I – MỤC TIÊU:
1- Học sinh biết được những tính chất hoá học của oxit baZơ, oxit, axit, và dẫn ra được những phương trình hoá học tương ứng với mỗi tính chất.
Học sinh hiểu được cơ sở để phân loại oxit axit , oxit bazơ là dựa vào tính chất hoá học của chúng.
2-Vận dụng những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit để giải các bài tập định tính và định lượng.
3- Có lòng yêu thích môn học, tin vào khoa học.
II –PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề , thí nghiệm ,quan sát, thảo luận nhóm.
III – CHUẨN BỊ:
Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm.
Hoá chất: CuO, CaO, CO2, P2O5, P, dd HCl, CaCO3.
Ngày dạy: TUẦN 01: Tiết 02: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI I – MỤC TIÊU: 1- Học sinh biết được những tính chất hoá học của oxit baZơ, oxit, axit, và dẫn ra được những phương trình hoá học tương ứng với mỗi tính chất. Học sinh hiểu được cơ sở để phân loại oxit axit , oxit bazơ là dựa vào tính chất hoá học của chúng. 2-Vận dụng những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit để giải các bài tập định tính và định lượng. 3- Có lòng yêu thích môn học, tin vào khoa học. II –PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề , thí nghiệm ,quan sát, thảo luận nhóm. III – CHUẨN BỊ: Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm. Hoá chất: CuO, CaO, CO2, P2O5, P, dd HCl, CaCO3. IV – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động Nội dung 1. Ổn định: 2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu chương I, và cho học sinh làm bài tập nhỏ: Cho các chất sau: NaOH, Na2O, NaCl, H2SO4, SO3. Em hãy phân loại: oxit, axit, bazơ, muối? Học sinh trả lời – Giáo viên ghi điểm. Các oxit trên có điểm gì khác ? Và có tính chất hoá học như thế nào thì tiết học này làm rõ điều đó. Hoạt động 1: Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào? Để trả lời câu hỏi đó ta lần lượt tiến hành 1 số thí nghiệm nhỏ. Cho 1 mẩu nhỏ CaO vào đế sứ à cho 5-7 giọt nướcvào đế sứ khuấy đều.Dùng ống hút nhỏ vài giọt chất lỏng trong ống nghiệm vào mẫu giấy quỳ tím và quan sát. Gọi học sinh nêu hiện tượng lên bảng viết PTHH dựa vào PTHH nêu được sản phẩm à rút ra kết luận. HS làm thí nghiệm: Theo nhóm theo yêu cầu: + Dụng cụ, hoá chất cần dùng cho thí nghiệm H1.1 + Thao tác chính của thí nghiệm:Cho vào ống nghiệm 1 một ít bột CuO màu đen Cho vào ống nghiệm 2một ít bột CaO màu trắng. Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 2à3 ml dd HCl lắc nhẹ, quan sát. + Nhận xét, hiện tượng. + Rút ra kết luận. HS báo cáo kết quả, học sinh nhóm khác nhận xét – GV nhận xét kết luận. * Oxit Bazơ ngoài tính chất tác dụng với nước, với axit còn có tính chất hoá học nào khác? Giáoviên giới thiệu :Bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh được rằng :Một số oxit bazơ như CaO, BaO, Na2O, K2Otác dụng với oxit tạo thành muối. Từ 3 tính chất trên em có thể kết luận gì oxit bazơ. HS tự rút ra kết luận. Hoạt động 2: Cho học sinh bài tập: P2O5, SO3, N2O5, CO2 đây là oxit nào? Có tính chất hoá học nào ta tiến hành một số thí nghiệm nhỏ để làm rõ tính chất hoá học của chúng. Thí nghiệm theo nhóm (2’) Cho nước cất vào ống nghiệm có chứa 1 mẩu giấy quỳ. Một học sinh dùng miệng thổi vào ống nghiệm rồi quan sát hiện tượng – nhận xét báo cáo – viết PTHH. Gọi 3 học sinh khác viết PTHH của nước với 3 oxit: SO2, SO3, N2O5. Học sinh làm thí nghiệm: 2’. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào ống nghiệm sau đó thổi CO2 vào đến khi đục dung dịch Ca(OH)2 thì dừng lại. Học sinh quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTHH à báo cáo, học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét kết luận. Giáo viên cho học sinh viết PTHH, rút ra kết luận -Các em hãy so sánh tính chất hoá học của oxit axit và oxit bazơ ? Học sinh làm bài tập :Cho các oxit sau:Fe2O3,SO2 ,P2O5. Hãy gọi tên và phân loại các oxit trên. Trong các oxit trên, chất nào tác dụng với : -Nước -DD H2SO4(l) -DD NaOH Viết phương trình phản ứng. Giáo viên gọi 1 học sinh rút ra kết luận chung về tính chất hoá học của oxit axit. Hoạt động 3: Giáo viên đặt vấn đề: có phải tất cả các oxit của kim loại đều là oxit bazơ không ? Các oxit của phi kim đều là oxit axit không? Vì sao ? Học sinh trả lời. Giáo viên rút ra kết luận về sự phân loại oxit . 4/-Củng cố và luyện tập: Làm bài tập 1,3 (SGK)/ 6. Gọi 2 học sinh đọc “ghi nhớ” SGK. 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học bài. Làm bài tập: 2,4,5,6/sgk. HD bài 6/6: Tìm m Ct H2SO4 à nH2SO4 à nCuO à Viết PTHH. So sánh tỷ lệ mol à tìm nH2SO4 dư à m H2SO4 dư à n CuCl2 à m CuCl2 Mdd sau PƯ = m CuO + m dd H2SO4 à C% Học sinh: Oxit: Na2O, SO3 Axit: H2SO4 Bazơ: NaOH Muối: NaCl I- Tính chất hoá học của oxit: 1/ Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào ? a/ Tác dụng với nước: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (kiềm ). PTHH: CaO + H2O à Ca (OH)2 (r) (l) (r) b/ Tác dụng với axit: Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước. PTHH: CuO+ 2HCl à CuCl2 + H2O (r) (dd) (dd) (l) c/ Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối. PTHH: BaO+ CO2 à BaCO3 (r) (k) (r) Kết luận: Oxit bazơ tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ, tác dụng với axit tạo ra muối và nước, tác dụng với oxit axit tạo ra muối. 2/ Oxit axit có những tính chất hoá học nào. a/ Tác dụng với nước: PTHH: CO2 (r ) +H2O(l) à H2CO3(dd) P2O5(r) + 3H2O(l)à 2H3PO4(dd) Ghi điểm: b/ Tác dụng với bazơ PTHH:CO2+Ca(OH)2 à CaCO3 + H2O (k) (dd) (r) (l) -Oxit axit tác dụng với dd bazơ tạo thành muối và nước . c/ Tác dụng với oxit bazơ: PTHH: CO2 (k) + CaO(r) à CaCO3 (r) Kết luận: Oxit axit tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit, tác dụng với dung dịch bazơ tạo ra muối và nước, tác dụng với oxit bazơ tạo ra muối. II – Khái quát về sự phân loại oxit: Có 4 loại oxit: - Oxit bazơ - Oxit Axit - Oxit lưỡng tính - Oxit trung tính. V- RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: