Kiến thức:
- Học sinh trình bày được những kiến thức trọng tâm về các thí nghiệm của Men Đen, NST, di truyền liên kết, di truyền giới tính, ADN và gen.
- HS tự đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức của bản thân.
- GV đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức của học sinh, để điều chỉnh phương pháp dạy học.
2. Kỹ năng:
Tiết thứ: 35 Ngày soạn: / / 2008 Ngày dạy: / / 2008. Kiểm tra học kì I. Môn : Sinh học lớp 9. Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian giao đề). I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức : - Học sinh trình bày được những kiến thức trọng tâm về các thí nghiệm của Men Đen, NST, di truyền liên kết, di truyền giới tính, ADN và gen. - HS tự đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức của bản thân. - GV đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức của học sinh, để điều chỉnh phương pháp dạy học. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng tư duy và kĩ năng phân tích tổng hợp. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác làm bài của học sinh. II. Chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học: - Giáo viên: Ra đề và đáp án chấm điểm. - Học sinh: chuẩn bị dụng cụ học tập và giấy kiểm tra. III. Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức:(1phút). Lớp 9A: Lớp 9C: Lớp 9B : 2. Bài mới:(45phút). Giáo viên lập ma trận đề. Nội dung Nhận thức Cộng Nhận biết. Thông hiểu. ứng dụng. TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL ChươngI:Các thí nghiệm của Men Đen 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,5 3,5 Chương II: Nhiễm sắc thể 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2,5 Chương III: ADN và gen. 1,5 1,0 1,5 4,0 Chương IV: Biến dị Chương V: DT học người Chương VI:ứng dụng di truyền học Tổng cộng. 1,0 2,5 1,0 2,0 1,0 2,5 10,0 Đề chẵn. I.Trắc nghiệm khách quan:(3.0 điểm) Câu 1: (2.5 điểm) Hãy chọn các cụm từ dưới đây điền vào chỗ trống để câu trở nên hoàn chỉnh và hợp lý: a. ADN nhiễm sắc thể. h. Enzim cắt. b. Phân tử ADN. i. ADN thể truyền. c. ADN tái tổ hợp. g. Enzim nối. d. “ADN” lai. k. Tế bào nhận. e. ADN làm thể truyền. l. Gen đã ghép. Kỹ thuật gen gồm 3 khâu, ứng với 3 phương pháp chủ yếu: - Khâu 1: Phương pháp tách (1)của tế bào cho và tách (2) dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút. - Khâu 2: Phương pháp tạo nên (3)...được gọi là (4) ..ADN của tế bào cho và phân từ (5)được cắt ở vị trí xác định nhờ các (6) .chuyên biệt, ngay lập tức, ghép đoạn ADN của tế bào cho vào (7)nhờ (8) .. - Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào (9)Tạo điều kiện cho (10)thể hiện. II.Trắc nghiệm tự luận: (7.0 điểm) Câu 2.(1.5 điểm) Phân tử ADN tự phân đôi theo những nguyên tắc nào ? Câu 3.(3.0 điểm) Cơ chế NST xác định giới tính ở người được thể hiện như thế nào? Giải thích vì sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra là xấp xỉ 1:1? Câu 4.(2.5 điểm) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Gồm những dạng nào? Nêu nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Hướng dẫn chấm bài kiểm tra học kỳ I. Câu 1.(2.5 điểm) 1 – c : (0,25 đ). 6 – h: (0,25 đ). 2 – a : (0,25 đ). 7 – i : (0,25 đ). 3 – b : (0,25 đ. 8 – g: (0,25 đ). 4 – d : (0,25 đ. 9 – k: (0,25 đ). 5 – e : (0,25 đ). 10 – l (0,25 đ). Câu 2.(1.5 điểm) Nguyên tắc khuân mẫu. (0,5đ) Nguyên tắc bổ sung. (0,5đ) Nguyên tắc giữ lại một nửa. (0,5đ) Câu 3.(3.5 điểm) - Cơ chế NST xác định giới tính ở người: + Quan giảm phân ở mẹ chỉ sinh ra 1 loại trứng 22A + X, Còn ở bố cho ra 2 loại tinh trùng là 22A + X và 22A + Y. (1,0đ). + Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng tạo hợp tử XX xẽ phát triển thành con gái, còn tinh trùng mang Y thụ tinh với trứng tạo ra hợp tử XY sẽ phát triển thành con trai. (1,0đ). - Tỉ lệ trai gái xấp xỉ 1:1: + Tỉ lệ con trai con gái xấp xỉ 1:1 là do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác xuất ngang nhau. (0,75đ). + Tuy nhiên tỉ lệ này còn cần được bảo đảm với các điều kiện các hợp tử mang XX và YX có sức sống ngang nhau, số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn. Câu 4.(2.5điểm) (0,75đ). - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể (0,5đ) - Các dạng đột biến nhiễm sắc thể: + Mất đoạn (0,25đ) + Lặp đoạn (0,25đ) + Đảo đoạn (0,25đ) + Chuyển đoạn (0,25đ) - Nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do các tác nhân vật lí và hoá học trong ngoại cảnh, đã phá vỡ cấu trúc nhiễm xắc thể hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. (1,0đ) 3. Củng cố và kiểm tra đánh giá:(1phút). - Hết giờ giáo viên thu bài, kiểm tra lại số lượng bài. - Nhận xét và đánh giá giờ học. 4. Dặn dò và hướng dẫn học bài: - Học bài và chuẩn bị bài: “ Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống”. * Kết quả: Điểm Lớp 9A: Lớp 9B: Lớp 9C: Lớp 9D: Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Tài liệu đính kèm: