Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 39: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 39: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Học sinh biết.

a/ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

b/ Cấu tạo bảng tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm : ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm.

c/ Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, áp dụng với chu kỳ 2,3. nhóm I, VII. d/ Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại).

2. Kĩ năng :

a/ Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.

b/ Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó.

3. Thái độ : Lòng tin vào khoa học .

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1517Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 39: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàydạy :: 
Tuần 20:
Tiết 39 : 	 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN
 CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC 
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Học sinh biết.
a/ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
b/ Cấu tạo bảng tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm : ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm.
c/ Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, áp dụng với chu kỳ 2,3. nhóm I, VII.	d/ Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại).
2. Kĩ năng : 
a/ Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
b/ Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó.
3. Thái độ : Lòng tin vào khoa học .
II- PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề,trực quan
III- CHUẨN BỊ : 
Bảng tuần hoàn.Ô nguyên tố.Chu kỳ II, III, nhóm I, VII.
IV – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định :
2/ KTBC :
Gọi 01 học sinh trả lời câu hỏi.
- Sản xuất thuỷ tinh cần có nguyên liệu chính nào? Các công đoạn sản xuất, viết PTHH minh hoạ.
3/ Bài mới:
Hoạt động 1:
GV: Treo bảng tuần hoàn.
HS: Quan sát trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các nguyên tố ở hàng ngang và cột dọc.
HS thảo luận, báo cáo.
GV chốt ý.
Hoạt động 2 :
GV nêu vấn đề: Trong bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố. Vậy nguyên tố có đặc điểm gì giống nhau? Hãy quan sát ô số 12 và cho biết những thông tin gì về ô số 12.
Tương tự HS cho biết thông tin ô số 11 hoặc 16 ...
GV: Số hiệu cho biết thông tin gì về nguyên tố.
Từ đó HS chốt lại.
-Ô nguyên tố cho biết gì?
-Số hiệu nguyên tử cho biết gì?
Hoạt động 3:
 GV: Giới thiệu 7 chu kì của bảng tuần hoàn và đặt vấn đề.
-Các chu kì có đặc điểm gì giống nhau?
-HS đọc thông tin về chu kì.
Yêu cầu HS quan sát chu kì I và trả lời câu hỏi.
Số lượng nguyên tố, kể tên nguyên tố.
Điện tích hạt nhân tăng hay giảm từ H đến He.
Vậy chu kì II có gì giống với chu kì I, biến thiên điện tích hạt nhân, về số lớp Electron từ Li đến Ne.
Tương tự yêu cầu trên với chu kì 3.
GV yêu cầu HS quan sát nhóm I, VII và trả lời câu hỏi.
-Các nguyên tố trong cùng 1 nhóm có đặc điểm gì giống nhau?
(Số e ngoài cùng như nhau điện tích hạt nhân tăng).
4/-Củng cố và luyện tập: 
 Cho HS làm bài tập 1,2.
 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
 Xem lại nội dung bài học.
Làm bài tập 3,4/ 109.
to
- Cát thạch anh, đá vội, sô đa.
CaCO3(r) ---> CaO (r) + CO2(k)
CaO (r) + SiO2(r) -> CaSiO3(r)
Na2CO3+SiO2(r)->Na2SiO3 +CO2(k)
I – Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn :
 - Bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố và được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
II – Cấu tạo bảng tuần hoàn.
Ô nguyên tố.
12
Mg
Magê
24
Cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.
Số hiệu nguyên tử
Kí hiệu hoá học
Tên nguyên tố
Nguyên tử khối
* Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số Electron trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
VD: Số hiệu nguyên tử Magiê là 12 cho biết: Magiê ở ô số 12, điện tích hạt nhân là 12+, có 12 electron trong nguyên tử Magiê.
Chu kì.
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
-Số thứ tự của chu kì bằng số lớp Electron.
* Có 7 chu kì:
-Chu kì 1,2,3 gọi là chu kì nhỏ.
-Chu kì 4,5,6,7 gọi là chu kì lớn.
VD: Chu kì I có 2 nguyên tố.
 Chu kì II,3 có 8 nguyên tố.
Nhóm.
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số lớp electron ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
* Số thứ tự nhóm bằng số Electron lớp ngoài cùng.
VD: Nhóm 2: Gồm các kim loại hoạt động mạnh.
V/- RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET39.doc