Giáo án hoạt động ngoài giờ 7 - Trường THCS Măng Cành

Giáo án hoạt động ngoài giờ 7 - Trường THCS Măng Cành

 Chủ điểm tháng 9

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Hoạt động thứ nhất: BẦU CÁN BỘ LỚP

I/ Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh

+Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp.

+Biết lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm.

+Tôn trọng ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.

II/ Nội dung và hình thức hoạt động.

1) Nội dung:

- Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau một năm

- Bầu đội ngũ cán bộ lớp.

2) Hình thức hoạt động:

- Nghe báo và thảo luận.

- Bầu bằng biểu quyết hoặc bỏ phiếu.

 III/ Chuẩn bị hoạt động.

1) Về phương tiện hoạt động.

- Một bản báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm qua.

+ Tình hình chung về cơ cấu đội ngũ cán cán bộ gồm những ai?

+ Ưu, nhược điểm chính qua 1 năm hoạt động.

- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.

 

doc 41 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoạt động ngoài giờ 7 - Trường THCS Măng Cành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7	Ngày soạn: 	
Tiết : 7	Ngày dạy: 
 Chủ điểm tháng 9 
TRUYềN THốNG NHà TRƯờng
Hoạt động thứ nhất:	BầU CáN Bộ LớP
I/ Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh
+Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp.
+Biết lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm.
+Tôn trọng ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung:
- Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau một năm
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp.
Hình thức hoạt động:
- Nghe báo và thảo luận.
- Bầu bằng biểu quyết hoặc bỏ phiếu.
 III/ Chuẩn bị hoạt động. 
Về phương tiện hoạt động.
- Một bản báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm qua.
+ Tình hình chung về cơ cấu đội ngũ cán cán bộ gồm những ai?
+ Ưu, nhược điểm chính qua 1 năm hoạt động.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
Về tổ chức:
- GVCN hội ý với cán bộ lớp và các tổ trưởng để bàn bạc thống nhất một số công việc chuẩn bị cho hoạt động như:
IV/ Tiến trình hoạt động.
 Hát tập thể bài : “ Vui bước đến trường’’
 1) Hoạt động mở đầu : Người điều khiển nêu lý do và giới thiệu chung về chương trình hoạt động.
 2) Hoạt động 1: NGHE BáO CáO CHUNG
	- Người điều khiển giới thiệu lớp trưởng thay mặt cả lớp đọc báo cáo tình hình hoạt động của cán bộ lớp năm qua.
	- Sau báo cáo người điều khiển hỏi : “ ai có ý kiến bổ sung”. Thư kí viết biên bản.
 3) Hoạt động 2: thảo luận theo tổ
	- Sau đó mỗi tổ cử một thư kí ghi kết quả.
4/ Hoạt động 3: tổ chức bầu cán bộ lớp
- Tiến hành bầu cán bộ lớp theo hình thức đã chọn.
- Đội ngũ cán bộ lớp ra mắt.
5/ Hoạt động cuối cùng.
- GVCN phát biểu ý kiến dặn dò đội ngũ cán bộ l ớp mới, động viên cả lớp tích cực hợp tác xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
- Người điều khiển nhận xét kết quả.
Tuần : 10 	 Ngày soạn: 
 Tiết : 10 Ngày dạy: 
Thảo luận nội qui và nhiệm vụ năm học
I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
 	- Hiểu rõ nội qui, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.
- Tự giác thực hiện và nhắc nhỡ nhau cùng chấp hành nội qui của nhà trường.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động.
 1) Nội dung.
- Thảo luận câu hỏi liên hệ thực tế, nội qui và ý nghĩa của việc nội dung qui.
- Nhiệm vụ cụ thể.
 2) Hình thức : thảo luận.
III/ Chuẩn bị hoạt động.
 1) Về phương tiện.
- Bản nội qui nhà trườngvà bản tóm tắt nhiệm vụ năm học.
- Các câu hỏi thảo luận và gợi ý đáp án.
	*Câu1: Bạn cho biết nội dung chính của nội qui nhà trường.?
	*Câu 2: Việc tự giác thực hiện đúng nội qui sẽ có tác dụng gì?
	*Câu 3: Theo bạn điều gì sẽ xảy ra nếu nhà trường không có nội qui?
	(Học sinh: các vi phạm nhà trường không thể quản lý, mất trật tự)
	*Câu 4: Theo bạn mỗi cá nhân và tập thể lớp làm gì để thực tốt nhiệm vụ năm học?
	 2)Về tổ chức: 
- GVCN yêu cầu mỗi tổ tự nghiên cứu trước câu hỏi, bản nội qui, nhiệm vụ năm học.
- Xây dựng chương trình hoạt động, cử người điều khiển.
- Cử người trang trí.
IV/ Tiến hành hoạt động 
 Hát tập thể bài hát : vui bước tới trường
Hoạt động 1: thảo luận theo tổ
- GVCN chia lớp thành 4 tổ thảo luận, người điều khiển yêu cầu các tổ bốc thăm câu hỏi (mỗi tổ thảo luận một câu).
- Tổ trưởng điều khiển tiến hành thảo luận. Sau đó các tổ ghi kết quả thảo luận.
Hoạt động 2: thảo luận cả lớp
- Kết quả các tổ thảo luận gắn lên bảng. Đại diện các tổ trình bày kết quả.
- Người điều khiển đề nghị cả lớp trao đổi bổ sung và sau đó chốt lại các ý kiến	
Hoạt động 3: chương trình văn nghệ
 - Người điều khiển chương trình văn nghệ lần lượt mời các tiết mục văn nghệ của cả lớp hoặc trò chơi trình diễn để tạo không khí sôi nổi.
	V/ Hoạt động cuối cùng.
GVCN phát biểu ý kiến và người điều khiển nhận xét chung. 
Tuần : 11	Ngày soạn :	
Tiết : 11	Ngày dạy : 	 	 
Ca hát mừng năm học mới
Mừng thầy cô và bạn bè
 I / Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh
- Tham gia văn nghệ nhiệt tình, sôi nổi thông qua một số bài hát, bài thơ,ca ngợi trường lớp, thầy cô và bạn bè.
- Bồi dưỡng tình cảm, yêu mến gắn bó với trường lớp, quí trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè.
 II / Nội dung và hình thức hoạt động.
	 1) Nội dung : ca ngợi trường lớp, thầy cô, bạn bè.
	 2) Hình thức hoạt động:
	- Thi hát giữa các tổ, các tiết mục tự chọn.
	- Thi đội nào nhanh hơn, sáng tác thơ.
III / Chuẩn bị hoạt động
Về phương tiện:
	- Những bài hát, bài thơ về trường, lớp, bạn bè.
	- Hệ thống câu hỏi và đáp án, bản qui ước về thang điểm.
Về tổ chức : 
	- GVCN nêu chủ đề, nội dung, chương trình, kế hoạch.
 	- Cả lớp thảo luận thống nhất yêu cầu và phân công hoạt động.
 	+ Xây dựng chương trình, cau hỏi và đáp án, thang điểm.
 	+ Phân công người dẫn chương trình.
 	+ Cử ban giám khảo.
 	+ Cử người mời đại biểu.
 IV / Tiến hành hoạt động.
	- Hát tập thể bài hát : “ mùa thu em đến trường (Mộng Lân)
	- Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu ban giám khảo, thư kí.
	- Người điều khiển lần lượt giới thiệu các hoạt động và cách thi.
	1) Hoạt động 1: Thi các mục tự chọn.
	- Mỗi đội chọn một tiết mục dự thi.
 	- Lần lượt các đội trình bày, sau đó BGK công bố điểm. 
	2) Hoạt động 2: Thi đội nào nhanh 
	- Người dẫn chương trình nêu câu hỏi:
	* Câu 1: Hãy đọc một câu ca dao hay tục ngữ nói về thầy cô?
	(đ/án :	- Nhất tự vi, bán tự vi sư
	 	- Không thầy đố mày làm nên...)
	* Câu 2: Hãy trình bày một bài thơ về mái trường thân yêu?
3) Hoạt động 3: Thi sáng tác thơ.
- Người điều khiển nêu thể lệ cuộc thi, thời gian thi có phần giành cho khán giả.
4) Hoạt động cuối cùng : 
	+ BGK công bố cuộc thi và phát thưởng 
	+ GVCN nhận xét kết quả hoạt động
Tuần 12	Ngày soạn : 
Tiết : 12	Ngày dạy: 
THI TìM HIểU Về TRUYềN THốNG 
NHà TRường
I / Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh.
- Củng cố khắc sâu kiến thức, về truyền thống tốt đẹp của nhà trường
- Phấn khởi tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường bằng việc phấn đấu học tập và rèn luyện.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động.
1) Nội dung: ý nghĩa tên trường, những truyền thống tốt đẹp, những tấm gương học tốt. 
	2) Hình thức : Tìm hiểu các tư liệu.
III / Chuẩn bị hoạt động.
	1)Về phương tiện hoạt động.
	- Những tư liệu về truyền thống nhà trường.
	+ Tư liệu về truyền thống giảng dạy và giáo dục của thầy cô.
	+ Tư liệu về truyền thống học tập của các thế hệ học sinh.
 	- Những câu hỏi định hướng học sinh tìm hiểu.
	2)Về tổ chức.
-GVCN định hướng nội dung, yêu cầu học sinh sưu tầm, giúp học sinh chuẩn bị nội dung câu hỏi và đáp án.
	- Giao cho cán bộ lớp điều khiển và tổ chức.
	- Yêu cầu mỗi tổ cử 3 học sinh.
	- Người điểu khiển cuộc thi.
	- Cử BGK mời giáo viên cố vấn.
IV/ Tiến hành hoạt động 
	- Hát bài hát tập thể.
	- Người điều khiển nêu lí do, giới thiệu đại biểu, ban giám khảo, chương	trình hoạt động, thể lệ cuộc thi.
	- Mời các đội tự giới thiệu.
 1) Hoạt động 1: Thi hái hoa dân chủ
	* Câu 1: Nêu ý nghĩa của tên trường.?
	* Câu 2: Nhà trường ta có những truyền thống tốt đẹp nào mà bạn biết?
	 (đ/án : truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo)
	* Câu3: Trong những năm qua lớp ta có những tấm gương học tập nào mà bạn cần noi theo?
 2) Hoạt động 2: Thi văn nghệ
	- Người điều khiển nêu thể lệ cuộc thi các đội bốc thăm .
	- BGK công bố kết quả.
 3) Hoạt động 3: Phần thi giành cho khán giả
	- Bạn hãy kể tên một số giải thưởng mà trường ta dã đạt được?
	+ Sau khi phần thi khán giả BGK công bố kết quả đội thắng cuộc.
	+ GVCN phát biểu ý kiến chốt lại những truyền thống của nhà trường, của lớp và nhắc nhỡ học sinh phải phát huy truyền thống của nhà trường.
Chủ điểm tháng 10: 
chăm ngoan- học giỏi
 * Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh
	- Hiểu được tầm quan trọng của việc học tập là để thành người công dân tốt, có kiến thức nhằm phục vụ cho xã hội.
	- Có chí vươn lên và có thái độ học tập đúng đắn.
	- Rèn kỹ năng điều khiển, tự quản hoạt động học tập và kỹ năng trình bày, trao đổi ý kiến tập thể.
Tuần : 5	Ngày soạn: 17/9/2008 
Tiết : 5	Ngày dạy: 19/9/2008 
Hoạt động thứ nhất	
vâng lời bác hồ dạy
 I/ Yêu cầu giáo dục : giúp học sinh.
	- Hiểu được nội dung chính trong thư Bác Hồ gởi học sinh nhân ngày khai trường.
	- Giáo dục tình cảm yêu thương Bác Hồ và có ý chí vươn lên trong học tập.
	- Rèn kỹ năng trình bày và trao đổi ý kiến trước tập thể.
 II/ Nội dung và hình thức hoạt động.
	1) Nội dung : Thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường.
 	2) Hình thức hoạt động : nghe đọc thư Bác Hồ và thảo luận, văn nghệ.
III/ Chuẩn bị hoạt động.
	1) Về phương tiện : ảnh Bác Hồ, khăn bàn, lọ hoa, câu hỏi.
	2) Về tổ chức: 
	- GV nêu mục đích yêu, cầu.
	- Mỗi cá nhân có một bức thư BH. 
	- GV cùng ban cán sự lớp chuẩn bị câu hỏi.
	IV/ Tiến hành hoạt động.
	1) Hoạt động mở đầu : 
	- Hát tập thể bài hát : “ Hoa thơm dâng Bác”
	- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình, ban giám khảo.
	2) Hoạt động 2: Nghe đọc thư Bác và thảo luận
	- Đại diện lớp trưởng đọc thư Bác, các tổ bốc thăm câu hỏi.
