Chủ Đề 1: Ý NGHĨA TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học.
- Nêu được dự dịnh ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.
- Bước đầu có ý thức chọn nghế có cơ sở khoa học.
2. Kĩ năng:
- HS hiểu được dự định ban đầu lựa chọn hướng đi sau khi hoàn thành chương trình THCS
3. Thái độ:
- Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học.
II. Phương pháp
- Thảo luận tìm hiểu các nội dung
III. Chuẩn bị :
Tìm hiểu nội dung :
- Cơ sở khoa học của việc chọn nghề
- Những nguyên tắc chọn nghề
- Ý nghĩa của việc chọn nghề
Ngày: 6/9/2007 Chủ Đề 1: ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học. - Nêu được dự dịnh ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS. - Bước đầu có ý thức chọn nghế có cơ sở khoa học. 2. Kĩ năng: - HS hiểu được dự định ban đầu lựa chọn hướng đi sau khi hoàn thành chương trình THCS 3. Thái độ: - Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học. II. Phương pháp - Thảo luận tìm hiểu các nội dung III. Chuẩn bị : Tìm hiểu nội dung : - Cơ sở khoa học của việc chọn nghề - Những nguyên tắc chọn nghề - ý nghĩa của việc chọn nghề IV. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 GV: Nêu vấn đề Khi chọn nghề cần dựa vào: - Sức khoẻ - Tâm lí - Phương diện sinh sống Vậy các em hãy nêu hướng chọn nghề của em? vì sao? Hoạt động 2 GV cho HS đọc " Ba câu hỏi khi chọn nghề" GV: Hướng dãn HS thảo luận HS thảo luận câu hỏi 1 GV: Hướng dẫn HS phân tích đưa ra ý kiến của mình. GV: Nêu câu hỏi 2 GVcho HS thảo luận câu hỏi 2 và đưa ra ý kiến của mình GV: Kết luận GV: Nêu câu hỏi 3 GV hướng dẫn thảo luận câu hỏi GV: kết luận GV: Mối quan hệ chặt chẻ giữa ba câu hỏi thể hiện ở chỗ nào? Tại sao? Có cần thêm yếu tố nào nào nữa ngoài các câu hỏi đã trả lời ở trên không? GV: Vậy em hiểu thế nào về nguyên tắc chọn nghề? GV: Gợi ý cho HS lấy ví dụ để chứng minh rằng không được vi phạm ba nguyên tắc trên. GV: Lấy một số mẫu chuyện đã sảy ra trong cuộc sống về những câu truyện chọn nghề trong đó cố nêu lên vai tỳo của hứng thú và năng lực nghề nghiệp. GV: CHo HS ghi nhớ phần SGV tr11 Hoạt động 3 GV cho HS tự nêu ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học. GV tóm tắt 4 ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học GV cho HS thảo luận nhóm - Mỗi nhóm rút thăm phiếu trình bày ý nghĩa của việc chọn nghề - Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng trình bày GV cho các nhóm nhận xét đánh giá Hoạt động 4 GV: Nêu yêu cầu của trò chơi _ Phát phiếu cho từng nhóm tìm những bài hát , bài thơ , truyện nói về nhiệt tình lao động xây dựng đất nước trong những nghề khác nhau theo mẫu .GV yêu cầu HS hát hoặc ngâm những bài hát hoặc thơ vừa tìm được Hoạt động 5 GV: Cho HS viết bài thu hoạch Đề bài 1. Em nhận thức được những gí qua buổi GD hướng nghiệp? 2. Em hãy nêu ý kiến của mình : - Em thích nghề gì? - Những nghề nào phù hợp với khả năng? - Hiện nay ở quê hương em nghề nào đang cần nhân lực 1. Cơ sơ khoa học của việc chọn nghề HS: nghe và thảo luận theo câu hỏi 2. Tìm hiểu ba nguyên tắc chọn nghề HS nêu lại câu hỏi 1 a. Tôi thích làm nghề gì? - Muốn làm nghề gì trước hết bản thân phải thích và có hứng thú với công việc đó, nếu không thích thì không chọn b. Tôi làm được nghề gì? - Kiểm tra năng lực và năng khiếu của mình - Có nghề mình thích nhưng không làm được, có nghề mình không thích nhưng vẫn phải làm vì nhiều yêu cầu khác nhau của cuộc sống c. Tôi càn làm nghề gì? HS đọc thông tin trong tài liệu - Phải căn cứ vào những mục tiêu phát triển kinh tế - XH. Thể hiện ở chỗ: Lựa chọn nghề phải: Thích nghề, phải hợp với năng lực, nhu cầu và phát triển KT- XH - Khi trả lời được các câu hỏi trên ta đã hiểu được nguyên tắc chọn nghề - Không chọn những nghề mà bản thân không thích. - Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện, tâm lí , thể chất. - Không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển KT- XH. HS lấy ví dụ minh hoạ 3. ý nghĩa của việc chọn nghề a. ý nghĩa kinh tế: - Đẩy mạnh tiến độ CNH- HĐH đất nướ- Thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, XH công bằng, dân chủ và văn minh. - Từng bước xây dựng nền kinh tế phát triển. b. ý nghĩa xã hội c. ý nghĩa giáo dục d. ý nghĩa chính trị HS thảo luận và báo cáo theo nhóm Tổ chức trò chơi HS: Thảo luận để tìm hiểu theo yêu cầu của phiếu Bài hát Bài thơ Truyện .................... .................... ..................... ................... ................... ................... ................... ................... ................... Đánh giá kết quả của chủ đề HS viết bài thu hoạch vào giấy V. Hướng dẫn HS chuẩn bị chủ đề tiếp theo - Tìm hiểu định hướng phát triển KT- XH của đất nước và địa phương. Ngày : 2/10/2007 Chủ Đề 2: định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước I. Mục tiêu - Biết được một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển KT- XH đất nước đặc biệt là của địa phương. - Kể tên được một số nghề của các lĩnh vực KT của địa phương. - Quan tâm các lĩnh vực lao động cần phát triển. - Một số đặc điểm của quá trình phát triển KT- XH của nước ta trong quá trình CNH- HĐH đất nước. - Nhu cầu việc làm hiện đại của địa phương. II. Phương pháp: - Thảo luận tìm hiểu nội dung. III. Phương tiện dạy học 1. Chuẩn bị của GV: - Tìm hiểu kế hoạch phát triển KT- XH của địa phương - Tìm hiểu kế hoạch phát triển KT- XH của đất nước qua"Văn kiện Đại Hội Đảng" 2. Chuẩn bị của HS - Tìm hiểu sự phát triển KT- XH của địa phương IV. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 GV: Theo em muốn chọn nghề thì cần dựa vào đâu? và muốn làm tốt nghề thì phải làm gì? GV: Gọi HS nhận xét đánh giá qua điểm số Hoạt động 2 : .Đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước GV: Giới thiệu phương hướng và chỉ tiêu phát triển KT - XH đất nước giai đoạn 2005- 2020 . GV: Giới thiệu phương hướng về chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương về các lĩnh vực. GV: Đối với nông nghiệp thì như thế nào? GV: Đối với công nghiệp thì như thế nào? GV: Đối với GD - Y tế - Văn hoá như thế nào? GV: cho HS thảo luận liên hệ ở địa phương. Huyện , xã về chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2001 - 2010. Hoạt động 3: . Thế nào là CNH - HĐH đất nước GV: Giải thích được thế nào là CNH - HĐH đất nước. yêu cầu làm rõ hai ý: - Quá trình công nghiệp hoá đòi hỏi ứng dụng những công nghệ mới để làm cho sự phát triển KT- XH đạt được tốc độ cao hơn, tăng trưởng nhanh hơn , bền vững hơn. GV: yêu cầu HS lấy ví dụ - Qúa trình CNH tất yếu dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu KT - XH, sự phát triển KT- XH của địa phương phải theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu KT. GV: yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ về chuyển dịch cơ cấu KT. Hoạt động 4 : Bốn lĩnh vực công nghệ trọng điểm GV: Trình bày bốn lĩnh công nghệ trọng điểm GV: Hãy nêu ý nghĩa của vấn đề phát triển của bốn lĩnh vực này? GV: Cho HS ghi nhớ phần ghi nhớ ở SGV. Hoạt động 5 : Đánh giá kết quả của chủ đề GV: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi vào giấy. - Thông qua chủ đề này em cho biết vì sao chúng ta cần nắm được phương hướng phát triển KT- XH của địa phương và cả nước. Kiểm tra HS: Trả lời HS nhận xét đánh giá HS: Lắng nghe giới thiệu - Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp + Sử dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp như: sản xuất gạo, cà phê, rau quả, chăn nui... nhằm cạnh tranh với thị trường nước ngoài. + Đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu. + Đẩy mạnh việc đổi mới khâu chế biến nông, lâm, hải sản. + ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra giống mới. HS nghe giới thiệu và tham gia xây dựng ý kiến HS: thảo luận và xây dựng ý kiến của mình HS: chú ý lắng nghe GV giới thiệu HS: thảo luận lấy ví dụ HS: chú ý lắng nghe GV giới thiệu HS: thảo luận lấy ví dụ HS: Lắng nghe và ghi nhớ - Công nghệ thông tin - Công nghệ sinh học - Công nghệ vật liệu mới - Công nghệ tự động hoá HS: Thảo luận và trả lời: - Tạo ra bước nhảy vọt về kinh tế, tạo điều kiện để " Đi tắt đón đầu " sự phát triển chung của khu vực và thế giới. HS: Ghi nhớ Để phát huy lợi thế của nước đi sau, cùng với việc tìm các giải pháp công nghệ phù hợp để đồng bộ hoá, nâng cấp, hiện đại hoá có chọn lọc cơ sở vật chất - KT hiện có, với tiềm lực khoa học và công nghệ đã tạo dựng được, Việt Nam cần và có thể chủ động lựa chọn và phổ cập một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chọn bốn lĩnh vực công nghệ then chốt làm nền tảng cho phát triển khoa học và công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng hiện đại hoá, hoà nhập với trào lưu của thế giới. HS: Thực hiện vào giấy V. Hướng dẫn học ở nhà: - Giới thiệu HS tài liệu tham khảo - Giao nhiệm vụ tìm hiểu chủ đề 3. Ngày 2 / 11 / 2007 Chủ đề 3: thế giới nghề nghiệp quanh ta I. Mục tiêu: - HS thấy được tính đa dạng phong phú và phát triển của thế giới nghề nghiệp, biết cách tìm hiểu thông tin nghề. - Kể tên một số nghề đặc trưng cho tính đa dạng phong phú của thế giới nghề. - Biết phân loại nghề thường gặp. II. Phương pháp: - Trao đổi thảo luận và tìm hiểu nội dung. III. Phương tiện: 1. Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu nội dungchủ đề và tìm tài liệu tham khảo có liên quan. - Chuẩn bị phiếu học tập cho các nhóm: Liệt kê một số nghề, không theo một nhóm nào để HS phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động. - Chuẩn bị câu hỏi cho HS thảo luận về cơ sở khoa họccủa việc chọn nghề. 2.Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu các nghề ở địa phương. IV. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Kiểm tra GV: Kể tên một só lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương mà em biết? cho ví dụ. GV: Gọi một HS lên bảng trả lời câu hỏi GV: Gọi HS nhận xét đánh giá qua điểm số. Hoạt động2 : .Tính đa dạng phong phú của thế giới nghề nghiệp quanh ta. GV: Cần sản xuất một đồ vật chẳng hạn chiếc xe đạp ta cần làm những công việc gì? GV: Để có sản phẩm con người cần làm như thế nào? GV: Từ các hoạt động sản xuất trênvà căn cứ vào đâu để có một nghề? GV: Phát phiếu học tập cho HS theo nhóm để thảo luận và trả lời câu hỏi. Hãy kể tên một số nghề mà em biết (Có thể giới hạn số nghề và thời gian) GV: Yêu cầu HS đại diện nhóm lên bảng trình bày. GV: Cho các nhóm nhận xét lẫn nhau có đánh giá. GV: Chốt lại: Cả lớp đã kể được bao nhiêu nghề vậy đã hết chưa? Nước ta có bao nhiêu nghề? Thế giới có bao nhiêu nghề? Tình huống các em đã kể hết những nghề ở địa phương vậy có nghề mới xuất hiện không? Vì sao? GV: Các nghề được hình thành như thế nào? GV: Cho HS thảo luận câu hỏi này GV: Danh mục nghề đào tạo của một quốc gia có thay đổi không? Vì sao? GV: Danh mục nghề đào tạo của các quốc gia khác nhau hay giống nhau? Vì sao? GV: Trong mỗi nghề được chia nhỏ thành chuyên môn khác nhau: Ví dụ: Nghề dạy học có GV dạy Toán, GV dạy Văn... GV: Từ những kiến thức trên em có kết luận gì về tính đa dạng phong phú của "Thế giới " nghề xung quanh chúng ta. GV: Cho HS đọc phần tóm lại trong SGV GV: Dưa ra một số nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau từ đó cho biết một số nhóm nghề thuộc nhóm ( lĩnh vực) Hoạt động 3: Phân loại nghề GV: Có mấy cách phân loại nghề GV: Em hãy cho biết một số nghề theo hình thức lao động? GV: Cho HS xây dựng sau dố chốt lại có 10 nhóm nghề thuộc lĩnh vực quản lí lãnh đạo. - Có 23 nhóm nghề thuộc lĩnh vự ... ồm: Tên trường, truyền thống của trường, địa điểm trường, số điện thoại, số khoa tên từng khoa, đối tượng được tuyển vào trường, các môn tuyển sinh, khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp. - Sưu tầm tài liệu , hình ảnh của một số trường làm tài liệu minh hoạ. Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu các nội dung của chủ đề IV. Tổ chức hoạt động của chủ đề Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Lao động qua đào tạo và lao động không qua đào tạo GV giới thiệu khái niệm lao động qua đào tạo và lao động không qua đào tạo. - Lao động qua đào tạo là lao động của một nghề đã được đào tạo qua trường THCN và đào tạo nghề hoặc đào tạo nghề gia truyền trong gia đình ... GV yêu cầu lấy ví dụ nghề qua đào tạo: - Lao động của nghề không qua đào tạo gọi là lao động không qua đào tạo. GV yêu cầu lấy ví dụ nghề không qua đào tạo: - Hiện nay lực lượng lao động ở nước ta chủ yếu là loại lao động ntn? - Nước nào có trình độ khoa học công nghệ nâng cao, dân cư phân bố đồng đều thì số người lao động qua đào tạo tăng. - Hiện nay nước ta có khoảng bao nhiêu lao động qua đào tạo và không qua đào tạo? GV gọi HS thảo luận câu hỏi và trả lời. - Lao động qua đào tạo có vai trò như thế nào đối với sản xuất, điểm nào ưu việt hơn so với lao động không qua đào tạo? GV cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi này. Hoạt động 2: Thảo luận về lao động qua đào tạo và không qua đào tạo GV phát phiếu học tập cho HS Nội dung câu hỏi: Câu 1. Lao động qua đào tạo có vai trò như thế nào đối với sản xuất? Câu 2. Lao động qua đào tạo có ưu việt hơn so với lao động không qua đào tạo? GV tổng hợp ý kiến của HS câu trả lời đối với hai câu hỏi thảo luận để thống nhất câu trả lời. Hoạt động 3: Mục tiêu của hệ thống trường THCN GV giới thiệu mục tiêu đào tạo của hệ thống THCN dạy nghề và tiêu chuẩn xét tuyển vào trường. Trong quá trình đó GV làm nổi bật được mục tiêu đào tạo của hệ thống THCN dạy nghề là: Đào tạo người lao động có kĩ thuật kĩ năng nghề nghiệp phổ thông, công nhân kĩ thuật, nhân viên phục vụ ... - Đối tượng tuyển sinh từ THCS trở lên. Hoạt động 4: Tìm hiểu trường THCN và trường dạy nghề GV chọn một số trường THCN và dạy nghề của TW và địa phương có trên địa bàn. GV yêu cầu HS tìm hiểu một số trường với nội dung yêu cấu sau: Tên trường , truyền thống của trường Địa điểm, số điện thoại Số khoa, tên khoa Đối tượng tuyển sinh Các môn thi ( tay nghề được đào tạo, đối với trường được dạy nghề ) Khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp ra trường HS: Lấy ví dụ nghề qua đào tạo HS: Lấy ví dụ nghề không qua đào tạo HS: Hiện nay lực lượng lao động ở nước ta chủ yếu là loại lao động không qua đào tạo. Lực lượng này chủ yếu ở nông thôn và miền núi ... HS thảo luận và trả lời HS thảo luận và trả lời HS thảo luận theo nhóm sau đó đại diện nhóm trình bày. HS tìm hiểu các trường GV yêu cầu với các nội dung nêu trên. V. Đánh giá kết quả của chủ đề GV gọi HS phát biểu một số cảm nhận sau khi tiếp thu chủ đề này. VI. Hướng dẫn HS chuẩn bị Hoàn thành nội dung yêu cầu của hoạt động 4 Tìm hiểu chủ đề 8 Ngày soạn: 9/03/2008 Chủ đề 8 : Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS Mục tiêu Biết được các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS Biết lựa chọn hướng đi thích hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp THCS. Có ý thức lựa chọn một hướng đi và phấn đấu để đạt được mục đích. Phương pháp Hướng dẫn HS thảo luận Phương tiện dạy học Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu kĩ phần nội dung cơ bản, đọc tài liệu tham khảo, sưu tầm một số mẫu truyện về một số gương học tập và lao động. Chuẩn bị của HS Tham khảo ý kiến của phụ huynh về hướng đi cho con sau khi tốt nghiệp THCS. Chuẩn bị một số câu chuyện trong sách báo, truyện về những gương điển hình và vượt khó trong cuộc sống và học tập. Tổ chức hoạt động của chủ đề Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Kiểm Tra bài cũ Cho biết tính đa dạng và phong phú của thế giới nghề nghiệp quanh ta? GV gọi HS lên bảng trả lời GV cho HS nhận xét đánh giá. Hoạt động 2 : Giới thiệu chủ đề GV: Giới thiệu - Mỗi con người đều có quyền được học tập và lao động. - ý muốn chủ quan của con người về nghề nghiệp - Sự phân công lao động của xã hội. - Đa dạng, biến động trong từng giai đoạn lịch sử và mỗi quốc gia. Hoạt động 3 : Thực trạng phân luông HS sau khi tốt nghiệp THCS GV: Nêu thông tin về nhận định của hội nghi BCH TW Đảng CS Việt Nam 7/2002: Hướng nghiệp chưa tiến bộ đáng kể, chưa phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS, số HS THPT tăng nhanh (17,97% năm) - Các bất hợp lí về cơ cấu đào tạo. GV: GD Đại học như thế nào? GV cho HS thảo luận GV phát phiếu học tập cho HS ( Điều tra nguyện vọng của HS sau khi tốt nghiệp THCS) GV: Hướng dẫn HS tổng hợp nguyện vọng của các nhóm GV chốt vấn đề và kết luận HS trả lời HS chú ý lắng nghe HS chú ý lắng nghe HS thảo luận nêu được: GD Đại học tăng quá nhanh Chưa sát nhu cầu sử dụng và mục tiêu đào tạo, chất lượng hiệu quả thấp Chưa đạt được chỉ tiêu 22% – 25% lao động thông qua đào tạo HS thảo luận theo nhóm Sơ đồ phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS THPT Hệ chính quy THPT (Hệ không chính quy) THCN (Trình độ THCS ) Dạy nghề dài hạn Dạy nghề ngắn hạn Số lượng HS tốt nghiệp THCS vào các luồng Năm học Hệ trường 2000- 2001 2001- 2002 2002- 2003 2003- 2004 Tổng số HS 3.342.137 3.600.650 3.836.798 4.121.699 THPT 2.199.814 2.328.965 2.452.891 2.616.207 THCN 255.323 271.175 309.807 360.392 Dạy nghề 887.000 1.051.500 1.074.100 145.100 GV: So sánh số lượng HS sau khi TN vào các luồng và nhận xét kết quả đó? GV cho HS thảo luận theo nhóm để thực hiện. GV giới thiệu: 1. Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức XH về nghề nghiệp. Đạt được: - Phụ huynh và HS hiểu được việc học lên là chính đáng, nhưng phải xét đến năng lực cá nhân và hoàn cảnh gia đình để lựa chọn hướng đi phù hợp. Có nhiều con đường đạt được ước mơ đích thực của mình. - Các em hiểu được lao động ở mọi lĩnh vực đều cần thiết, đều được kính trọng và đãi ngộ nếu có tay nghề cao và làm việc hết mình. 2. Giúp HS hiểu được về khả năng bản thân và truyền thống gia đình để lựa chọn. 3.Tìm hiểu yêu cầu tuyển sinh của các trường THPT ở địa phương. Hoạt động 4 GV hướng dẫn HS thảo luận theo các nội dung sau: Năng lực bản thân Hoàn cảnh gia đình Mâu thuẩn giữa năng lực và ngyuện vọng Mâu thuẩn giữa năng lực và hoàn cảnh GV cho HS thảo luận về hướng giải quyết các mâu thuẩn. Kết luận: Mỗi luồng đều có điều kiện nhất định như: - Năng lực học tập, điều kiện sức khoẻ, kinh tế trước khi quyết định cần cân nhắc kĩ. GV: Cho HS kể về những điển hình do HS sưu tầm. Nhóm thảo luận và báo cáo - Số HS tốt nghiệp THCS vào THPT ngày càng ra tăng chiếm 64% - 66% - Tỉ lệ HS vào THCN và dạy nghề khoảng 34% - 36% gây sức ép cho các trường phổ thông TH. - Luồng HS vào THCN và dạy nghề thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội Một số giải pháp phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS. HS chú ý lắng nghe Thảo luận về các điều kiện cụ thể để HS có thể đi vào từng luồng sau khi tốt nghiệp THCS. HS thảo luận theo nhóm HS: Thảo luận nêu ra: Học tập rèn luyện bản thân phấn đấu để đạt được ước mơ. Tham gia lao động sản xuất vừa học vừa làm. GV cho HS kể những ví dụ điển hình về những cá nhân. Hoạt động 5: tổng kết GV nêu câu hỏi Em hãy sắp xếp hướng đi trong sơ đồ phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS theo thứ tự ưu tiên nguyện vọng bản thân. Ngày soạn: 3/5/2007 Chủ đề 9 Tư vấn nghề nghiệp Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của tư vấn trước khi chọn nghề, có được một số thông tin cần thiết để tiềp xúc với cơ quan tư vấn có hiệu quả. Biết cách chuẩn bị những tư liệu cho tư vấn nghề nghiệp. Phương tiện Chuẩn bị của GV: Hướng dẫn HS chuẩn bị những nội dung trước khi dến gặp cơ quan tư vấn hướng nghiệp. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu trước bảng xác định đối tượng lao động. Tổ chức hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Tìm hiểu một số vấn đề chung của tư vấn hướng nghiệp - GV giải thích cho HS hiểu khái niệm tư vấn hướng nghiệp, ý nghĩa và sự cần thiết của những lời khuyên chọn nghề của cơ quan hoặc của cán bộ tư vấn chọn nghề. - Định hướng nghề nghiệp: Xác định những nghề có thể tham gia dựa vào những thông tin cần thiết về những yêu cầu đối với con người và những thông tin về thị trường lao động. + Tuyển chọn nghề: Là công việc xác định sự phù hợp nghề của một người cụ thể trước khi quyết định nhận hay không nhận họ vào làm việc + Tư vấn nghề nghiệp là công việc đứng giữa hai công việc kia. Qua tư vấn có thể định hướng nghề nghiệp đúng hơn và chuẩn bị tốt hơn đối với việc tuyển chọn nghề nghiệp. - GV trao đổi với HS về những nơi cần đến để nhận được những lời khuyên chọn nghề như: Bệnh viện, trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề. - GV trao đổi với HS và cách chuẩn bị những thông tin về bản thân để đưa cho cơ quan tư vấn + Sự phát triển thể lực và sức khoẻ ( tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, các tật ... ) + Học vấn, sở thích ( Những văn bằng đã có, ngoại ngữ, vi tính .... ) + Quan hệ gia đình và xã hội, nghề nghiệp, truyền thống, nghề nghiệp của gia đình, đánh giá của người xung quanh về năng lực của bản thân tại địa phương. + Nghề định chọn. GV giới thiệu quá trình tư vấn hướng nghiệp cho HS ( theo SGV) Hoạt động 2: Xác định đối tượng lao động mình ưa thích - GV giới thiệu bảng xác định đối tượng lao động ( SGV) - HS làm việc theo tiến trình : + Đánh dấu (+) hoặc dấu (-) vào những con số phù hợp. + Cho biết đối tượng lao động nào phù hợp với mình. + Đối chiếu lại công thức nghề mà các em đã chọn cho mình, với đối tượng lao động lần này xem có khớp không. - HS làm việc cá nhân ghi vào dấu về đối tượng lao động phù hợp với mình, sau đó nêu rõ những yêu cầu về đạo đức và lương tâm nghề nghiệp phù hợp với đối tượng lao động. - GV nhấn mạnh lương tâm nghề nghiệp nêu một số ví dụ cụ thể trong đời sống thực tế ... - HS đọc bản tìm hiểu thông tin của mình để cả lớp cùng trao đổi thảo luận. - GV tổng kết và nêu những thiếu sót mà HS thường mắc phải. Hoạt động 3: Thảo luận về đạo đức nghề nghiệp - GV cho HS nêu lên nghề định chọn và xác định nghề, nghề đó đòi hỏi phẩm chất đạo đức gì của người làm nghề. - HS thảo luận xung quanh câu hỏi: “ Những biểu hiện cụ thể của đạo đức nghề nghiệp” - GV hướng dẫn HS chép một đoạn nói về đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. - Công tác hướng nghiệp gồm ba bộ phận cấu thành: + Định hướng nghề nghiệp + Tuyển chọn nghề nghiệp + Tư vấn nghề nghiệp - Thông tin tư liệu, bản thân: + Sự phát triển thể lực và sức khoẻ + Học vấn, sở thích + Quan hệ xã hội và gia đình + Nghề định chọn Đạo đức nghề nghiệp được đo bằng thái độ phục vụ, bằng năng suất lao động, bằng tuân thủ những qui tắc hành vi trong lao động nghề nghiệp. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả của chủ đề Câu hỏi: Muốn đến cơ quan tư vấn ta cần chuẩn bị những tư liệu gì?
Tài liệu đính kèm: