Giáo án Hóa học 9 - Tiết 23: Dãy hoạt động hoá học của kim loại

Giáo án Hóa học 9 - Tiết 23: Dãy hoạt động hoá học của kim loại

I. Mục tiêu bài dạy.

* Kiến thức:Học sinh nắm được dãy hoạt động hoá học của kim loại, hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động.

* Kĩ năng:Rèn kỹ năng THTN,Vân dụng được dãy hoạt động để giải bài tập.

* Thái độ:Các em thấy được tầm quan trọng của dãy hoạt động hoá học củakimloại.

II. Chuẩn bị.

* GV:Giá ống nghiệm,cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ.Na, Fe, Cu, Ag, dd CuSO4, dd FeSO4, dd AgNO3, dd HCl, H2O Máy chiếu.

*HS:đọc trước bài mới. giấy trong bút dạ

III. Tiến trình bài giảng.

1. Ổn định lớp :Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.

2. Kiểm tra. ?Hãy trình bầy tính chất hoá học của kim loại, viết PTHH minh họa.

3. Bài mới. Hoạt động 1: Đặt vấn đề:Mức độ hoạt động của kim loại khác nhau như thế nào? Có thể dự đoán phản ứng của kim loại với các chất khác hay không? Dãy hoạt động của kim loại sẽ giúp các em trả lời câo hỏi đó.

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 - Tiết 23: Dãy hoạt động hoá học của kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
t 23: dãy hoạt động hoá học của kim loại
I. Mục tiêu bài dạy.
* Kiến thức:Học sinh nắm được dãy hoạt động hoá học của kim loại, hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động.
* Kĩ năng:Rèn kỹ năng THTN,Vân dụng được dãy hoạt động để giải bài tập.
* Thái độ:Các em thấy được tầm quan trọng của dãy hoạt động hoá học củakimloại.
II. Chuẩn bị.
* GV:Giá ống nghiệm,cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ.Na, Fe, Cu, Ag, dd CuSO4, dd FeSO4, dd AgNO3, dd HCl, H2OMáy chiếu...
*HS:đọc trước bài mới. giấy trong bút dạ
III. Tiến trình bài giảng.
1. ổn định lớp :Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Kiểm tra. ?Hãy trình bầy tính chất hoá học của kim loại, viết PTHH minh họa.
3. Bài mới. Hoạt động 1: Đặt vấn đề:Mức độ hoạt động của kim loại khác nhau như thế nào? Có thể dự đoán phản ứng của kim loại với các chất khác hay không? Dãy hoạt động của kim loại sẽ giúp các em trả lời câo hỏi đó.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 2.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1 và 2 bằng cách chiếu hướng dẫn lên màn chiếu:
TN1: Cho một mẩu Na vào nước cất có nhỏ thêm vài giọt PP đồng thời cũng cho đinh sắt vào cốc 2 cũng đựng nước cất có nhỏ vài giọt PP.
TN2: Cho một chiếc đinh sắt vào ống nghiệm 1 chứa 2 ml dung dịch CuSO4. Cho một mẩu Cu vào ống nghiệm 2 chứa 2 ml dung dịch FeSO4.
? Nêu hiện tượng , giải thích viết phương trình phản ứng.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, mỗi nhóm cử một học sinh ghi lại các hiện tượng ra giấy trong.
- Các nhóm nêu hiện tượng và rút ra mức độ hoạt động của Na với Fe, Fe và Cu và sắp xếp độ hoạt động của Na, Fe, Cu.
GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2.
- Cho mẩu Cu vào ống nghiệm 1 đựng dung dịch AgNO3 
- Cho dây bạc vào ống nghiệm 2 chứa dung dịch CuSO4.
? Hiện tượng gì xảy ra
? Giải thích viết phương trình phản ứng
? Em có kết luận gì độ hoạt động của Cu và Ag.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm
Đại diện một nhóm trả lời câu hỏi các nhóm khác nhận xét bổ sung => Kết luận.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 3.
Cho đinh Fe và lá Cu vào hai ống nghiệm 1 và 2 riêng biệt đựng dung dịch HCl
? Hiện tượng gì xẩy ra.
? Độ hoat động của Fe, Cu, H ta có thể sắp xếp như thế nào?
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Qua các thí nghiệm trên hãy sắp xếp độ hoạt động của kim loại theo chiều giảm dần.
HS: Làm theo nhóm ra giấy trong.
GV: Chiếu kết quả của các nhóm và đưa ra đps án đúng. Hướng dẫn họ sinh cách ghi nhớ.
Hoạt động 3.
GV: Chiếu ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại
HS: Đọc
GV: Giải thích thêm.
I. Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào?
1/ Thí nghiệm 1.
2Na(r) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2
Fe(r) + H2O(l) Không xảy ra phản ứng.
=> Na hoạt động hơn Fe, Na đứng trước Fe.
Fe(r) + CuSO4(dd) FeSO4(dd) + Cu(r)
Cu(r) + FeSO4(dd) Không xảy ra phản ứng.
=> Sắt hoạt động hơn Cu, Fe đứng trước Cu.
2/ Thí nghiệm 2.
Cu(r) + 2AgNO3(dd) Cu(NO3)2 (dd) + 
 Ag(r).
Ag(r) + CuSO4(dd) Không xảy ra phản ứng.
=> Đồng hoạt động hoá học manh hơn bạc, xếp Cu, Ag.
3/ Thí nghiệm 3.
Fe(r) + 2HCl(dd) FeCl2(dd) + H2(k).
Cu(r) + HCl(dd) Không xảy ra phản ứng.
Ta sắp xếp Fe, H, Cu.
4/ Thí nghiệm 4. 
* Kết luận dãy hoạt động của một số kim loại.
K,Na,Mg,Al,Zn,Fe.Pb,(H),Cu,Ag,Au
II. Dãy hoạt động hoá học của kim loại co ý nghĩa như thế nào?
4. Củng cố Luyện tập Kiểm tra đánh giá GV chiếu bài tập.
Cho các kim loại: Mg, Fe, Cu, Zn, Ag, Au. Kim loại tác dụng với: 
a/ Dung dịch H2SO4 loãng.
b/ Dung dịch FeCl2.
c/ Dung dịch AgNO3.Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
5.Dặn dò,hướng dẫn học tập ở nhà (1 phút).
BTVN: 1,2,3,4,5 (SGK – Tr 56).Đọc trước bài “Nhôm”

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 23.hdoc.doc