Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 6: Một số axit quan trọng

Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 6: Một số axit quan trọng

I-MỤC TIÊU:

 1- Học sinh biết được tính chất hoá học của axit HCl, axit H2SO4 loãng

-Biết cách viết đúng các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hoá học chung của axit. vận dụng những tính chất của axit HCl, axit H2SO4 loãng trong việc giải bài tập định tính và định lượng

 2- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng, kỹ năng phân biệt lọ mất nhãn, làm bài tập định lượng.

 3-Thái độ: Có lòng tin vào khoa học

II-PHƯƠNG PHÁP:

 -Đàm thoại, vấn đáp,thí nghiệm trực quan.

III-CHUẨN BỊ

 Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp, đèn cồn, ống hút.

 Hoá chất: dung dịch H2SO4 (l); HCl, giấy quỳ, Kẽm, Sắt, CuO, NaOH.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 6: Một số axit quan trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
TUẦN 3
Tiết 6: 	 MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG
I-MỤC TIÊU:
	1- Học sinh biết được tính chất hoá học của axit HCl, axit H2SO4 loãng
-Biết cách viết đúng các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hoá học chung của axit. vận dụng những tính chất của axit HCl, axit H2SO4 loãng trong việc giải bài tập định tính và định lượng
	2- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng, kỹ năng phân biệt lọ mất nhãn, làm bài tập định lượng.
	3-Thái độ: Có lòng tin vào khoa học
II-PHƯƠNG PHÁP:
 -Đàm thoại, vấn đáp,thí nghiệm trực quan.
III-CHUẨN BỊ
	Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp, đèn cồn, ống hút.
	Hoá chất: dung dịch H2SO4 (l); HCl, giấy quỳ, Kẽm, Sắt, CuO, NaOH.
 IV-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
a/ Nêu tính chất hoá học chung của axít. Viết PTHH cho mỗi tính chất.
b/ Làm bài tập 3 SGK/14. (10đ )
Gọi học sinh nhận xét – Giáo viên ghi điểm.
3/ Bài mới:
Hoạt động 1:
GV: Axit clohyđric có tính chất hoá học của một axít mạnh.
Em hãy làm những thí nghiệm nào để chứng minh?
Cho các nhóm học sinh thảo luận, chọn thí nghiệm. 
-Gv gọi đại diện nhóm học sinh báo cáo.
-Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm rồi rút ra nhận xét, kết luận.
-Nêu hiện tượng thí nghiệm.
-Gv yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng minh hoạ 
-Gv thuyết trình ứng dụng của axit clohyđic.
-Học sinh nêu ứng dụng của axit.
Hoạt động 2:
-Gv cho học sinh quan sát lọ đựng H2SO4 đặc à học sinh nhận xét, nêu tính chất vật lý.
-Gv hướng dẫn cách pha loãng axit H2SO4 đặc: Muốn pha loãng axit H2SO4 đặc, ta phải rót từ từ H2SO4 đặc vào nước, không làm ngược lại.
 -Gv Làm thí nghiệm pha loãng H2SO4 đặc à Học sinh nhận xét về sự toả nhiệt của quá trình trên.
-Gv axit H2SO4 loãng có đầy đủ những tính chất hoá học của một axit mạnh( tương tự axit HCl).
-Gv yêu cầu học sinh viết lại các tính chất hoá học của axit, đồng thời viết các phương trình phản ứng minh hoạ. 
4/-Củng cố và luyện tập: 
 -Gọi học sinh nhắc lại trong tâm của tiết học.
-Làm bài tập theo nhóm:
Cho các chất sau: Ba(OH)2, SO3, K2O, Mg, Fe, Cu, CuO, P2 O5, viết các phương trình phản ứng của các chất trên nếu có với:
H2O
KOH
H2SO4(l)
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
 -Học bài, đọc ghi nhớ 
-Làm bài tập 1,4,6,7/19 
a)MgO + 2HNO3 à Mg(NO3)2 + H2O
b)CuO + 2HCl à CuCl2 + H2O
c)Al2O3 +3H2SO4 à Al2(SO4)3 + 3H2O
d)Fe + 2HCl à FeCl2 + H2
e)Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2
A/Axit Clohyđric HCl (36.5)
1/ Tính chất vật lý:
-DD khí Hyđroclorua trong nuớc gọi là axit clohyđric HCl. DD axit clohyđric đậm đặc là dd bão hoà hyđroclorua có nồng độ 37%
2/Tính chất hoá học: 
-DD HCl làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
-DD HCl tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng hyđro.
2HCl + Fe à FeCl2 + H2 
 (dd) (r) (dd) (k)
-Tác dụng với bazơ tạo ra muối và nước.
HCl + NaOH à NaCl + H2O
(dd) (dd) (dd) (l)
-Tác dụng với oxit bazơ tạo ra muối và nước.
2HCl + CuO à CuCl2 + H2O
(dd) (r) (dd) (l)
3/Ứng dụng:
-Điều chế muối clorua
-Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn.
-Tẩy ghỉ kim loại trước khi sơn, mã kim loại.
-Chế biến thực phẩm, dược phẩm....
B/ Axit Sunfuric H2SO4 (98)
1/ Tính chất vật lý:
-Là chất lỏng sánh, không màu, nặng gấp hai lần nước, khong bay hơi, dễ tan trong nước và toả rất nhiều nhiệt
 2/ Tính chất hoá học: 
-Axít Sunfuric loãng có tính chất của một axít:
+Làm đổi máy giấy quỳ tím thành đỏ
+Tác dụng với kim loại:
Mg + H2SO4 à MgSO4 + H2 
(r) (dd) (dd) (k)
+Tác dụng với bazơ:
Cu(OH)2 + H2SO4 à CuSO4 + 2H2O 
 (r) (dd) (dd) (l)
+Tác dụng với oxit bazơ:
CuO + H2SO4 à CuSO4 + H2 
(r) (dd) (dd) (k)
V - RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET06.doc