Giáo án Hóa học 9 - Tiết 4: Một số oxit quan trọng (tiếp)

Giáo án Hóa học 9 - Tiết 4: Một số oxit quan trọng (tiếp)

I/ Mục tiêu bài dạy.

* Kiến thức:- Học sinh nắm được lưu huỳnh đioxit là một oxit axit.Biết được các ứng dụng của SO2, phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

* Kĩ năng:Tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết phương trình phản ứng hoá học.

* Thái độ:Các em say mê hứng thú xây dựng bài.

II/ Chuẩn bị.

* GV: Dụng cụ thí nghiệm: S, nước, quỳ tím, bảng phụ,bình tam giấc , muôi sắt có xuyên qua nút cao su, đèn cồn .

* Chuẩn bị của học sinh:Làm bài tập về nhà, ôn tập lại tính chất hoá học của oxit axit.

III/ Tiến trình bài giảng.

1/ ổn định lớp

2/ kiểm tra :1, Trình bày tính chất hóa học của oxit axit?

 2, bài tập 4 (SGK – Tr 9)

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1892Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 - Tiết 4: Một số oxit quan trọng (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/08/2008
Ngày giảng:
tiết 4: Một số oxit quan trọng (tiếp)
I/ Mục tiêu bài dạy.
* Kiến thức:- Học sinh nắm được lưu huỳnh đioxit là một oxit axit.Biết được các ứng dụng của SO2, phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
* Kĩ năng:Tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết phương trình phản ứng hoá học.
* Thái độ:Các em say mê hứng thú xây dựng bài.
II/ Chuẩn bị.
* GV: Dụng cụ thí nghiệm: S, nước, quỳ tím, bảng phụ,bình tam giấc , muôi sắt có xuyên qua nút cao su, đèn cồn .
* Chuẩn bị của học sinh:Làm bài tập về nhà, ôn tập lại tính chất hoá học của oxit axit.
III/ Tiến trình bài giảng.
1/ ổn định lớp 
2/ kiểm tra :1, Trình bày tính chất hóa học của oxit axit?
 2, bài tập 4 (SGK – Tr 9)
3/ Bài mới.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
Lưu huỳnh đioxit có những tính chất và ứng dụng gì? Được sản xuất như thế nào trong phòng thí nghiệm?
Hoạt động 2.
GV: Cho học sinh đọc tính chất vật lý của lưu huỳnh đioxit trong sách giáo khoa
? SO2 thuộc loại oxit nào?
HS: Ôxit axit
GV: SO2 có tính chất hoá học như thế nào?
HS: SO2 có tính chất hoá học của oxit axit:
Tác dụng với nước, dung dịch axit, oxit bazơ.
GV: yêu cầu 3 học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng cho mỗi tính chất.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm kiển chứng.
TN1: Đốt cháy S trong lọ chứa khí oxi và có sẵn một ít H2O lắc nhẹ, cho mẩu giấy quỳ tím vào sản phâmr thu được.
Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra
HS: Nhóm trưởng trả lời
Có khói trắng tan trong nước, dung dịch thu được làm cho quỳ tím chuyển thành mầu hồng.
TN2: Đốt S trong lọ có chứa khí oxi và có chứa sẵn dung dịch nước vôi trong, lắc nhẹ
- Quan sát thí nghiệm và cho biết hiện tượng xảy ra.
HS: Khí thu được là cho nước vôi trong vẩn đục.
Hoạt động 3.
? Lưu huỳnh đioxit có nững ứng dụng gì
HS: Đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi.
- SO2 dùng để sản xuất axit axit sunfuric, chất tẩy trắng, chất diệt mốc
Hoạt động 4:
GV : Thuyết trình.
B/ Lưu huỳnh đioxit (SO2)
I/ Tính chất của Lưu huỳnh đioxit 
1/Tính chất vật lí
(SGK-10)
2/ Tính chất hóa học:SO2mang đầy đủ tính chất hóa học của oxit axít
a/ Tác dụng với nước.
SO2(k) + H2O (l) H2SO3(dd)
b/ Tác dụng với dung dịch bazơ.
SO2(k) + Ca(OH)2 CaSO3(r) + 
 H2O (l)
c/ Tác dụng với oxit bazơ.
CO2(k) + CaO(r) CaCO3(r)
II/ứng dụng của Lưu huỳnh đioxit 
 (SGK-10)
III/ Điều chế lưu huỳnh đioxit 
1/ Trong phòng thí nghiệm.
Cho muối sunfit tác dụng với dd axit H2SO4loãng hoặc dung dịch axit HCl.
Na2SO3(r) + H2SO4(l) Na2SO4(dd) +
 H2O(l) + SO2(k)
2/ Trong công nghiệp.
- Đốt S trong không khí.
S(r) + O2(k) SO2(k)
- Đốt quặng pirit sắt (FeS2)
4/ Củng cố,luyện tập , đánh giá:
GV: Dùng bảng phụ thông báo nội dung yêu cầu của bài toán
Bài tập 1: Viết PTPƯ cho mỗ biến đổi sau:
S SO2 H2SO3 Na2SO3 SO2
Bài tập 2:
Cho 12,6 gam Na2SO3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch axit H2SO4 
a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b/ Tính thể tích khí SO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
c/ Tính nồng độ mol của dung dịch axit H2SO4 đã tham gia phản ứng.
GV: Gọi 4 HS lên bảng làm bài tập 1
Đáp án: 1/ S(r) + O2(k) SO2(k)
 2/ SO2(k) + H2O (l) H2SO3(dd)
 3/ SO2(k) + Na2O(r) Na2SO3 (r)
 4/ Na2SO3(r) + H2SO4(l) Na2SO4(dd) + H2O(l) + SO2(k)
Bài tập 2: Giáo viên gọi 1HS lên bảng., các học sinh còn lại cùng làm ra vở bài tập.
Đáp án:
 a/ Phương trình phản ứng.
 Na2SO3(r) + H2SO4(l) Na2SO4(dd) + H2O(l) + SO2(k)
 b/Thể tích khí SO2 = 2,24 (lit)
c/ Nông độ mol của dung dịch axit H2SO4 = 0,5M.
5/ Dặn dò:- Xem trước bài axit
- Làm bài tập: 2,3,4,5,6 (SGK – Tr 11).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 04 H4.doc