Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 50, Bài 41: Nhiên liệu - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hường

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 50, Bài 41: Nhiên liệu - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hường

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải

1. Kiến thức: Biết được

 - Khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí).

 - Hiểu được: Cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than,.) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường.

2. Kĩ năng:

 - Biết cách sử dụng được nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hằng ngày.

 - Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan, và thể tích khí cacbonic tạo thành .

3. Thái độ:

 - Tích cực học tập và vận dụng vào đời sống.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

5. Trọng tâm

 - Khái niệm nhiên liệu.

 - Phân loại nhiên liệu.

 - Cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả.

 

doc 3 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 50, Bài 41: Nhiên liệu - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26
Ngày soạn: 26/02/2019
Tiết: 50
Ngày dạy: 28/02/2019
Bài 41. NHIÊN LIỆU 
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được: 
 - Khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí).
 - Hiểu được: Cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than,...) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường.
2. Kĩ năng: 
 - Biết cách sử dụng được nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hằng ngày.
 - Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan, và thể tích khí cacbonic tạo thành .
3. Thái độ: 
 - Tích cực học tập và vận dụng vào đời sống.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
5. Trọng tâm 
 - Khái niệm nhiên liệu.
 - Phân loại nhiên liệu.
 - Cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Máy chiếu, bảng phụ
b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp:
 Trực quan, hỏi đáp, làm việc nhóm, làm việc với SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động Khởi động: 
*Ổn định lớp: Kể tên một số sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ?
 * Vào bài mới: Sản phẩm của chưng cất dầu mỏ, khí thiên nhiên đều là nhiên liệu. Vậy thì nhiên liệu là gì, Được phân chia làm mấy loại và chúng ta phải sử dụng như thế nào cho hiệu quả?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu nhiên liệu là gì?
Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, làm việc với SGK.
Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
- Kể tên một số chất cháy được mà em biết?
Cho hs quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi một số câu hỏi để đưa ra khái niệm Nhiên liệu
-GV: Các chất trên đều cháy được toả nhiệt và phát sáng, gọi là chất đốt, nhiên liệu. 
-GV: Vậy nhiên liệu là gì?
- GV đưa ra một số loại nhiên liệu, cho hs thảo luận xem nhiên liệu nào có sẵn trong tự nhiên, nhiên liệu nào được điều chế?
- Khi dùng điện năng để đun nấu, thắp sáng thì điện năng có phải là nhiên liệu không ?
Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân 
- Thảo luận với bạn bên cạnh.
Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn thảo luận.
- Các HS khác lắng nghe, đưa ra ý kiến
- Nhận xét
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV theo dõi các nhóm HS 
- GV tổ chức các HS đánh giá lẫn nhau.
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Sản phẩm học tập
I. NHIÊN LIỆU LÀ GÌ?
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng
Ví dụ: than, củi, dầu hoả, khí gaz
Hoạt động 2. Tìm hiểu nhiên liệu được phân loại như thế nào ?
Phương pháp:- Trực quan, làm việc nhóm, làm việc với sgk
Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Dựa vào trạng thái em hãy phân loại nhiên liệu? 
- GV: cho một số nhiên liệu, yêu cầu hs thảo luận nhóm để phân loại thích hợp
-GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời một số câu hỏi rõ hơn về các nhiên liệu rắn, lỏng khí.
-GV:Trình chiếu biểu đồ H.4.21 Nhận xét hàm lượng cacbon trong các loại than. 
-GV:Trình chiếu biểu đồ H.4.2 nhận xét ưu điểm của nhiên liệu khí.
- Trình chiếu một số ứng dụng nhiên liệu khí.
Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân 
- Nghe và ghi nhớ những lưu ý của GV.
Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn, gợi mở 
- Các HS khác lắng nghe, đưa ra ý kiến
- Nhận xét
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV theo dõi HS 
- GV tổ chức các HS đánh giá lẫn nhau.
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Sản phẩm học tập
II. PHÂN LOẠI: 
1. Nhiên liệu rắn: than mỏ, gỗ..
2. Nhiên liệu lỏng: các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hoả) và rượu.
3. Nhiên liệu khí: các loại khí thiên nhiên, khí mỏ, khí lò cốc, khí lò cao, khí than 
Hoạt động 3. Tìm hiểu sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả ?
Phương pháp:- Trực quan, hỏi đáp
Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho Hs đọc thông tin phần 3 sgk
- Trình chiếu một số bài tập để hs đưa ra biện pháp sử dụng nhiên liệu có hiệu quả.
- Nêu tác hại của sử dụng nhiên liệu không hiệu quả và sự cạn kiệt nhiên liệu. Hướng nghiên cứu mới là dùng khí Hidro làm nhiên liệu vì cháy tạo ra nước không gây ô nhiễm môi trường
- Liên hệ bản thân 
Thực hiện nhiệm vụ
- Quan sát trả lời
- Nghe và ghi nhớ những lưu ý của GV.
Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn, gợi ý
- Các HS khác lắng nghe, đưa ra ý kiến
- Nhận xét
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV theo dõi HS, nhận xét. 
- GV tổ chức các HS đánh giá lẫn nhau.
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Sản phẩm học tập
III. BIỆN PHÁP SƯ DỤNG NHIÊN LIỆU CÓ HIỆU QUẢ:
+ Cung cấp đủ oxi ( không khí ) cho quá trình cháy.
+ Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí.
+ Điêu chỉnh lượng nhiên liệu để duy truỳ sự cháy ỏ mức độ cần thiết.
3. Hoạt động luyện tập. Tổng kết bài học bằng sơ đồ tư duy, làm bt 1 sgk trang 132.
4. Hoạt động vận dụng. : Vận dụng giải thích một số việc làm thực tế
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: Tìm hiểu nhiên liệu thay thế nhiên liệu than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên đang dần cạn kiệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_50_bai_41_nhien_lieu_nam_hoc_2018.doc