I. Mục tiêu bài dạy.
* Kiến thức.
- Học sinh biết: Một số tính chất vật lý của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, dẫn điện và có ánh kim.
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất.
* Kĩ năng.
Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút kinh nghiệm.
* Thái độ .
Các em có niềm tin vào bộ môn, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, bản trong, bút dạ, đèn cồn, bật lửa, đèn net
- Phương pháp: Tổ chức hoạt động nhóm,
* Chuẩn bị của học sinh:
Một đoạn dây nhôm, giấy gói bánh kẹo, mẩu than.
III. Tiến trình bài giảng.
1. Ổn định lớp Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
2. Kiểm tra Câu hỏi: Hãy kể tên và viết KHHH của một số nguyên tố kim loại mà em biết.
Ngày soạn: Ngày giảng: Chương II: kim loại tiết 21: tính chất vật lý của kim loại I. Mục tiêu bài dạy. * Kiến thức. - Học sinh biết: Một số tính chất vật lý của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, dẫn điện và có ánh kim. - Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất. * Kĩ năng. Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút kinh nghiệm. * Thái độ . Các em có niềm tin vào bộ môn, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị. * Chuẩn bị của giáo viên: - Phương tiện dạy học: Máy chiếu, bản trong, bút dạ, đèn cồn, bật lửa, đèn net - Phương pháp: Tổ chức hoạt động nhóm, * Chuẩn bị của học sinh: Một đoạn dây nhôm, giấy gói bánh kẹo, mẩu than. III. Tiến trình bài giảng. 1. ổn định lớp Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp 2. Kiểm tra Câu hỏi: Hãy kể tên và viết KHHH của một số nguyên tố kim loại mà em biết. 3. Bài mới. Các hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Đặt vấn đề. Có rất nhiều đồ vật máy móc làm bằng kim loại, vậy kim loại có tính chất vật lý gì trong đời sống và sản xuất. Hoạt động 2: GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. - Dùng búa đập vào đoạn dây nhôm - Dùng búa đập vào mẩu than. ? Tại sao dây nhôm bị dát mỏng còn mẩu than bị vỡ. HS: So sánh kích thước độ dầy mỏng của: - Giấy gói kẹo tráng nhôm. - Giây nhôm. ? Tại sao người ta có thể dát mỏng, kéo sơi hoặc sản xuất ra những đồ vật bằng kim loại với kích thước khác nhau. HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời câu hỏi. Hoạt động 3: GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, cắm phích điện nối bóng đèn vào nguồn điện. ? Trong thực tế dây dẫn điện được làm bằng kim loại nào. Vì sao? ? Khả năng dẫn điện của các kim loại giống nhau hay khác nhau. ? Cần phải làm gì để tránh bị điện giật HS: Làm thí nghiệm, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. => Kết luận. Hoạt động 4: GV: Tiếp tục hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Đốt nóng một sợi dây thép trên ngọn lửa đèn cồn một đầu có gắn parafin. Quan sát hiện tượng. ? Khả năng dẫn điện của các kim loại như thế nào - ứng dụng. HS: Làm thí nghiệm nhóm, trả lời câu hỏi. Hoạt động 5: GV: Yêu cầu học sinh quan sát thanh nhôm, đồng. ? Em hãy phân biệt hai thanh kim loại trên. Em dựa vào cơ sở nào? ? Tính ánh kim của kim loại có ứng dụng gì. HS: Giải thích rút ra kết luận. I. Tính dẻo. - Kim loại có tính dẻo, kim loại khác nhâu có tính dẻo khác nhau. - Do có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau. II. Tính dẫn điện. - Kim loại có tính dẫn điện. - Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. III. Tính dẫn nhiệt. - Kim loại có tính dẫn nhiệt - Các kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau. IV. ánh kim. Các kim loại có ánh kim. 4.Củng cố, Luyện tập, kiểm tra đánh giá. Bài tập 1: Giáo viên chiếu bài tập nên màn chiếu. Háy ghép các ứng dụng của kim loại ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp. A B 1 Kim loại (sắt) có thể dùng làm cuốc xẻng. a Tính dẫn điện 2 Kim loại Cu, Al thường dùng làm dây dẫn điện. b Tính dẻo. 3 Kim loại (Al) thường dùng làm soong nồi. c Tính dẫn nhiệt 4 Vàng bạc, thường dùng làm đồ trang sức. d ánh kim .5. Dặn dò,hướng dẫn học tập ở nhà. - BTVN: 1,2,3,4,5 (SGK – Tr 48). - Đọc trước bài “ Tính chất hoá học của kim loại”, làm bài tập trong SBT.
Tài liệu đính kèm: