Giáo án Hóa học 9 - Tiết 30: Tính chất của phi kim

Giáo án Hóa học 9 - Tiết 30: Tính chất của phi kim

I. Mục tiêu bài dạy.

* Kiến thức: Biết tính chất vật lý của phi kim: trạng thái tồn tại, không dẫn điện, dẫn nhiệt . Biết tính chất hóa học của phi kim: tác dụng với kim loại, tác dụng với hiđrô, tác dụng với oxi.Biết so sánh mức độ hoạt động của phi kim.

* Kĩ năng: Biết quan sát và có thể làm thí nghiệm (đốt cháy hiđro, clo). Khí clo độc, nếu không có tủ hốt nên tiến hành thí nghiệm ở nơi thoáng gió, phải đeo khẩu trang.

* Thái độ:Các em say mê hứng thú trong học tập.

II. Chuẩn bị.

* Giáo viên:Chuẩn bị một số mẫu phi kim cacbon, lưu huỳnh, phốt pho đỏ, lọ đựng khí Cl2 (thu sẵn), dd HCl. Một số kim loại: sắt, đồng, nhôm.Dụng cụ điều chế và thu khí hiđro (bình kíp đơn giản). Ống nghiệm, giá thí nghiệm, kẹp gỗ, muỗng lấy hóa chất, đèn cồn, dụng cụ thử tính dẫn điện.

* Học sinh: Đọc trước bài.

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 2684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 - Tiết 30: Tính chất của phi kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chương III: Phi kim – sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học
tiết 30 : tính chất của phi kim
I. Mục tiêu bài dạy.
* Kiến thức: Biết tính chất vật lý của phi kim: trạng thái tồn tại, không dẫn điện, dẫn nhiệt ... Biết tính chất hóa học của phi kim: tác dụng với kim loại, tác dụng với hiđrô, tác dụng với oxi.Biết so sánh mức độ hoạt động của phi kim.
* Kĩ năng: Biết quan sát và có thể làm thí nghiệm (đốt cháy hiđro, clo). Khí clo độc, nếu không có tủ hốt nên tiến hành thí nghiệm ở nơi thoáng gió, phải đeo khẩu trang.
* Thái độ:Các em say mê hứng thú trong học tập.
II. Chuẩn bị.
* Giáo viên:Chuẩn bị một số mẫu phi kim cacbon, lưu huỳnh, phốt pho đỏ, lọ đựng khí Cl2 (thu sẵn), dd HCl. Một số kim loại: sắt, đồng, nhôm.Dụng cụ điều chế và thu khí hiđro (bình kíp đơn giản). ống nghiệm, giá thí nghiệm, kẹp gỗ, muỗng lấy hóa chất, đèn cồn, dụng cụ thử tính dẫn điện.
* Học sinh: Đọc trước bài.
III. Tiến trình bài giảng.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra.Kim loại có những tính chất chung nào?.
3. Bài mới.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
Hoạt động 2.
GV: - Em hãy cho biết tên, ký hiệu hóa học, tính chất vật lý của một số phi kim ?
HS: - Thảo luận - trả lời câu hỏi của GV.
GV: Phi kim có thể tồn tại ở trạng thái thể rắn(I2, S), lỏng(Br2), khí(O2,Cl2).
Phần lớn phi kim không dẫn nhiệt, dẫn điện.
Hoạt động 3.
Tính chất hóa học của phi kim - phi kim tác dụng với kim loại.
GV: ta biết kim loại tác dụng được với phi kim. Các em cho một số ví dụ, viết phương trình hóa học của phản ứng ?
HS: Nhớ lại, trao đổi, tìm các ví dụ, viết các phương trình hóa học. HS có thể lấy các ví dụ ngoài SGK.
GV: Các em có nhận xét gì về phản ứng của phi kim với kim loại ?
HS: Thảo luận, GV hướng dẫn để đến nhận xét:
Phi kim tác dụng được với kim loại tạo thành muối hoặc oxit.
- Phi kim tác dụng với hiđro và oxi.
GV biểu diễn thí nghiệm.
HS quan sát hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận.
- Mức độ hoạt động của phi kim.
GV: Căn cứ vào đâu để đánh giá mức độ hoạt động của phi kim?
HS: Mức độ phản ứng của các phi kim với kim loại và hiđro là khác nhau. Căn cứ vào đó người ta đánh giá flo, clo, oxi là những phi kim hoạt động mạnh, trong đó flo là phi kim mạnh nhất. Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim yếu hơn. 
I. Phi kim co những tính chất vật lý nào?
- Phi kim tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí
- Phần lớn các phi kim thường không dẫn điện, dẫn nhiệt
II. Phi kim có những tính chất hoá học nào?
1. Tác dụng của phi kim với kim loại.
* Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối.
Cl2(k) + 2Na(r) 2NaCl(r).
Fe(r) + S(r) FeS(r).
* Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit.
O2(k) + 2Cu(r) 2CuO(r).
2. tác dụng với Hiđro.
* Oxi tác dụng với hiđro.
O2(k) + 2H2(k) 2H2O(l).
* Clo tác dụng với hiđro.
Cl2(k) + H2(k) 2HCl(k)
3. Tác dụng với oxi.
S(r) + O2(k) SO2(k).
4. Mức độ hoạt động của phi kim.
Mức độ hoạt động của phi kim được xét căn cứ vào khả năng phản ứng (mức độ phan ứng) của phi kim đó với hiđro hoặc kim loại,
PK hoạt đông mạnh: F; O; Cl
PK hoạt động yếu hơn: S; P; C; Si
4. Củng cố Luyện tập Kiểm tra đánh giá .
 Hãy khoanh tròn chữ A, hoặc B, C, D đứng trước phương án chọn đúng.
1. Về tính chất vật lí chung của phi kim, câu nào là đúng ?
Phi kim tồn tại ở 2 trạng thái: rắn, lỏng.
Phi kim tồn tại ở trạng thái rắn.
Phần lớn các nguyên tố phi kim dẫn nhiệt, dẫn điện, kém, nhiệt độ nóng chảy thấp.
Phần lớn các nguyên tố phi kim dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy cao.
2. Cho sơ đồ sau:
 A B C D (axit) . 
 Bốn chất A, B, C, D có thể lần lượt là:
C, CO2, CO, H2CO3.
S, SO2, SO3 , H2SO3.
S, SO2, SO3, H2SO4. 
 D. N2, N2O, NO, HNO2
5Dặn dò, hướng dẫn học tập ở nhà: BTVN: 1,2,3,4,5,6 (SGK – Tr 76).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 30 h.doc