 * Câu 1: Đọc thư Bác Hồ có câu: “trước đây cha anh các em... ngày nay các em may mắn... độc lập”. Bạn có suy nghĩ như thế nào?
(đ/án: các em có may mắn được học hành đầy đủ, được gia đình, nhà nước, xã hội tạo điều kiện để học hành. Có được như vậy là nhờ sự hi sinh rất nhiều của đồng bào...).
 * Câu 2: Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sống con người? Nếu không học tập sẽ có tác hại gì đối với cá nhân và xã hội?
 (tuỳ vào câu hỏi của các đội cho điểm).
 * Câu 3: Trong thư Bác Hồ dặn học sinh cần phải làm gì? Bác mong muốn học sinh những điều gì ? để làm theo lời Bác Hồ dạy học sinh chúng ta cần phải làm gì?
	(đ/án:cố gắng siêng năng, chăm chỉ học hành, kính trọng vâng lời thầy cô)
 * Câu 4: Trong thư đã thể hiện những tình cảm của Bác với thiếu niên nhi đồng những tình cảm nào khiến em xúc động nhất?
	(đ/án : Quan tâm đến việc học tập của các em, tin tưởng, đề cao học tập)
	3) Hoạt động 3: Vui văn nghệ
- Thi hát giữa các tổ với các bài hát :
	 + Tre ngà bên lăng bác (Hàn Ngọc Bích)
	 + Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác (Hoàng Long – Hoàng Lân)
V/ Hoạt động cuối cùng :
GVCN nhận xét tinh thần tham gia của học sinh. Động viên các em cố gắng làm theo lời Bác.
Tuần : 6	Ngày soạn : 24/9/2008	
Tiết : 6 	Ngày dạy: 26/9/2008	 
Hoạt động thứ hai : 
Lễ giao ước thi đua- tiết học tốt
 I / Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh
- Hiểu thế nào là một tiết học tốt và những yêu cầu thực hiện trong tiết.
- Xác định thái độ học tập đúng đắn, rèn ý thức tổ chức, sáng tạo.
- Rèn kỹ năng ghi chép học bài, làm bài phát biểu trong giờ học.
 II/ Nội dung và hình thức.
Nội dung:
- ý nghĩa của tiết học tốt.
- Bạn làm thế nào để góp phần vào tiết học tốt, đăng kí thi đua giữa các tiết học tốt.
Hình thức :
	- Thảo luận tiết học tốt.
- Đăng kí và giao ước thi đua, văn nghệ.
 III/ Chuẩn bị hoạt động
Phương tiện hoạt đông.
- Các tổ thống nhất đăng kí nội dung tiết học tốt:
- Chuẩn bị một số câu hỏi để cả lớp thảo l ...  Câu 2: Ô có 7 chữ cái : tên bài hát gắn liền với viên phấn trắng?
	* Câu 3: Ô có 14 chữ cái: Hoa hậu Việt Nam 2004 là ai? 	(Nguyễn Thị Hiền).
	* Câu 4: Ô có 7 chữ cái : Câu đố sau nói về nhân vật nào? 
 	Ai người ra trận cưỡi voi. 
	Đánh tan Tô Định lên ngôi Vua Bà.
 	(Hai Bà Trưng).
	* Câu 5: Ô có 6 chữ cái: tên của một bài hát có câu: 
	“Lòng mẹ... như biển Thái bình”.
	 (Lòng mẹ).
 5/ Hoạt động 5: Giành cho khán giả.
	* Câu 1: Bạn hãy hát một bài hát về mẹ mà bạn thích?
 	* Câu 2: Bạn hãy hát một bài hát về cô mà bạn thích?
 	* Câu 3: “Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xa, mẹ sẽ là cành hoa
	 cho con cài lên ngực” là lời bài hát nào? (Cho con) 
 V/ Hoạt động cuối cùng: BGK tuyên bố điểm, nhận xét cuộc thi. 
 Ngày soạn: Tuần: 27
 Ngày dạy: Tiết : 27
 Xây dựng kế hoạch tham gia hội trại 26/03
 i/Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh.
	- Hiểu ý nghĩa của hội trại, tăng thêm tinh thần trách nhiệm tham gia hội trại.
	- Hứng thú với hoạt động, tích cực thảo luận bàn bạc.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung: Các dụng cụ, hình thức, địa điểm, hoạt động trại.
Hình thức : Thảo luận, phân công thực hiện.
III/ Chuẩn bị hoạt động.
1)Về phương tiện: Nội dung, kế hoạt tổ chức trại.
2)Về tổ chức:
	- GVCN nêu yêu cầu hoạt động, định hướng nội dung, phân công nhiệm vụ cụ thể.
	- Dự kiến kinh phí, chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, trò chơi.
IV/ Tiến hành hoạt động.
1) Hoạt động mở đầu :
	- Hát tập thể bài hát “ mơ ước ngày mai”.
	- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, nội dung.
2) Thảo luận:
	- Để dựng trại cần những phương tiện nào, trang trí như thế nào. 
	- Mỗi cá nhân mang những gì, tham gia các hoạt động nào.
	- Giữ gìn trật tự khi tham gia hoạt động trại ra sao.
 V/ Kết thúc hoạt động: GVCN phát biểu ý kiến.
 Ngày soạn: Tuần: 28
 Ngày dạy: Tiết : 28
rèn luyện theo gương sáng đoàn viên
 I/ Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh.
	-Hiểu rõ những phẩm chất, năng lực tốt đẹp của những gương sáng Đoàn viên tiêu
	 biểu trong chiến tranh.
	- Cảm phục và yêu mến các gương sáng.
	- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo gương sáng Đoàn viên.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung: Tên các đoàn tiêu biểu có phẩm chất tốt.
	2) Hình thức: Trao đổi, thảo luận, xây dựng kế hoạch. 
 III/ Chuẩn bị hoạt động.
	1)Về phương tiện: Tư liệu và các gương sáng.
	2) Về tổ chức: 
	- GVCN nêu mục đích, định hướng nội dung hoạt động, sưu tầm.
	- Phân công cụ thể cho từng tổ chuẩn bị các câu hỏi, người điều khiển.
 IV/ Tiến hành hoạt động.
	1)Khởi động.
	- Hát tập thể bài hát: “ Tiến lên Đoàn Viên”
	-Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
	2) Kể chuyện và thảo luận.	
	- Người điều khiển yêu cầu các tổ cử đại diện kể về các gương sáng ĐV và sau
đó cả lớp trao đổi với các câu hỏi sau:
	* Câu 1: Bạn học ở gương sáng ĐV những điều gì?
	* Câu 2: Hãy kể những phẩm chất tốt đẹp của các gương sáng ĐV mà bạn phải noi theo.
 	* Câu 3: Bạn hãy trình bày kế hoạch của bạn theo các gương sáng ĐV mà bạn học tập.
 V/ Kết thúc hoạt động. GVCN nhận xét và phát biểu ý kiến.
	Chủ điểm tháng 04	 Ngày soạn : 
	ngày dạy:
	Hoà bình và hữu nghị
 *** Mục tiêu giáo dục: giúp học sinh.
	-Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng về hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc.
	-Biết vận dụng các kiến thức đã học,để rèn luyện các khả năng sống ở mọi nơi, mọi lúc.
	-Biết tỏ thái độ đồng tình với các ứng xử có văn hoá trong đời sống hàng ngày.
Tuần 1
Di sản – di tích lịch sử với thiếu nhi
 I/ Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh.
	- Có hiểu biết về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước.
	- Biết tôn trọng có thái độ tích cực trong việc bảo vệ di sản.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động.
	1)Nội dung.
	- Hiểu thế nào là di sản, di tích lịch sử.
	- Vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản.
	2)Hình thức: Trình bày các kết quả sưu tầm.
III/ Chuẩn bị/.
	1)Về phương tiện: Các tư liệu tranh ảnh, bài viết, bài thơ,...
	2) Về tổ chức.
	- GVCN nêu yêu cầu nội dung hướng dẫn sưu tầm.
	-Cử người điều khiển, trang trí. 
IV/ Tiến hành hoạt động.
	-Từng tổ trình bày kết quả sưu tầm.
	-Sau đó người điều khiển đọc câu hỏi các đội trả lời.
	 * Câu 1: Bạn hiểu thế nào là di sản, di tích lịch sử?
	 * Câu 2: Thế nào là di sản, di tích thiên nhiên?
	 * Câu 3: Hãy kể tên những di sản văn hoá ở VN mà em biết ?
	 * Câu 4: Bạn biết những di sản nào có trên thế giới?
	- Công viên khủng long (Canađa)
	- Vạn lý Trường thành (Trung Quốc)
	- Vịnh Hạ Long (Việt Nam)
 V/ Kết thúc hoạt động. GVCN nhận xét về tinh thần thái độ tham gia của học sinh.
Tuần 2 
	Ngày soạn: 
	Ngày dạy:
Tình đoàn kết hữu nghị
I/ Yêu cầu giáo dục:
	- Hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
	- Tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị, có tinh thần ý thức sẵng sàng hợp tác với nhau.
	- Rèn kỹ năng giao tiếp xây dựng mối quan hệ.
 II/ Nội dung và hình thức hoạt động.
	1) Nội dung.
	- Đoàn kết hữu nghị là gì.
	- Vì sao phải có tình đoàn kết, làm thế nào để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị.
 	2) Hình thức hoạt động: Hái hoa dân chủ và văn nghệ.
 III/ Chuẩn bị
	1)Về phương tiện: Tranh ảnh, bài hát, bài thơ ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị.
	2) Về tổ chức.
	- GVCN phối hợp với một số giáo viên bộ môn để chuẩn bị câu hỏi.
	- Từng tổ bàn cách sưu tầm tư liệu, cử ban giám khảo, người điều khiển chương trình, trang trí.
IV/ Tiến hành hoạt động.
	 1)Hoạt động mở đầu.
	- Hát tập thể bài hát “ Thiếu nhi thế giới liên hoan”
	- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
	 2) Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ
	- Người điều khiển giới thiệu luật chơi, các tổ đại diện hái hoa.
 	* Câu 1: Em hiểu thế nào là tình đoàn kết?
	* Câu 2: Hãy nêu những biểu hiện của tình đoàn kết?
	 * Câu 3: Vì sao phải có tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, các 	dân tộc trên thế giới
	 * Câu 4: Nêu tác dụng của đoàn kết hữư nghị?
	- Củng cố hoà bình trên thế giới
	- Các dân tộc hiểu nhau hơn, giúp đỡ lẫn nhau.
	- Đảm bảo quyền con người, quyền trẻ em.
	 * Câu 5: Làm thế nào đẻ xây dựng tình đoàn kết hữu nghị?
	 * Câu 6: Hãy hát một bài hát có từ “đoàn kết”?
	 * Câu7: Theo em học sinh chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng 	chương trình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc?
	3) Hoạt động2: Văn nghệ
	- Người điều khiển chương trình mời lần lượt các tổ trình bày các tiết mục đã chuẩn bị.
	- Sau đó BGK công bố kết quả cuộc thi.
 V/ Kết thúc hoạt đông: 
	- GVCN nhận xét hoạt động trao phần thưởng.
 Tuần 3 
	Ngày soạn:
	 Ngày dạy:
HáT MừNG CHIếN THắNG 30- 04
I/ Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh.
	- Hiểu ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước.
	- Có lòng tự hào dân tộc, thái độ tôn trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh 	vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
	- Luyện tập khả năng tham gia văn nghệ.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động.
	1)Nội dung.
	- Những tấm gương hi sinh quên mình vì độc lập của đất nước. 
	- ý nghĩa quan trọng của ngày 30- 04.
	2) Hình thức : Biểu diễn văn nghệ.
III/ Chuẩn bị hoạt đông.
 	1)Về phương tiện : Một số bài hát điệu múa, câu chuyện
 	2)Về tổ chức:
	- Mỗi tổ chuẩn từ 2 đến 4 tiết mục văn nghệ.
	- Cử người điều khiển chương trình, ỷang trí.
 IV/ Tiến hành hoạt động.
	1)Hoạt động mở đầu: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
	2)Hoạt động1: Biểu diễn văn nghệ.
	- Người dẫn chương trình mời các tổ lên bd văn nghệ.
	3) Hoạt động2: Kể chuyện lịch sử.
	- Mời đại diện các tổ kể chuyện, sau đó BGK công bố điểm.
V/ Kết thúc hoạt động.
	- Tập thể lớp hát bài hát “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
	- GVCN nhận xét hoạt động.
 Tuần 4 
	Ngày soạn :
	Ngày dạy:
Hội vui học tập
I/ Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh.
	-Ôn luyện những kiến thức của các môn học, chuẩn bị tốt cho kì thi cuối năm học. Đồng thời các em trao đổi kinh nghiệm học tập.
	-Rèn kỹ năng hoạt động tập thể của cá nhân.
	-Có thái độ tích cực và hứng thú với hoạt động.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động.
	1)Nội dung:
	- Kiến thức các môn học mà cả lớp thấy chưa chắc chắn, cần cố gắng.
	- Phương pháp học tập.
	 2) Hình thức: Thi trả lời nhanh.
III/ Chuẩn bị hoạt động.
	1) Phương tiện : Phiếu các câu hỏi, phần thưởng.
	2) Tổ chức:
 * GVCN :
	- Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp.
	- Liên hệ với GV bộ môn.
	- Định hướng cho học sinh nội dung ôn tập.
 * Học sinh :
	- Cán bộ lớp bàn kế hoạch, phân công cho từng tổ.
	- Cử Ban giám khảo, người điều khiển. Phân công trang trí.
IV/ Tiến hành hoạt động.
	1) Hoạt động mở đầu: giới thiệu chương trình, đại biểu, phổ biến các yêu cầu khi tham gia.
	2) Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ
	- BGK phổ biến nội dung, yêu cầu của hội vui cách tiến hành.
	- Cho học sinh xung phong hái hoa.
	- BGK đánh giá và cho điểm.
	3)Hoạt động 2: Báo cáo kinh nghiệm học tập.
	- Người điều khiển mời những bạn đã chuẩn bị báo cáo lên trình bày trước lớp.
	- Trao đổi ý kiến của lớp.
	- Rút ra bài học kinh nghiệm.
V/ Hoạt động cuối cùng:
	- BGK công bố kết quả của từng tổ.
	- Cả lớp hát tập thể, trao phần thưởng.
 	Ngày soạn :
	Ngày dạy:
Chủ điểm tháng 5
Bác hồ kính yêu
***Mục tiêu giáo dục:
	-Nâng cao hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu đối với dân tộc, đặc biệt là tình cảm của Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng.
	-Kính trọng và yêu quí Bác Hồ, có thái độ tích cực trong việc phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ.
	-Có thói quen rèn luyện thường xuyên theo 5 điều Bác dạy. 
 Tuần 1: 
điều bác hồ dạy thiếu nhi
 I>Yêu cầu giáo dục:
	- Hiểu rõ hơn 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
	- Có thái độ tích cực thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thể hiiện trong học tập và rèn luyện hằng ngày ở trường, gia đình và ngoài xã hội.
 II/ Nội dung và hình thức.
Nội dung : Năm điều Bác Hồ dạy, những ví dụ thực tế về gương đội viên. 
Hình thức hoạt động: thi giữa các tổ, biễu diễn văn nghệ. 
 III/ Chuẩn bị hoạt động.
1) Về phương tiện.
	- Tư liệu về năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, một vài gương đội viên thực hiện tốt năm điều BH dạy.
 2) Về tổ chức. 
	- GVCN : giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp tổ chức hoạt động.
	- HS: Họp bàn xây dựng kế hoạch phân công từng tổ chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ, trang trí, ảnh Bác, lọ hoa
 IV/ Tiến hành hoạt động.
 1) Hoạt động mở đầu: 
- Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu chương trình hoạt động.
 2) Hoạt động1: Trình bày ý kiến của các tổ
Từng tổ lên trình bày ý kiến của tổ mình về năm điều Bác Hồ dạy, đồng thời giới thiệu thành tích của tổ đạt được. 
BGK chấm theo thang điểm:
	 + Nhanh nhẹn, mạnh dạn.
	 + Trình bày rõ ràng, lưu loát.
	 + Đạt được nhiều kết quả tốt trong quá trình phấn đấu.
-Xen kẽ cuộc thi một vài tiết mục của các tổ đã chuẩn bị.
-Kết thúc cuộc thi BGK công bố kết quả, phát thưởng.
V/ Kết thúc hoạt động.
- GVCN đánh giá chung về ý thức, chất lượng tham gia sưu tầm và thi giữa các tổ.
- Động viên học sinh phấn đấu rèn luyện theo những điều BH dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • dochdng lop7.doc