I- MỤC TIÊU :
1 _ Học sinh nắm được công thức cấu tạo, tính chất hoá học, tính chất vật lí, ứng dụng của axit axêtic.
Biết nhóm -COOH là nhóm nguyên tử gây ra tính axit.
Biết khái niệm este và phản ứng este hoá.
2 _ Viết được phản ứng của axit axêtic với các chất.
3 _ Thái độ: Lòng tin vào khoa học.
II-PHƯƠNG PHÁP:.
Nêu vấn đề, quan sát thí nghiệm, thảo luận.
Ngày dạy: Tuần 28 : Tiết 55 : AXIT AXÊTIC (CH3COOH: 60) I- MỤC TIÊU : 1 _ Học sinh nắm được công thức cấu tạo, tính chất hoá học, tính chất vật lí, ứng dụng của axit axêtic. Biết nhóm -COOH là nhóm nguyên tử gây ra tính axit. Biết khái niệm este và phản ứng este hoá. 2 _ Viết được phản ứng của axit axêtic với các chất. 3 _ Thái độ: Lòng tin vào khoa học. II-PHƯƠNG PHÁP:. Nêu vấn đề, quan sát thí nghiệm, thảo luận. III- CHUẨN BỊ : - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút, giá sắt, đèn cồn, cốc thuỷ tinh, hệ thống ống dầu khí. - Hoá chất: CH3COOH, Na2CO3, NaOH, Phenolphtalein, quỳ tím. IV – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định : Kiểm diện. 2/ KTBC : Viết CTCT và nêu tính chất hoá học của rượu Êtylic. Học sinh làm bài tập 2. Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn. GV: nhận xét , ghi điểm. 3/ Bài mới : Hoạt động 1 : Giáo viên cho học sinh quan sát lọ đựng CH3COOH . Liên hệ thực tế. HS: Nhận xét về tình chất vật lí. HS: Nhỏ vài giọt axit axêtic vào ống nghiệm đựng nước, quan sát. Hoạt động 2. Học sinh quan sát mô hình phân tử axit axêtic –> Gọi học sinh viết công thức cấu tạo, nhận xét đặc điểm cấu tạo. Hoạt động 3: GV: Gọi 1 học sinh nêu các tính chất chung của axit, sau đó đặt vấn đề : axit axêtic có các tính chất của axit không? TN1: Nhỏ 1 giọt dung dịch CH3COOH vào mẩu giấy quỳ tím. TN2: Nhỏ vài giọt dung dịch CH3COOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch Na2CO3 . TN3: Nhỏ vài giọt Dung dịch CH3COOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch NaOH có vài giọt Phenolphtalein . -Gọi đại diện các nhóm nêu hiện tượng. -Gọi học sinh nhận xét. GV. Đặt vấn đề : Ngoài các tính chất chung của axit, axit axêtic còn có tính chất hoá học nào nữa? GV. Làm thí nghiệm: CH3COOH tác dụng với rượu Êtylic –>Học sinh nhận xét. Etyl axêtat là este. Hoạt động 4 : Học sinh nêu ứng dụng của axit axêtic dựa vào sơ đồ ứng dụng. Học sinh nêu cách sản xuất giấm ăn trong thực tế. 4/-Củng cố và luyện tập: Học sinh nhắc lại đặc điểm, cấu tạo, tính chất của axit axêtic. Bài tập: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho axit axêtic lần lượt tác dụng với : Ba(OH)2 , CaCO3, Na, MgO, CH3OH . 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: BTVN: 1,2,3,4,5,6 /143 Ống 1: 2C2H5OH +2Na –> 2 C2H5ONa + H2 (l) (r) (dd) (k) Ống 2: Rượu 96o gồm nước và rượu. Nên còn có thêm phản ứng. 2Na + 2 H2O –>2NaOH + H2 (r) (l) (dd) (k). Ống 3: Đựng nước nên còn có phản ứng. 2Na+ 2 H2O–>2NaOH + H2 (r) (l) (dd) (k). I/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ. Axit axêtic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước. II/ CẤU TẠO PHÂN TỬ. H O H - C - C - O - H–>CH3 - COOH H Trong phân tử axit axêtic có nhóm –COOH. Nhóm này làm cho phân tử có tính axit. III/ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC. 1.Axit axêtic có tính chất của axit không? Axit axetic tác dụng được với :giấy quỳ tím ,dd phenolphtalein không màu, oxit bazơ, bazơ, muối cacbonat * Nhận xét: Axit axêtic là một axit hữu cơ, có tính chất của 01 axit yếu. Axit axêtic tác dụng với rượu Êtylic. * Phản ứng giữa axit axêtic và rượu Êtylic thuộc loại phản ứng este hoá. H2SO4 to O CH3–C +C2H5OH–----->CH3COOC2H5+H2O O-H IV/ ỨNG DỤNG. - Từ axit axêtic điều chế được các sản phẩm : Tơ nhân tạo, chất dẻo, dược phẩm, pha dấm ăn, thuốc diệt côn trùng, phẩm nhuộm ... V/ ĐIỀU CHẾ . xt to - Trong công nghiệp : Từ Butan 2CuH10+5O2–-->4CH3COOH+2 H2O Men giấm - Lên men rượu loãng. C2H5OH+O2 –----->CH3COOH+H2O Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: