Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp học kì I – Năm học: 2011 - 2012

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp học kì I – Năm học: 2011 - 2012

CHỦ ĐIỂM THÁNG: 8 + 9

NGÀY HỘI TRUYỀN THỐNG

 Ngày thực hiện : 27/ 08 / 2011

 Hoạt động1: BẦU CÁN BỘ LỚP

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC :

1. Nhận thức : Giúp HS :

 - Hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này.

 - Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo để góp phần phát huy truyền thống của trường, của lớp.

 - Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.

2. Thái độ, tình cảm :

 Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.

3. Kỹ năng, hành vi :

 Có hành vi tốt trong việc lựa chọn , có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống và trong học tập.

 

doc 30 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp học kì I – Năm học: 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2011-2012
 LỚP 9B
o0o
CHỦ ĐIỂM THÁNG: 8 + 9
NGÀY HỘI TRUYỀN THỐNG
 Ngày thực hiện : 27/ 08 / 2011
 Hoạt động1: BẦU CÁN BỘ LỚP
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC : 
1. Nhận thức : Giúp HS :
	- Hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này.
	- Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo để góp phần phát huy truyền thống của trường, của lớp.
	- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.
2. Thái độ, tình cảm :
	Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
3. Kỹ năng, hành vi :
	Có hành vi tốt trong việc lựa chọn , có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống và trong học tập. 
II. NÔI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Nội dung :
	- Tổng kết hoạt động của lớp, của cán bộ lớp trong năm học vừa qua và phương hướng hoạt động năm học tới.
	- Bầu cán bộ lớp mới.
2. Hình thức :
	- Báo cáo và thảo luận.
	- Bỏ phiếu bầu cán bộ lớp hoặc lấy biểu quyết.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG :
1. Phương tiện :
	- Bản tổng kết hoạt động của lớp trong năm học lớp 8 và phương hướng hoạt động trong năm học cuối cấp THCS.
	- Một số tiết mục văn nghệ.
2. Tổ chức :
	- Cán bộ lớp họp để:
	+ Đánh giá hoạt động của lớp và cán bộ lớp trong năm học vừa qua.
	+ Thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học mới.
	+ Phân công chuẩn bị cụ thể: viết tổng kết năm cũ và phương hướng hoạt động năm học cuối cấp, điều khiển chương trình (Nhung), thư ký (Hậu), trang trí lớp (tổ1), một số tiết mục văn nghệ 
	- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến cho bản dự thảo tổng kết nói trên.
	- Mỗi học sinh chuẩn bị ý kiến đóng góp về phương hướng hoạt động của lớp và lựa chọn cán bộ lớp mới.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
 Người dẫn chương trình (Nhung)
- (Hồng Linh)
- Cả lớp.
- Người điều khiển chương trình (Nhung)
Thư ký
- Giáo viên chủ nhiệm
- Người điều khiển
1. Khởi động : Hát tập thể một bài.
2. Tuyên bố lý do.
3. Giới thiệu đại biểu.
4. Hoạt động:
a. Thảo luận:
- Đọc báo cáo về hoạt động của lớp, của cán bộ lớp trong năm học 2011-2012 ( không thực hiện điều này vì lớp 9 chia theo 2 lớp Khá-Giỏi và lớp yếu ở năm học này)
- Đọc phương hướng hoạt động trong năm học cuối cấp THCS
- Thảo luận phương hướng hoạt động trong năm học cuối cấp THCS.
b. Bầu cán bộ lớp mới:
- Nhắc lại những tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ lớp trong năm học cuối cấp THCS, sau đó đề nghị mọi người tự ứng cử và đề cử một danh sách mới.
- Bầu ban kiểm phiếu : Hải, Hậu
- Đại diện ban kiểm phiếu nói rõ thể lệ bầu.
- Tiến hành bầu (bằng biểu quyết.)
- Công bố kết quả: (Dự kiến)
Lớp trưởng : Nguyễn Thị Hồng Linh
Lớp phó học tập : Nguyễn Thị Nhung
Lớp phó văn thể mỹ: Lê Thị Mỹ Duyên
Lớp phó Lao động : Lê Đức Anh Tố
Tổ trưởng tổ 1 : Trần Thị Mỹ Chinh , tổ phó :Võ Đức Minh Dương
Tổ trưởng tổ 2 : Đặng Tố Hưng , tổ phó : Võ Hoài Mon
Tổ trưởng tổ 3 : Đinh Lê Hồng Sơn , tổ phó : Cao Thị Thanh Tuyền
 - Cán bộ lớp mới nhận nhiệm vụ. Lớp trưởng thay mặt cán bộ lớp mới nhận nhiệm vụ.
- Phát biểu ý kiến , chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp mới và giao nhiệm vụ .
c. Văn nghệ :
 Giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ của cá nhân, của tập thể.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: 
 	1. GVCN nhận xét, dặn dò, chuẩn bị cho hoạt động sau.
	Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS.
	2. Hát tập thể : Tập thể lớp hát một bài. 
Ngày thực hiện : 17 / 09 / 2011
Hoạt động2: 
THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP THCS
I./ YÊU CẦU 
- Học sinh hiểu nhiệm vụ và quyền lợi của học sinh cuối cấp THCS.
- Tự xác định trách nhiệm bản thân phải hồn thành tốt cá nhiệm vụ đó.
- Biết sử dụng các biện pháp hợp lí có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp THCS.
II./ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1./ Nội dung:
- Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh cuối cấp THCS.
- Tầm quan trọng của việc hồn thành tốt các nhiệm vụ đĩ.
- Các biện pjáp thực hiện.
2./ Hình thức:
- Trao đổi, thảo luận. Văn nghệ xen kẽ.
III./ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
1./ Tổ chức:
- G/v phổ biến yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động.
- Cán bộ lớp hội ý, phân cơng cụ thể: chương trình, dẫn chương trình, thư kí, khách mời, trang trí, phần thưởng 
- Cá nhân, nhóm, tổ chuẩn bị ý kiến, tiết mục văn nghệ
2./ Phương tiện:
- Điều 13.28.29.31 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
- Điều 36.3738.39.40 Điều lệ trường phổ thơng.
- Một số câu hỏi thảo luận:
+ Theo CƯLHQ về QTE, bạn thấy mình có những quyền gì?
+ Là hs lớp 9, bạn thấy mình cần thực hiện tốt những nhiệm vụ gì?
+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ của hs (nêu trên) có tầm quan trọng như thế nào?
+ Để thực hiện những nhiệm vụ đĩ cần cónhững biện pháp gì?
- Giấy khổ lớn, bút lơng, một số tiết mục văn nghệ.
IV./ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
Dẫn chương trình 
- Nhung
- LT: Linh
- Dẫn chương trìnhVN: 
Mỹ Duyên
1. Khởi động
Ổn định lớp, hát tập thể
2. Tuyên bố lí do
Để giúp mỗi học sinh xác định được nhiệm vụ của mình trong năm học cuối cấp THCS và có trách nhiệm phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó hôm nay lớp 9B tổ chức “ Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS”.
3. Giới thiệu đại biểu
GVCN: Nguyễn Thanh Hải; TPTĐ: Cao Hữu Phước
4. Hoạt động
 a)Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS
-Người điều khiển chương trình nêu các câu hỏi (được chuẩn bị trước)
-Học sinh thảo luận theo nhóm hoặc tổ
-Đại diện một vài nhóm(hoặc tổ) báo cáo kết quả thảo luận của nhóm hoặc tổ trước lớp 
-Người điều khiển chương trình cần gợi ý cho các bạn nói rõ thêm về ý nghĩa và biện pháp thực hiện tốt các nhiệm vụ của học sinh lớp 9; Sau đó chốt lại: nhiệm vụ của học sinh lớp 9 là phải phát huy truyền thống của trường, cụ thể là:
 +Phải hoàn thành các chương trình các môn học có kết quả tốt.
 +Phải được công nhận tốt nghiệp THCS, phấn đấu đủ điều kiện để xét tuyển vào THPT
 +Phải rèn luyện đạo đức tốt...
b)Văn nghệ
Người điều khiển văn nghệ giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ(đã phân công chuẩn bị). Cũng có thể xen kẽ với các tiết mục văn nghệ vào trong quá trình thảo luận. 
V./ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tuần sau: “THẢO LUẬN VỀ VIỆC TẶNG KỈ VẬT CHO NHÀ TRƯỜNG”
Ngày thực hiện : 24/ 9 / 2011
Hoạt động3
THẢO LUẬN VỀ KỈ VẬT LƯU NIỆM TẶNG TRƯỜNG
	I.YÊU CẦU GIÁO DỤC:
 Giúp học sinh:
Hiểu ý nghĩa của tặng kỉ vật lưu niệm cho trường của học sinh cuối cấp THCS.
Có tình cảm lưu luyến, gắn bó với trường, lớp, với thầy cô giáo và bạn bè; mong muốn để lại kỉ vật đẹp cho trường
Tích cực học tập để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp THCS.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1.Nội dung:
- Lựa chọn phương án tặng kỉ vật lưu niệm cho trường.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện.
2. Hình thức:
- Thảo luận.
- Xây dựng kế hoạch tặng kỉ vật lưu niệm cho trường.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 
1. Phương tiện hoạt động: 
- Bản dự thoả kế hoạch tặng kỉ vật lưu niệm cho trường.
- Một số tiết mục văn nghệ
	2. Tổ chức: 
	- Cán bộ lớp dự thảo kế hoạch tặng kỉ vật lưu niệm cho trường
	- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến cho bản dự thảo của cán bộ lớp
	- Mỗi học sinh chuẩn bị dự kiến về tặng kỉ vật và kế hoạch thực hiện.
	- Phân công người điều khiển chương trình, thư kí.
	- Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ
	- Phân công tổ, nhóm trang trí lớp, kê bàn ghế
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
Dẫn chương trình 
 - Nhung.
- Linh. 
- Mỹ Duyên
Khởi động
Ổn định tổ chức lớp, Hát tập thể,
Tuyên bố lí do
Năm học 2011 – 2012 các em học lớp cuối cấp THCS. Trước khi rời khỏi mái trường thân yêu của mình cần để lại những kĩ vật tặng cho trường đó là vấn đề các em cần bàn bạc hôm nay.
Giới thiệu đại biểu
GVCN: Nguyễn Thanh Hải
TPTĐ: Cao Hữu Phước (Nếu có)
Hoạt động
 a) Thảo luận về tặng kỉ vật lưu niệm cho trường
 - Cán bộ lớp trình bày ý nghĩa và một số hình thức tặng kỉ vật cho trường ví dụ như: 
 + Trồng cây lưu niệm 
 + Mua ghế đá.
 + Xây dựng bồn hoa lưu niệm
 - Lớp thảo luận, phân tích để chọn một hình thức kỉ vật phù hợp với trường mình.
 b) Xây dựng kế hoạch thực hiện:
 - Cả lớp thảo luận để:
 + Xác định mục tiêu cần đạt là gì?
 + Những công việc cần làm để đạt mục tiêu đó?
 + Thời gian thực hiện trong bao lâu và khi nào bắt đầu?
 + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, nhóm, tổ hoặc từng cá nhân, nhóm, tổ xung phong đảm nhận.
 - Thư kí thông qua kế hoạch thực hiện.
 - Người điều khiển chương trình chốt lại kỉ vật đã chọn và nhắc nhở cả lớp thực hiện theo kế hoạch và nhiệm vụ đã phân công.
 c) Văn nghệ 
 Người điều khiển văn nghệ giới thiệu các tiết mục văn nghệ của cá nhân và tập thể.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: 
	 - GVCN nhận xét, dặn dò.
	 - Hát tập thể
VI./ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM T 8 + 9:
1./ Học sinh tự đánh giá:
TỐT	 	 KHÁ	 	 TRUNG BÌNH	 	 YẾU
2./ Tổ học sinh tự đánh giá, xếp loại:
TỐT	 	 KHÁ	 TRUNG BÌNH	 YẾU
3./ Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại:
TỐT	 	 KHÁ	 TRUNG BÌNH	 YẾU
..
CHỦ ĐIỂM THÁNG: 10
TIẾP LỬA TRUYỀN THỐNG
Ngày thực hiện : 15/ 10 / 2011
HOẠT ĐỘNG 1: 
THI TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ ( năm 1945 và 1968)
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
 Giúp học sinh:
- Nhận thức được sự quan tâm của Bác Hồ về quyền được học tập, quyền được hưởng giáo dục của mọi học sinh và thấm nhuần lời dạy trong thư của Bác.
- Kính yêu Bác, trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác dành cho các em.
- Biết thực hiện lời dạy của Bác để học tập tốt, rèn luyện tốt
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
 1. Nội dung:
- Những lời dạy của Bác được thể hiện trong thư Bác gửi học sinh nhân ngày khai trường của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành giáo dục tháng 10 năm 1968
- Các quyền trẻ em được Bác Hồ quan tâm trong nội dung thư Bác
2.Hình thức hoạt động:
- Thi tìm hiểu nội dung thư Bác gửi cho học sinh 
- Thảo luận về ý nghĩa những lời dạy của Bác trong thư, liên hệ với ý nghĩa của điều 28, 29 của Cơng ước Quốc Tế liên quan đến thư Bác .
- Trị chơi giải ơ chữ và một số tiết mục văn nghệ
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG :
1. Về phương tiện hoạt động:
-Thư Bác gửi cho học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ tháng 9 năm 1945
-Thư Bác Hồ gửi ngành giáo dục tháng 10 năm 1968
- Điều 28,29 , Cơng ước Liên Hợp về Quốc tế
 	+ Điều 28: các quốc gia thành viên uỷ nhiệm của trẻ em được học hành và để đạt được việc thực hiện quyền này trên cơ sở có cơ hội bình đẳng, đặc biệt phải thi hành giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn cĩ và miễn phí cho mọi người, khuyến khích các hình thức giáo dục trung học khác nhau, kể cả giáo dục phổ thơng dạy nghề, làm cho các hình thức giáo dục này có sẵn và đến được với mọi trẻ em, thi hành các biện pháp thích hợp như thực hiện giáo dục không mất tiền và t ... Ngày thực hiện: 24/03/2012.
Hoạt động2: 
SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN
I./ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Tiếp tục phát huy khả năng văn nghệ của lớp có thể biểu diễn dưới nhiều hình thức.
- Khai thác, tìm hiểu thêm nhiều bài hát về Đoàn
- Khắc sâu ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26-3.
II./ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1./ Nội dung:
- Những bài hát, bài thơ cĩ nội dung sáng tác về Đoàn, Hội, các hoạt động của đồn viên thanh niên trong mọi thời kì.
- Những sáng tác tự biên của học sinh về nội dung trên.
2./ Hình thức:
- Thi biểu diễn giữa các tổ – đội.
- Thi hát đố chữ, hát ghép bài 
III./ CHUẨN BỊ:
1./ Tổ chức:
- Hội ý cán bộ lớp thống nhất nội dung, chương trình; phân công nhiệm vụ từng tổ, người dẫn chương trình, khách mời, ban giám khảo, phần thưởng, trang trí, 
- Các tổ, đội phân cơng sưu tầm câu đố - bài hát, luyện tập biểu diễn 
2./ Phương tiện:
- Các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm  ca ngợi Đoàn TNCS, Hội TNVN, tuổi trẻ xây dựng – bảo vệ tổ quốc 
- Các câu hỏi đố vui, trị chơi hát chữ (thách đố)
- Phần thưởng.
IV./ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
- Hát tập thể: “Đoàn ca”
- NDCT tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình, ban GK.
- Các tổ, đội lần lượt biểu diễn theo đăng kí.
- Chơi trị chơi đố vui, thách đố hát chữ,
- Ban giám khảo làm việc: chấm điểm, tổng kết, công bố kết quả.
- Đại biểu, GVCN phát thưởng, phát biểu ý kiến.
V./ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét buổi sinh hoạt.
VI./ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM THÁNG 3:
1./ Học sinh tự đánh giá:
TỐT	 	 KHÁ	 	TRUNG BÌNH	 YẾU
2./ Tổ học sinh tự đánh giá, xếp loại:
TỐT	 	 KHÁ	 	TRUNG BÌNH	 YẾU
3./ Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại:
TỐT	 	 KHÁ	 	TRUNG BÌNH	 YẾU
CHỦ ĐIỂM THÁNG: 4
THÁNG TƯ LỊCH SỬ - VANG MÃI NGHÌN THU
Ngày thực hiện: 14/04/2012.
Hoạt động1: 
SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY 
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30-4
I.YÊU CẦU GIÁO DỤC: 
Giúp HS:
1.Nhận thức:
-Tự hào về ngày lịch sử của dân tộc, từ đó xác định rõ trách nhiệm của HS trong việc góp phần xây dựng quê hương đất nước bằng việc học tập tốt.
2.Thái độ, tình cảm:
-Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập.
3.Kĩ năng, hành vi:
-Rèn kĩ năng tham gia và tổ chức hoạt động văn nghệ của lớp..
II.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 
1.Nội dung:
-Ca ngợi giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của Ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước; ca ngợi những tấm gương hi sinh quên mình của những cá nhân và tập thể, của các binh chủng quân đội  
2.Hình thức:
-Biểu diễn văn nghệ.
-Trình bày tiểu phẩm.
III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 
1.Phương tiện hoạt động:
-Bài hát, bài thơ, tiểu phẩm.
-Các nhạc cụ (nếu có).
-Khẩu hiệu trên bảng “Mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền nam 30-4”, khăn trải bàn, lọ hoa
2.Tổ chức:
-Mỗi tổ chuẩn bị 3 hoặc 4 tiết mục văn nghệ theo các thể loại khác nhau như: hát, đọc thơ, kể chuyện, tiểu phẩm  Báo cáo cho cán bộ lớp về số tiết mục của tổ để tập hợp xây dựng chương trình.
-Cán bộ lớp sắp xếp các tiết mục đăng kí của tổ và xây dựng chương trình biểu diễn.
-Phân công người điều khiển chương trình, nhóm trang trí lớp, mời đại biểu.
IV.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
Cả lớp.
-Lớp trưởng.
-Cá tổ dự thi.
-Ban giám khảo.
-Tổ.
-GVCN
I.Khởi động: 
Cả lớp hát tập thể một bài.
II.Các hoạt động: 
Biểu diễn văn nghệ: 
-Người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ lên biểu diễn.
-Trong quá trình biểu diễn, có thể xen kẽ bằng những câu đố vui để thay đổi bầu không khí hoạt động, kích thích sự tham gia của cả lớp. 
III.Kết thúc hoạt động: 
-GVCN nhận xét tiết sinh hoạt.
Ngày thực hiện: 28/04/2012.
Hoạt động2: 
TỔ CHỨC HỘI VUI HỌC TẬP.
I.Yêu cầu giáo dục: 
Giúp HS:
1.Nhận thức:
-Thi đua học tập trong tháng cuối năm để đạt kết quả tốt nhất trong kì thi HK và xét tốt nghiệp THCS.
2.Thái độ, tình cảm:
-Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập.
3.Kĩ năng, hành vi:
-Biết thêm được những cách thức mới trong học tập, trong ôn thi HK.
II.Nội dung và hình thức hoạt động: 
1.Nội dung:
-Kiến thức của một số môn học mà kết quả đạt được chưa cao ; hoặc kiến thức của mhững môn học do lớp quyết định chọn để đưa vào hoạt động ôn tập.
2.Hình thức:
-Thi giải câu đố, thi giải nhanh bài tập, tình huống ứng xử, sự kiện lịch sử của dân tộc
-Hoạt động theo tổ.
III.Chuẩn bị hoạt động: 
1.Phương tiện hoạt động:
-Hệ thống các câu hỏi, câu đố bài tập, tình huống  phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng.
-Phần thưởng (nếu có).
2.Tổ chức:
-Lựa chọn những môn học sẽ được đưa vào danh sách để xây dựng câu hỏi, bài tập, tình huống v.v Định hướng cả lớp vào việc chuẩn bị nội dung cho hoạt động “Hội vui học tập”.
-Tập hợp một số HS khá giỏi của lớp để xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, tình huống  
-Thông qua GVCN để xin ý kiến GVBM nhằm hoàn thiện nội dung các câu hỏi, bài tập khó, đồng thời giúp HD đáp án trả lời.
-Chia tổ dự thi theo tổ trong lớp. Phân công người điều khiển: Lớp trưởng.
-Biểu điểm.
-Cử ban giám khảo.
-Mời GVBM tham gia.
-Phân công người trang trí lớp, chuẩn bị phần thưởng.
IV.Tiến trình hoạt động: 
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
Cả lớp.
-Lớp trưởng.
-Cá tổ dự thi.
-Ban giám khảo.
-Tổ.
I.Khởi động: 
Cả lớp hát tập thể một bài.
II.Các hoạt động: 
a)Thi giải câu đố.
-Người điều khiển chương trình ra hiệu lệnh bắt đầu thi.
-Đại diện tổ lên bắt thăm một câu hỏi, đọc to cho các nhóm khác cùng nghe. Các nhóm thực hiện trong 1 phút. Nhóm nào có tín hiệu trước thì được quyền trả lời đầu tiên. Nếu trả lời sai, nhóm khác trả lời thay. Điểm số chỉ được tính cho nhóm trả lời đúng.
-Biểu điểm do bam giám khảo quyết định và công khai cho toàn lớp biết ngay sau khi trả lời câu hỏi.
-Sau cùng ban giám khảo tồng kết và thông báo kết quả thi.
b)Văn nghệ.
-Từng tổ lên trước lớp biểu diễn tiết mục đã chuẩn bị 
III.Kết thúc hoạt động: 
-GVCN nhận xét tiết sinh hoạt.
V./ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM THÁNG 4:
1./ Học sinh tự đánh giá:
TỐT	 	 KHÁ	 TRUNG BÌNH	 YẾU
2./ Tổ học sinh tự đánh giá, xếp loại:
TỐT	 	 KHÁ	 TRUNG BÌNH	 YẾU
3./ Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại:
TỐT	 	 KHÁ	 TRUNG BÌNH	 YẾU
CHỦ ĐIỂM THÁNG: 5
MỪNG ĐỘI TA VỮNG MẠNH
Ngày thực hiện: 05/05/2012.
Họat động 1: Thảo Luận Về Chủ Đề “Bác Hồ Với Thanh Niên”.
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: 
GIÚP HS:
1.Nhận thức:
-Hiểu được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ đối với thanh niên trong việc phát triển tài năng và nhân cách.
2.Thái độ, tình cảm:
Tự hào, trân trọng và ghi nhớ những lời Bác Hồ dạy đối với thanh niên.
3.Kĩ năng, hành vi:
-Xác định trách nhiệm của thanh niên HS trong việc góp phần thực hiện lời di chúc của Bác Hồ
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 
1.Nội dung:
-Những lời dạy ân cần của Bác Hồ đối với thanh niên.
-Trách nhiệm của HS lớp 9 trong việc thực hiện lời dạy của Bác Hồ, chuẩn bị cho việc tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc vào các trường THCN – dạy nghề hay đi vào cuộc sống lao động.
2.Hình thức:
-Thảo luận, phát biểu cảm tưởng.
-Báo cáo kết quả tìn hiểu.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 
1.Phương tiện hoạt động:
-Báo cáo kết quả sưu tầm những lời Bác Hồ dạy, truyện ngắn nói lên tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ đối với thanh niên.
-Điều 12, 13, 14, 15  Công ước liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
-Bài phát biểu cảm tưởng.
-Một số bài hát, nhạc cụ (nếu có).
2.Tổ chức:
-Xây dựng nội dung chương trình thảo luận; phát động cả lớp sưu tầm, tìm hiểu nội dung theo định hướng đã được thống nhất.
-Tập hợp các báo cáo kết quả sưu tầm, lựa chọn một số bài viết hay, có chất lượng tốt để làm nòng cốt cho buổi thảo luận.
-Phân công ngườu điều khiển chương trình, thư kí.
-Cử nhóm trang trí lớp.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 
Nội dung hoạt động
I.Khởi động: 
-Cả nhóm hát tập thể một bài.
II.Các hoạt động: 
*Thảo luận chung cả lớp:
Người điều khiển chương trìng nêu vấn đề cần thảo luận. Chẳng hạn như: 
Bạn cho biết, Bác Hồ đã có câu nói nào về vai trò xung kích đi đầu của thanh niên ?
Đáp án: Đó là câu “Việc gì cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”
Hãy đọc 4 câu thơ của bácv
Hãy đọc 4 câu thơ của Bác Hồ nói về tinh thần quyết tâm của thanh niên trong mọi công việc ?
Đáp án: “Không có việc gì khó
 Chỉ sợ lòng không bền
 Đào núi và lấp biển
 Quyết chí ắt làm nên”
Điều 15 của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em quy định rằng, trẻ em có quyền gặp gỡ bạn bè và gia nhập hay thành lập các hiệp hội. Bạn hiểu điều nầy như thế nào ?
Đáp án: Điều này có nghĩa là các em có quyền có có các tổ chức riêng của mình. Tuy nhiên, trong việc nầy có sự giúp đỡ, chỉ dẫn của thầy, cô giáo, cha mẹ, người lớn để bảo vệ trẻ em tránh khỏi những tình huống (hoặc cá nhân) có ảnh hưởng xấu đến trẻ em.
Trong thư nói về công tác Trần Quốc Toản, Bác Hồ có gơi ý thiếu nhi cách lập các tổ chức nhỏ tuổi ? Bạn có thể cho biết gơi ý đó của Bác ?
Đáp án: Bác viết : “Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một đội giúp nhau học hành. Khi rảnh rỗi, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào”.
 Gợi ý nầy của Bác giúp ta thấy rõ : trẻ em có quyền có các tổ chức của riêng mình.
III.Kết thúc hoạt động: 
-GVCN nhận xét tiết sinh hoạt.
Ngày thực hiện: 19/05/2012.
Họat động 1: VĂN NGHỆ MỪNG SINH NHẬT BÁC 	 
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:
- Có thêm hiểu biết về cuộc đời của Bác Hồ kính yêu, nhất là thời thiếu niên của Bác. 
- Bồi dưỡng thái độ tôn trọng, kính yêu tự hào của Bác Hồ vĩ đại.
- Rèn luyện kỹ năng tham gia văn nghệ của TT.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung:
- Cuộc đời và công lao to lớn của BH đối với dân tộc nói chung và với thiếu niên nói riêng.
- Tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng.
2 . Hình thức hoạt động:
- Thi văn nghệ giữa các tổ xen kẽ là các câu hỏi về cuộc đời của Bác.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Về phương tiện hoạt động:
- Các tiết mục văn nghệ
- Các câu hỏi.
2. Về tổ chức:
- Người dẫn chương trình
- Thư kí
- Trang trí lớp
- Chuẩn bị phần thưởng
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp: 
2. Giới thiệu 
3. Tiến hành các hoạt động
- Trình bày các văn nghệ đã chuẩn bị
- Trả lời câu hỏi:
+ Tên khai sinh của Bác Hồ?
+ Tên gọi khác của Làng Kim Liên?
+ Lời dạy “Non sông Việt Nam có trở nên” của Bác Hồ nói trong hoàn cảnh nào?
- Trò chơi: Đi lâu hơn, nhiều hơn, vừa đi vừa thực hiện bài hát có tên Bác Hồ.
4. Công bố kết quả
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- GVCN phát thưởng và nhận xét buổi sinh hoạt
- Dặn dò
- Các tổ chuẩn bị đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm tháng 5
- Chuẩn bị cho nội dung cuối năm
- Kiểm điểm cá nhân ở HKII
- Tổng kết điểm thi đua giữa các tổ	
VI./ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM THÁNG 5:
1./ Học sinh tự đánh giá:
TỐT	 	 KHÁ	 TRUNG BÌNH	 YẾU
2./ Tổ học sinh tự đánh giá, xếp loại:
TỐT	 	 KHÁ	 TRUNG BÌNH	 YẾU
3./ Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại:
TỐT	 	 KHÁ	 TRUNG BÌNH	 YẾU

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HDNG LL 9 (2011-2012).doc