I. Mục tiêu bài dạy.
* Kiến thức:-Học sinh nắm được các tính chất hoá học của muối, Khái niệm phản ứng trao đổi, điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.
* Kĩ năng:-Tiếp tục rèn luyện cho các em kĩ năng viếtPTHH, biết cách sử dụng bảng tính tan vào phản ứng trao đổi.
* Thái độ:-Các em có niềm tin, say mê, yêu thích mon học.
II. Chuẩn bị.
*GV: Giá đỡ, ống nghiệm, kẹp gỗ, dd AgNO3; H2SO4loãng; BaCl2; NaCl; CuSO4; Na2CO3; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Cu; Fe
*HS:Học bài và làm bài tập đầy đủ.
III. Tiến trình bài giảng.
1. ổn định :Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Kiểm tra :Hãy trình bày tính chất hoá học của canxi hiđro xit.
Ngày soạn: Ngày giảng: tiết 14: Tính chất hoá học của muối I. Mục tiêu bài dạy. * Kiến thức:-Học sinh nắm được các tính chất hoá học của muối, Khái niệm phản ứng trao đổi, điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được. * Kĩ năng:-Tiếp tục rèn luyện cho các em kĩ năng viếtPTHH, biết cách sử dụng bảng tính tan vào phản ứng trao đổi. * Thái độ:-Các em có niềm tin, say mê, yêu thích mon học. II. Chuẩn bị. *GV: Giá đỡ, ống nghiệm, kẹp gỗ, dd AgNO3; H2SO4loãng; BaCl2; NaCl; CuSO4; Na2CO3; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Cu; Fe *HS:Học bài và làm bài tập đầy đủ. III. Tiến trình bài giảng. 1. ổn định :Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp. 2. Kiểm tra :Hãy trình bày tính chất hoá học của canxi hiđro xit. 3. Bài mới. Các hoạt động của thấy và trò Nội dung Hoạt động 1: Đặt vấn đề. Hoạt động 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. TN1: Ngâm một sợi dây đồng vào ống nghiệm 1 có chứa 1 – 2 ml dung dịch AgNO3 - Ngâm một đing sắt đã được làm sạch vào ống nghiệm 2 có chứa 2 – 3 ml dung dịch CuSO4. HS: Các nhóm làm thí nghiệm,nêu hiện tượng quan sát được và rút ra kết luận.Viết PTHH. GV: Hướng dẫn học sinh làm TN2: Nhỏ 1 – 2 ml dung dịch axit H2SO4 loãng vào ống nghiệm có chứa sẵn 1 ml dung dịch BaCl2 HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và rút ra kết luận. Thí nghiệm 3:Nhỏ 1 – 2 ml dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có chứa sẵn 1 – 2 ml dung dịch NaCl - Hiện tượng gì xả ra? - Em có kết luận gì về tính chất hoá học của muối? GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 4. Nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch NaOH HS: Làm thí nghiệm quan sát hiện tượng và rút ra kết luận GV: Để thu được CaO từ CaCO3 người ta thực hiện phản ứng nào? - Để thu được oxi từ KClO3 người ta thực hiện phản ứng nào? HS: trả lời câu hỏi và rút ra kết luận. Hoạt động 3. GV: Cho học sinh nhận xét và rút ra kết luận về phản ứng trao đổi. - Điều kiện để phản ứng trao đỏi xảy ra là gì? Gv: Lấy ví dụng một số không thoả mãn điều kiện phản ứng trao đổi vậy phản ứng không xẩy ra. HD học sinh sử dụng bảng tính tan. I. Tính chất hoá học của muối. 1/Muối tác dụng với kim loại. Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. PTPƯ. 2AgNO3(dd) + Cu(r) Cu(NO3)2(dd) + Ag(r) CuSO4(dd) +Fe(r)FeSO4(dd) + Cu(r) 2/ Muối tác dụng với dung dịch axit. Muối có thể tác dụng được với dung dịch axit sản phẩm là muối và nước. PTPƯ BaCl2(dd) + H2SO4(l) BaSO4(r) + 2HCl(dd) 3/ Muối tác dụng với muối. Hai muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới. PTPƯ Ag(NO)3(dd) + NaCl(dd) NaNO3(dd)+AgCl(r) 4/Muối tác dụng với dung dịch bazơ. Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới. 5/ Phản ứng phân huỷ muối. PTPƯ. CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k). II. Phản ứng trao đổi. 1/ KN Phản ứng trao đổi. (SGK – 32) 3/ Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi. - Sản phẩm có chất kết tủa,nước, chất khí hoặc axit yếu hơn axit tham gia phản ứng. 4.Củng cố. Luyện tập.Kiểm tra đánh giá Giáo viên dùng bảng phụ thông báo bài tập 4 (SGK – Tr 33). Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một. Hãy đánh dầu (x) nếu có phản ứng, đánh dấu (0) nếu không. Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3 Pb(NO3)2 BaCl2 GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK 5/Dặn dò:BTVN: 1,2,3,4,5,6 ( SGK – Tr 33). Đọc trước bài “ Một số muối quan trọng”
Tài liệu đính kèm: