng Thanh Hóa X bò Honstein
Vịt Bầu BK x Vịt cỏ"giống có năng suất cao
4. Nuôi thích nghi giống nhập nội
Cá chim trắng, gà Tam hoàng
5. ứng dụng CNSH: Cấy chuyển phôi
 Thụ tinh nhân tạo
 Ứng dụng công nghệ gen
Từ 1 bò mẹ tạo ra 500 bò con
Giảm số lượng, nâng cao chất lượng đực giống
Chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái
 3. Tổng kết bài: 
- Cho HS đọc lại phần tóm tắt cuối bài và nhắc lại được các thành tựu trong chọn giống cây trồng và trong chọn giống vật nuôi.
1. Bài tập : Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau. 
Trong chọn giống cây trồng, ở Việt Nam đã sử dụng những phương pháp nào ? 
Gây đột biến nhân tạo.
Lai hữu tính để tạo BD tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có.
Tạo giống ưu thế lai (ở F1). 
Tạo giống đa bội thể.
Tạo giống bằng nuôi cấy mô. Đáp án : a, b, c và d.
2. Bài tập 3 SGK trang 111 : Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống vật nuôi và cây trồng ở VN là : chọn giống lúa, ngô và sử dụng ưu thế lai ở lợn, gà.
 4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
- Trả lời câu hỏi 1 và 2 SGK trang 111.
- Chuẩn bị cho tiết đến : Thực hành : Tập dượt thao tác giao phấn.
IV. Rút kinh nghiệm :
Ngày dạy: Sáng Thứ Ba, ngày 26/01/2010 (Tiết 2: 9A4; Tiết 3: 9A5; Tiết 5: 9A6)
 Tiết: 41 Thực hành: TẬP DƯỢC THAO TÁC GIAO PHẤN
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :
- Nắm được các thao tác giao phấn ở cây tạ thụ phấn và cây giao phấn.
- Củng cố kiến thức lí thuyết về lai giống.
- Rèn luyện các kĩ năng thực hành lai lúa bằng phương pháp cắt vỏ trấu.
- Cẩn thận, chính xác, kiên trì trong nghiên cứu khoa học
II. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh phóng to hình 38 SGK.
- Hai giống lúa và hai giống ngô có cùng thời gian sinh trưởng, nhưng khác rõ rệt về chiều cao cây, màu sắc, kích thước hạt.
- Kéo, kẹp nhỏ, bao cáhc li, ghim, cọc cắm, nhãn ghi công thức lai, chậu vại để trồng cây (đối với lúa), ruộng trồng các giống ngô mang lai.
III. Tiến trình lên lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
HS dự kiến kiểm tra
1. Nêu một số thành tựu chọn giống vật nuôi ở VN?
Nguyễn Dung(9A4); Trung Thanh(9A5); Điền(9A6)
2. Nêu một số thành tựu chọn giống cây trồng ở VN?
Đạt (9A4); T. Thanh (9A5); Hạnh(9A6)
 2. Tìm hiểu bài mới:
 * ĐVĐ nhận thức: Để hoàn thiện kiến thức về lai tạo giống ở vật nuôi, cây trồng, chương trình SH 9 có bố trí 1 tiết thực hành tập dượt thao tác giao phấn trên đối tượng cây lúa.
Hoạt động 1: 
HỌC SINH QUAN SÁT THAO TÁC GIAO PHẤN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chia lớp thành các nhóm thí nghiệm (3-4 HS).
GV chỉ trên tranh phóng to hình 38 SGK để giải thích cho HS : Các kĩ năng chọn cây, bông hoa, bao cách li và dụng cụ để giao phấn.
Tiếp đó GV biểu diễn các kĩ năng giao phấn trước HS.
- HS Q/s tranh, thảo luận nhóm để nắm được các kĩ năng cần trong giao phấn cho cây. Gồm có : Cắt vỏ trấu để lộ rõ nhị đực, dùng kẹp để rút bỏ nhị đực, bao bông lúa bằng giấy kính mờ (có ghi ngày và tên người thực hiện), nhẹ tay nâng bông lúa cho phấn ra khỏi chậu nước và lắc nhẹ lên bông lúa để khử nhị, bao bằng giấy kính mờ và buộc thẻ có ghi ngày tháng, người thực hiện, công thức lai. 
Hoạt động 2: 
TẬP DƯỢC THAO TÁC GIAO PHẤN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chuẩn bị các khóm lúa dùng làm mẹ từ chiều hôm trước, có thể đánh lúa vào chậu để dưa đến lớp.
- GV lưu ý HS : Cần cẩn thận, khéo léo trong công tác khử đực, bao bông lúa bằng giấy mờ để tránh giao phấn và tổn thương các hoa để bị cắt một phần vỏ trấu.
Chọn bông lúa của cây làm bố có hoa nở để rũ phấn vào nhụy của hao đã khử đực thì có hiệu quả cao.
GV theo dõi, giúp đỡ và động viên các nhóm làm thí nghiệm. 
- Dưới sự hướng dẫn của GV, HS thực hiện các thao tác giao phấn theo các bước đã nêu. 
- Trong Các nhóm thí nghiệm, có thể phân công : mỗi người thực hiện một hoặc vài thao tác giao phấn. 
 3. Tổng kết bài: 
- Cho HS nhắc lại tiến trình thao tác giao phấn.
- HS viết thu hoạch về nội dung và kết quả thực hiện các thao tác giao phấn.
 4. Hướng dẫn về nhà:
- Theo dõi tiếp sự phát triển tạo thành hạt và quả lúa. 
- Thực hiện giao phấn trên các đối tượng cây trồng khác
- Ôn lại bài 37 để chuẩn bị kiến thức cho bài 39 : Thực hành : Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng.
- Sưu tầm tranh ảnh về các gióng vật nuôi cây trồng ở VN
IV. Rút kinh nghiệm :
----------------------------------------------------------
* KIỂM TRA 15 PHÚT (Bài số 1/ Học Kì II)
 Đề:
1. Chọn lọc hàng loạt là gì? Trình bày cách tiến hành và ưu- nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt. (7 đ)
2. Vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, sau đó giảm dần(3 đ)
 Đáp án:
1. Chọn lọc hàng loạt:
1. Khái niệm
Là chọn một nhóm cá thể có kiểu hình phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống
2đ
2. Cách tiến hành
- Gieo giống khởi đầu"Chọn cây ưu tú thu lấy hạt"Gieo hạt, so sánh giống chọn lọc với giống khởi đầu và giống đối chứng.
- Có thể chọn lọc một hoặc nhiều lần tùy theo mức độ thoái hóa của giống
3đ
3. Ưu điểm
Đơn giản, ít tốn kém
1đ
4. Nhược điểm
Không kiểm ta được KG, dễ nhầm lẫn với thường biến
1đ
2. Ưu thế lai:
 Vì ở F1, tất cả các cặp gen đều ở dạng dị hợp nên biểu hiện toàn tính trạng tốt.
 Càng về sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, tỉ lệ đồng hợp lặn tăng lên làm biểu hiện các tính trạng xấu nên ưu thế lai không còn nữa.
3đ
Ngày dạy: Sáng Thứ Tư, ngày 27/01/2010 (Tiết 2: 9A6)
 Sáng Thứ Bảy, ngày 30/01/2010 (Tiết 1: 9A4; Tiết 3: 9A5)
 Tiết: 42 Thực hành: TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG
VẬT NUÔI CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :
- Sưu tầm tư liệu.
- Trưng bày tư liệu theo chủ đề.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để rút ra kiến thức từ các tư liệu và làm báo cáo.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bộ tranh các giống vật nuôi, cây trồng ở VN
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 39 SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
 2. Tìm hiểu bài mới:
Hoạt động 1: 
HỌC SINH QUAN SÁT, SẮP XẾP TRANH ẢNH THEO CHỦ ĐỀ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho các nhóm HS (3-4 HS) sắp xếp các tranh của nhóm (mang theo) theo chủ đề.
- HS trao đổi theo nhóm và sắp xếp các tranh theo chủ đề :
+ Thành tựu chọn giống vật nuôi, có đánh số thứ tự các tranh.
+ Thành tựu chọn giống cây trồng có đánh số thứ tự các tranh.
Hoạt động 2: 
QUAN SÁT, SO SÁNH VỚI CÁC KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS quan sát, phân tích các tranh và so sánh với kiến thức đã học để thực hiện sSGK. 
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
Hai HS được GV gọi lên bảng để điền và hoàn thành bảng (có nội dung bảng 39 SGK). 
+ Một HS điền vào cột “Hướng dẫn sử dụng” và một HS điền vào cột “Tính trạng nổi bật”. HS cả lớp theo dõi, bổ sung và cùng xây dựng đáp án đúng. 
 3. Tổng kết bài: 
- GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt về thành tựu chọn giống cây trồng (1 HS) và thành tựu về chọn giống vật nuôi (1 HS khác).
- Cho biết ở địa phương em hiện đang nuôi, trồng những giống mới nào ?
 4. Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu môi trường sống của các loài SV
- Làm BT bảng 41.2 về các nhân tố sinh thái.
- Tìm hiểu khái niệm giới hạn sinh thái
IV. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh Hoc 9 HKI 3 cot chuan.doc