I. MUC TIÊU :
1.Kiến thức:
- Nắm được TCHH chung của axit : Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxít bazơ và kim loại
2.Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit nói chung.
3.Thái độ:
- Thấy được sự phong phú về các chất, lòng yêu thích, say mê môn học .
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL thực hành hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, NL giải quyết vấn đề.
5. Trọng tâm - Tính chất hóa học của axit nói chung.
Tuần: 3 Ngày soạn: 02/09/2018 Tiết: 5 Ngày dạy: 04/09/2018 Bài 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT I. MUC TIÊU : Sau bài này HS phải: 1.Kiến thức: - Nắm được TCHH chung của axit : Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxít bazơ và kim loại 2.Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit nói chung. 3.Thái độ: - Thấy được sự phong phú về các chất, lòng yêu thích, say mê môn học . 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL thực hành hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, NL giải quyết vấn đề. 5. Trọng tâm - Tính chất hóa học của axit nói chung. II. CHUẨN BỊ : 1. Đồ dùng dạy học: a. Gíáo viên: Hóa chất : dd HCl, H2SO4 lõang, Cu, Zn, dd CuSO4, dd NaOH, quỳ tím, Fe2O3 . Dụng cụ : giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút . b. Học sinh: Coi trước nội dung bài, ôn lại định nghĩa về axit . 2. Phương pháp, kĩ thuật: - PP: Thí nghiệm nghiên cứu, trực quan, vấn đáp, làm việc nhóm, làm việc cá nhân. - Kĩ thuật dạy học: KT khăn trải bàn. III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC: 1. Hoạt động Khởi động - GV ổn định tổ chức lớp - Kiểm tra sĩ số. HS1: Nêu tính chất hoá học của oxit axit và oxit bazơ HS2: nêu dịnh nghĩa axit GV: Y/c hs khác nhận xét Chúng ta đã biết thế nào là axit, vậy axit có những tính chất gì? chúng ta cùng nhau nghiên cứu ĐN: Phân tử axit gồm 1 hay nhiều nguyen tử hiđro liên kết với gốc axit , các nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1 : Tính chất hố học của axit (20’) . * Phương pháp: - Thí nghiệm nghiên cứu, trực quan, hỏi đáp, làm việc nhóm. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL thực hành hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, NL giải quyết vấn đề. Bước Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Biểu diễn thí nghiệm: Axit + quỳ tím. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hiện tượng, kết luận. - GV: Hướng dẫn thí nghiệm +Ống nghiệm 1: Zn + HCl +Ống nghiệm 2: Cu + HCl - GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ khi cho H2SO4 loãng + Al và Fe . Từ đó kết luận. - GV lưu ý : dd HNO3, H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng H2 . - GV: Hướng dẫn thí nghiệm +Ống nghiệm 1:Cu(OH)2 + H2SO4 +Ống nghiệm 2: NaOH + phenolphtalein + H2SO4 Yêu cầu quan sát hiện tượng - GV hỏi: ? Tại sao Cu(OH)2 không còn ở thể rắn nữa ? ?Tại sao dd NaOH + phenolphtalein có màu hồng khi cho H2SO4 vào lại không còn màu nữa ? - GV hỏi: Axit còn TCHH nào mà em đã học ? - GV: Yêu cầu viết PTHH xảy ra. - GV: Giới thiệu tính chất axit tác dụng với muối, qua bài muối chúng ta sẽ học Thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân - Thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp. - Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp - Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV theo dõi các nhóm HS - GV tổ chức các nhóm đánh giá lẫn nhau. - GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời. Sản phẩm học tập I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 1. Tác dụng chất chỉ thị: Dd axit làm quỳ tím hóa đỏ 2. Tác dụng với kim loại: muối + H2 . Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (trừ Cu, Ag, Au) 3. Tác dụng với bazơ muối + nước: Cu(OH)2 + H2SO4CuSO4 + 2H2O . 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O . => phản ứng trung hoà. 4.Tác dụng với oxit bazơ muối + nước : Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O. 5.Tác dụng với muối . Hoạt động 2 : Axit mạnh và axit yếu (5’) * Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, làm việc cá nhân. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, NL giải quyết vấn đề. Bước Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu : Dựa vào TCHH, axit được chia thành 2 loại chính . -GV lưu ý : H2S thường tồn tại ở thể khí còn H2SO3 và H2CO3 thì thường phân huỷ ở dạng H2O, CO2, SO2 . Thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân - HS Chú ý lắng nghe . - Thảo luận theo nhóm . Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp. - Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp - Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV theo dõi nhóm HS - GV tổ chức các nhóm đánh giá lẫn nhau. - GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời. Sản phẩm học tập - Gv kết luận, kiến thức cần nhớ: II.AXIT MẠNH VÀ AXIT YẾU: + Axit mạnh : HCl, HNO3, H2SO4 . + Axit yếu : H2S, H2SO3, H2CO3 . 3. Hoạt động luyện tập. GV: Y/c hs nhắc lại tính chất hoá học của axit 4. Hoạt động vận dụng. - Cho hs làm bài tập: GV: Chia lớp 2 nhóm yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK/14. theo KT khăn trải bàn. Bài tập: Cho 8g sắt (III) oxit tác dụng với dd H2SO4 19,6% ( vừa đủ ) a.Tính khối lượng dd H2SO4 cần dùng ? b.Tính nồng độ dd sau p/ư ? Phân biệt 3 dd : NaCl , HCl , H2O HS: Đứng tại chỗ nêu cách làm bài Bài tập: Dùng quỳ tím nhận ra HCl Đun 2 dd còn lại thì nhận ra dd NaCl có cặn màu trắng còn lại là H2O 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng. Bài tập về nhà : 1-->4 SGK -Đọc phần “em có biết?” Xem trước nội dung bài “ Một số axit quan trọng ” .
Tài liệu đính kèm: