Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 21, Bài 15: Tính chất vật lí chung của kim loại - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hường

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 21, Bài 15: Tính chất vật lí chung của kim loại - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hường

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 - Tính chất vật lí của kim loại.

2. Kĩ năng:

 - Quan sát mô tả thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc học tập bộ môn.

 - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kim loại cẩn thận.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL thực hành hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, NL giải quyết vấn đề

5. Trọng tâm:

 - Tính chất vật lí của kim loại.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên: Một đoạn dây nhôm, 1 mẫu than, một đoạn dây thép dài khoảng 20 cm, giấy gói kẹo bằng nhôm

b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.

2. Phương pháp:

 Thí nghiệm nghiên cứu, hỏi đáp, làm việc với SGK, làm việc nhóm.

 

doc 2 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 21, Bài 15: Tính chất vật lí chung của kim loại - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Ngày soạn: 28/10/2018
Tiết: 21
Ngày dạy: 30/10/2018
Bài 15: TÍNH CHẤT VẬT LÍ CHUNG CỦA KIM LOẠI 
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
 - Tính chất vật lí của kim loại.
2. Kĩ năng: 
 - Quan sát mô tả thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận
3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc học tập bộ môn.
 - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kim loại cẩn thận. 
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL thực hành hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, NL giải quyết vấn đề
5. Trọng tâm:
 - Tính chất vật lí của kim loại. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Một đoạn dây nhôm, 1 mẫu than, một đoạn dây thép dài khoảng 20 cm, giấy gói kẹo bằng nhôm
b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp:
 Thí nghiệm nghiên cứu, hỏi đáp, làm việc với SGK, làm việc nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động Khởi động 
- GV ổn định tổ chức lớp
* Kể tên một số đồ vật làm bằng kim loại trong đời sống, sản xuất. Nhờ vào tính chất vật lí nào mà kim loại được sử dụng rộng rãi như vậy. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tính dẻo 
* Phương pháp: - Thí nghiệm nghiên cứu, trực quan, vấn đáp, làm việc nhóm.
Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL thực hành, NL VD kiến thức hóa học vào cuộc sống
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Hướng dẫn thí nghiệm: 
+ Dùng búa đập vào 1 đoạn dây nhôm và một một mẫu than. 
 + Uốn cong thanh thép.
Quan sát và cho biết hiện tượng, nhận xét, giải thích, rút ra kết luận
-GV: theo dõi, quan sát, hướng dẫn.
Các nhóm nhận xét chéo.
Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân. 
- Quan sát theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí.
→ tiến hành thảo luận nhóm
- Chú ý lắng nghe .
Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp.
- Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp
- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV theo dõi các nhóm HS 
- GV tổ chức các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Sản phẩm học tập
I. Tính dẻo:
Kim loại có tính dẻo
Hoạt động 2. Tính dẫn điện 
* Phương pháp: - Thí nghiệm nghiên cứu, trực quan, vấn đáp, làm việc nhóm.
Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL thực hành, NL VD kiến thức hóa học vào cuộc sống
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát một đoạn dây điện, trong dây điện có lõi dùng bằng vật liệu gì?
Các kim loại khác nhau có dẫn điện như nhau không? 
- Làm việc cá nhân sau đó báo cáo
Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân. 
- Báo cáo kết quả
Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp.
- Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp
- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV theo dõi các nhóm HS 
- GV tổ chức các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Sản phẩm học tập
II. Tính dẫn điện
Kim loại có tính dẫn điện
Hoạt động 3. Tính dẫn nhiệt 
* Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, cá nhân.
Năng lực: NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
- Dùng nồi kim loại nấu ăn, sau khi nấu thì sờ vào cảm thấy nóng hay lạnhTừ đó rút ra kết luận gì?
Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân. 
- Thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi 
- Chú ý lắng nghe .
Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp.
- Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp
- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV theo dõi các nhóm HS 
- GV tổ chức các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Sản phẩm học tập
III. Tính dẫn nhiệt:
Kim loại có tính dẫn nhiệt
3. Hoạt động luyện tập. 
- Em hãy nhắc lại tính chất vật lí của kim loại?
- Bài tập: Chọn và điền từ vào bảng nhóm
4. Hoạt động vận dụng. 
Kể tên 3 kim loại được dùng làm vật dụng gia đình 
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
a.Nhận xétNhận xét thái độ của học sinh.
 - Khả năng tiếp thu bài của học sinh.
b.Dặn dò: Học bài, làm các bài tập 3,4 SGK/ 48 Chuẩn bị bài 16. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_21_bai_15_tinh_chat_vat_li_chung.doc