I/ Mục tiêu bài dạy.
* Kiến thức:-HS nắm được tính chất hoá học chung của axit và viết được các phương trình phản ứng minh hoạ.
* Kĩ năng:- Viết PTHH, tính theo phương trình hoá học.
* Thái độ:-Cẩn thận chính xác khi làm thí nghiệm.
II/ Chuẩn bị.
* GV: ống nghiệm, giá đỡ, kẹp gỗ, d d NaOH, HCl, quỳ tím, CuO, Zn.
* HS:-Học và làm BTVN, ôn tập lại kiến thức về axit đã học ở lớp 8.
III/ Tiến trình bài giảng.
1/ ổn dịnh lớp 2/ 2/Kiểm tra bài cũ
- Hãy phát biêu địng nghĩa axit, viết công thức tổng quát.
-Bài tập 2 ; 3 (SGK – Tr 11).
Ngày soạn:05/09 Ngày giảng: tiết 5: tính chất hoá học của axit I/ Mục tiêu bài dạy. * Kiến thức:-HS nắm được tính chất hoá học chung của axit và viết được các phương trình phản ứng minh hoạ. * Kĩ năng:- Viết PTHH, tính theo phương trình hoá học. * Thái độ:-Cẩn thận chính xác khi làm thí nghiệm. II/ Chuẩn bị. * GV: ống nghiệm, giá đỡ, kẹp gỗ, d d NaOH, HCl, quỳ tím, CuO, Zn. * HS:-Học và làm BTVN, ôn tập lại kiến thức về axit đã học ở lớp 8. III/ Tiến trình bài giảng. 1/ ổn dịnh lớp 2/ 2/Kiểm tra bài cũ - Hãy phát biêu địng nghĩa axit, viết công thức tổng quát. -Bài tập 2 ; 3 (SGK – Tr 11). 3/ Bài mới. Các hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: đặt vấn đề. Axit có những tính chất hoá học gì? Hoạt động 2. GV: Phân nhóm học sinh, hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm. HS: làm thí nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. TN1: Nhỏ một giọt dung dịch axit HCl vào mẩu giấy quỳ tím. Nhận xét hiện tượng xảy ra. HS: Đại diện nhóm trả lời câu hỏi Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển thành mầu đỏ. GV: Để nhậnh biết dung dịch axit lần trong các dung dịch không mầu ta làm mhư thế nào HS: Dùng quỳ tím. TN2: Cho một viên kẽm vào ống nghiệm, cho thêm 1 – 2 ml dung dịch axit HCl vào Quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra. HS: Có bọt khí thoát ra, viên kẽm tan dần. TN3: Cho vào đáy ống nghiệm một ít Cu(OH)2, thêm 1 – 2 ml dung dịch axit H2SO4 loãng lắc nhẹ Quan sát mô tả hiện tượng xảy ra. GV: Qua 3 thí nghiệm trên em có kết luận gì về tính chất hoá học của axit? HS: Trả lời câu hỏi. Một em lên bảng viết phương trình. GV: Qua tính chất hoá học của oxit bazơ đã học em thấy axit cón có tính chất hoá học gì? HS: Dung dịch axit tác dụng với oxit bazơ. GV: Bổ sung thêm: - Axit HNO3, và H2SO4đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí H2. - Phản ứng giữa dung dịch axit với dung dịch bazơ được gọi là phản ứng trung hoà. - Ngoài ra dung dịch axit còn tác dụng với muối (chúng ta sẽ được nghiên cứu ở bài “ tính chất của muối”). Hoạt động 3: GV: Giới thiệu dựa vào độ hoạt động hoá học người ta chia ra axit mạnh, axit yếu. I/ Tính chất hpá học. 1/ Dung dịch axit làm đổi mầu chất chỉ thị. Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển thành mầu đỏ. 2/ Dung dịch axit tác dụng với kim loại. Dung dịch axit tác dụng với nhiều kim loại toạ thành muối và giải phóng hiđro. 2HCl(dd) + Zn(r) ZnCl2(dd) + H2(k) 3/ Dung dịch axit tác dụng với bazơ.(PƯ trung hòa) Dung dịch axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. H2SO4(dd) + Cu(OH)2(r)CuSO4(dd) + 2H2O(l) 4/ Dung dịch axit tác dụng với oxit bazơ. H2SO4(l)+ CuO (r)CuSO4(dd) + H2O(l) II/ axit mạnh, axit yếu - Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4 - Axit yếu: H2S, H3PO4, H2SO3 4/ Củng cố , luyện tập,đánh giá Bài tập : Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh. Viết phương trình phản ứng khi cho dung dịch HCl lần lượt tác dụng với: a/ Magie b/ Sắt(III) hiđroxit. c/ Kẽm oxit. d/ Nhôm oxit. 5/ Hướng dẫn,dặn dò: Bài tập về nhà: 1,2,3,4 (SGK – Tr 14).
Tài liệu đính kèm: