Giáo án Lịch sử 7 - GV: Đoàn Văn Hiếu - Trường THCS Lý Tự Trọng

Giáo án Lịch sử 7 - GV: Đoàn Văn Hiếu - Trường THCS Lý Tự Trọng

Bài 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN

Ở CHÂU ÂU (THỜI SƠ - TRUNG KÌ TRUNG ĐẠI )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức. Giúp HS

- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.

- Hiểu khái niệm "lãnh địa phong kiến", đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.

- Hiểu biết một số nét cơ bản về thành thị trung đại.

 2 .Kĩ năng

- Biết xác định được vị trí các quốc gia phong kiến Châu Âu trên bản đồ.

- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

 3.Tư tưởng

-Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người.

II. CHUẨN BỊ:

1. Học sinh:

2. Giáo viên:

- Bản đồ Châu Âu thời phong kiến.

- Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới

Lịch sử xã hội loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn. Học lịch sử lớp 6, chúng ta đã biết được nguồn gốc và sự phát triển của loài người nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong thời kì cổ đại, chúng ta sẽ học nối tiếp các thời kì mới:-Thời trung đại. Trong bài học đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu"Sự hình thành va phát triển của xã hội phong kiến ở châu âu".

 

doc 34 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - GV: Đoàn Văn Hiếu - Trường THCS Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Ngày soạn: 14/8/2011	
Tiết 1 	Ngày dạy: 17/8/2011	
Phần một
Bài 1: 	KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN 
Ở CHÂU ÂU (THỜI SƠ - TRUNG KÌ TRUNG ĐẠI )
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức. Giúp HS
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Hiểu khái niệm "lãnh địa phong kiến", đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.
- Hiểu biết một số nét cơ bản về thành thị trung đại.
 2 .Kĩ năng
- Biết xác định được vị trí các quốc gia phong kiến Châu Âu trên bản đồ.
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
 3.Tư tưởng
-Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người.
CHUẨN BỊ:
Học sinh:
Giáo viên:
- Bản đồ Châu Âu thời phong kiến.
- Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại.
TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ. 
Bài mới
Lịch sử xã hội loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn. Học lịch sử lớp 6, chúng ta đã biết được nguồn gốc và sự phát triển của loài người nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong thời kì cổ đại, chúng ta sẽ học nối tiếp các thời kì mới:-Thời trung đại. Trong bài học đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu"Sự hình thành va phát triển của xã hội phong kiến ở châu âu".
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Yêu cầu HS đọc SGK
Hỏi: Từ thiên niên ki I trước công nguyên, các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp va Rôma phát triển, tồn tại đến thế kỷ V. Nhưng sau đó sự việc gì đã xảy ra?
Hỏi: Sau đó người Gecman đã làm gì?
Hỏi: Những việc ấy làm xã hội phương tây biến đổi như thế nào?
Hỏi: Những người như thế nào được gọi là lãnh chúa phong kiến?
Hỏi: Nông nô do những tầng lớp nào hình thành?
Hỏi: Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô ở châu  u như thế nào?
Hỏi: Vậy theo các em “ phong kiến” là gì?
 là chế độ do vua, hoặc nữ hoàng đứng đầu phong tước phong hầu và ban phát ruộng đất cho người khác
Yêu cầu: HS đọc SGK
Hỏi: Em hiểu thế nào là "Lãnh địa"; "lãnh chúa"; "nông nô"? 
(mở rộng so sánh với "điền trang"; "thái ấp" ở Việt Nam).
Yêu cầu: Em hãy miêu tả và nêu nhận xét về lãnh địa phong kiến trong H1 ở SGK.
Hỏi: Trình bày đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa?
Hỏi: Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa phong kiến là gì?
Hỏi: Phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại và XHPK?
Yêu cầu: HS đọc SGK.
Hỏi: Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào?
Hỏi: Cư dân trong thành thị gồm những ai? Họ làm những nghề gì?
Hỏi: Thành thị ra đời có ý nghĩa gì?
Yêu cầu: Miêu tả lại cuộc sống ở thành thị qua bức tranh hình 2 trong SGK.
HS đọc phần 1.
- Từ phương Bắc, người Giecman tràn xuống va tiêu diệt các quốc gia này, lập nên nhiều vương quốc mới(Kể tên một số quốc gia).
Trả lời: Chia ruộng đất, phong tước vị cho nhau.
+ Bộ máy Nhà nước chiếm hữu nô lệ sụp đổ.
+ Các tầng lớp mới xuất hiện
- Những người vừa có ruộng đất, vừa có tước vị.
- Nô lệ và nông dân.
- HS đọc phần 2.
- "Lãnh địa" là vùng đất do quý tộc phong kiến chiếm được
- Dựa vào SGK miêu tả 
- Lãnh chúa giàu có nhờ bóc lột tô thuế nặng nề từ nông nô, ngược lại nông nô hết sức khổ cực và nghèo đói.
- tự cung tự cấp
- Xã hội cổ đại gồm chủ nô và nô lệ, nô lệ chỉ là "công cụ biết nói". XHPK gồm lãnh chúa và nông nô, nông nô phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.
- HS đọc phần 3
- Do hàng hoá nhiều® cần trao đổi, buôn bán® 
lập xưởng sản xuất, mở rộng thành thị trấn® thành thị trung đại ra đời.
- Thợ thủ công và thương nhân.
- Sản xuất và buôn bán, trao đổi hàng hoá. 
- Thúc đẩy sản xuất và buôn bán phát triển® tác động đến sự phát triển của xã hội phong kiến.
- Đông người, sầm uất, hoạt động chủ yếu là buôn bán, trao đổi hàng hoá.
1. Sự hình thành XHPK ở châu Âu.
- Cuối thế kỷ V, người Gecman tiêu diệt các quốc gia cổ đại, thành lập nhiều vương quốc mới : Ăng-glô Xắc-xông, ...
- Hình thành các tầng lớp mới trong xã hội
- Lãnh chúa phong kiến: là tướng lĩnh, quý tộc được chia ruộng, phong tước
- Nông dân: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa
=> Xã hội phong kiến châu Âu hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến
- Là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ.
- Đời sống trong lãnh địa:
 + Lãnh chúa: bóc lột nông nô, sống xa hoa, đầy đủ. 
 + Nông nô: nhận đất của lãnh chúa canh tác và phỉa nộp thuế ® đói nghèo, khổ cực ® chống lãnh chúa.
- Đặc điểm kinh tế: tự cung tự cấp, không trao đổi với bên ngoài.
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
a. Nguyên nhân
- Cuối thế kỷ XI, sản xuất thủ công phát triển, hàng hoá thừa được đưa đi bán® thị trấn ra đời® thành thị trung đại xuất hiện.
b. Hoạt động của thành thị
- Bộ mặt thành thị: phố xá, nhà cửa...
- Tầng lớp : thị dân (thợ thủ công + thương nhân)
c.Vai trò
- Thúc đẩysản xuất và làm cho XHPK phát triển.
Củng cố.
Yêu cầu học sinh trả lời:
 - XHPK ở Châu Âu được hình thành như thế nào?
 - Vì sao lại có sự xuất hiện của thành thị trung đại? Kinh tế thành thị có gì mới? Ý nghĩa sự ra đời của thành thị ?
Dặn dò
 - Học bài 1, chuẩn bị bài : Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
 Tuần 1 	Ngày soạn: 16/8/2011
 Tiết 2 	Ngày dạy: 19/8/2011
Bài 2. SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾNVÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
- Biết nguyên nhân, những cuộc phát kiến địa lí và hệ quả của các chúng.
- Trình bày được quá trình hình thành quan hệ sản xuất chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Kỹ năng
- Bồi dưỡng kỹ năng quan sát bản đồ, chỉ được các hướng đi trên biển của các nhà thám hiểm trong các cuộc phát kiến địa lý.
- Biết khai thác tranh ảnh lịch sử.
Tư tưởng
- Thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ XHPK lên xã hôi tư bản chủ nghĩa ở châu Âu.
- Mở rộng thị trường, giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu 
II. CHUẨN BỊ :
Học sinh :
Học bài cũ
SGK, vở, bút
Giáo viên :
 - Bản đồ thế giới.
 - Tranh ảnh về những nhà phát kiến địa lý, tàu thuyền.Sưu tầm các câu chuyện về những cuộc phát kiến địa lý.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
 Các thành thị trung đại ra đời đã thúc đẩy sản xuất phát triển, vì vậy yêu cầu về thị trường tiêu thụ được đặt ra. Nền kinh tế hàng hoá phát triển đã dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB ở Châu Âu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Yêu cầu: HS đọc SGK.
Hỏi: Vì sao lại có các cuộc phát kiến địa lý?
Hỏi: Các cuộc phát kiến địa lý được thực hiện nhờ những điều kiện nào? 
Yêu cầu: Mô tả lại con tàu Carraven (có nhiều buồm, to lớn, có bánh lái...)
Yêu cầu: Kể tên các cuộc phát kiến địa lý lớn và nêu sơ lược về các cuộc hành trình đó trên bản đồ.
Hỏi: Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý là gì?
Hỏi: Các cuộc phát kiến địa lý đó có ý nghĩa gì? 
Giảng: Các cuộc phát kiến địa lý đã giúp cho việc giao lưu kinh tế và văn hoá được đẩy mạnh. Quá trình tích luỹ tư bản cũng dần dần hình thành. Đó là quá trình tạo ra số vốn ban đầu và những người làm thuê.
Yêu cầu: HS đọc SGK.
Hỏi: Quý tộc và thương nhân châu Âu đã tích luỹ vốn và đã giải quyết nhân công bằng cách nào?
Hỏi: Tại sao quý tộc phong kiến không tiếp tục sử dụng nông nô để lao động?
Hỏi: Với nguồn vốn và nhân công có được, quý tộc và thương nhân châu Âu đã làm gì?
Hỏi: Những việc làm đó có tác động gì đối với xã hội?
Hỏi: Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào?
HS đọc phần 1.
- Do sản xuất phát triển, các thương nhân, thợ thủ công cần thị trường và nguyên liệu.
- Do khoa học kỹ thuật phát triển: đóng được những tàu lớn, có la bàn...
- HS trình bày trên bản đồ:
Dựa vào SGK trả lời
-Tìm ra những con đường mới để nối liền giữa các châu lục đem về nguồn lợi cho giai cấp tư sản châu Âu.
- Là cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật, thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
- HS đọc phần 2.
+Cướp bóc tài nguyên từ thuộc địa,
+ Buôn bán nô lệ da đen.
+ Đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa ® không có việc làm ® làm thuê.
- Để sử dụng nô lệ da đen ® thu lợi nhiều hơn.
- Lập xưởng sản xuất quy mô lớn.
- Lập các công ty thương mại.
- Lập các đồn điền rộng lớn.
+ Hình thức kinh doanh tư bản thay thế chế dộ tự cấp tự túc.
+ Các giai cấp mới được hình thành.
- Tư sản bao gồm quý tộc, thương nhân và chủ đồn điền.
- Giai cấp vô sản: những người làm thuê bị bóc lột thậm tệ.
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lý.
- Nguyên nhân: do nhu cầu phát triển của sản xuất ; tiến bộ về kĩ thuật hành hải: la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu, ...
- Các cuộc phát kiến lớn
 + 1487: Điaxơ vòng qua cực Nam châu Phi. 
+ 1498 Vascô đơ Gama đến ấn Độ.
+ 1492 Côlômbô tìm ra châu Mĩ. 
+1519-1522:Ma-gien-lan vòng quanh trái đất.
- Ý nghĩa: thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
 - Sự ra đời của giai cấp tư sản: Quý tộc, thương nhân giàu lên nhanh chóng nhờ cướp bóc của cải, tái nguyên thuộc địa. Họ mở rộng sản xuất, kinh doanh, lập đồn điền, bóc lột sức lao động người làm thuê, giai cấp tư sản ra đời.
 - Giai cấp vô sản được hình thành từ những người nông dân bị tước đoạt ruộng đất, buộc phải vào làm trong các xí nghiệp của tư sản.
 => Quan hệ sản xuất TBCN được hình thành.
4.Củng cố
- Kể tên các cuộc phát kiến địa lý và tác động của nó tới xã hội châu Âu?
- Quan hệ sản xuất TBCN ở châu Âu được hình thành như thế nào?
5.Dặn dò
 - Học thuộc bài 2
 - Chuẩn bị bài Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
Tuần 2 	Ngày soạn:21/8/2011	
Tiết 3 	Ngày dạy:24/8/2011	
Bài 3. CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
- Hiểu được nguyên nhân, trình bày được khái niệm và nội dung, ý nghĩa tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng.
- Trình bày được phong trào Cải cách tôn giáo.
- Biết về cuộc chiến tranh nông dân Đức
Kĩ năng
- Phân tích những mâu thuẫn xã hội để thấy được nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.
Tư tưởng
- Nhận thức được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: XHPK lạc hậu, lỗi thời sụp đổ và thay thế vào đó là XHTB.
- Phong trào Văn hoá Phục hưng đã để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hoá nhân loại.
II.CHUẨN BỊ:
Học sinh:
- Học bài cũ,làm BTLS
- SGK, vở, bút
Giáo viên:
- Bản đồ châu Âu.
- Tranh ảnh về thời kì Văn hoá Phục hưng.
- Sưu tầm tài liệu về nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Phục hưng.
III.TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1.Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Ngay trong lòng XHPK, CNTB đã được hình thành. Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, tuy nhien, họ lại không có địa vị xã hội thích hợp Do đó, giai cấp tư sản đã chống lại phog kiến trên nhiều lĩnh vực. Phong trào Văn hoá Phục hưng là minh cho cuộc  ... 1. Ngô Quyền dựng nền độc lập tự chủ
- Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua
- Đóng đô ở Cổ Loa
- Đất nước yên bình
- Sơ đồ bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước
Vua
Quan 
văn
Quan võ
Thứ sử các Châu
3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
* Tình hình đất nước : 
- Loạn 12 sứ quân®đất nước chia cắt, loạn lạc
- Nhà Tống có âm mưu xâm lược
* Quá trình thống nhất : 
- Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư.
- Liên kết với sứ quân Trần Lãm 
- Được nhân dân ủng hộ
®967: Đất nước thống nhất
Củng cố
- Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền nhà Ngô. Trình bày những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước? 
- Tình hình cuối đời Ngô có gì đặc biệt? Ai đã có công dẹp yên các sứ quân
Dặn dò
- Làm bài tập trong vở bài tập. Học thuộc bài
- Chuẩn bị bài: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê
Tuần 6 	Ngày soạn: 20/09/2011
Tiết 12 	Ngày dạy: 23/09/2011 
Bài 9. NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH - TIỀN LÊ 
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
- Thời Đinh- Tiền Lê, bộ máy nhà nước đã được xây tương đối hoàn chỉnh, không còn đơn giản như thời Ngô. 
- Trình bày theo lược đồ, ghi nhớ những nét chính diễn biến, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Tống.
Kỹ năng
- Bồi dưỡng kỹ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ, sử dụng lược đồ trong quá trình học bài
Tư tưởng
- Bồi dưỡng lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
 - Biết ơn các vị anh hùng có công xây dựng và bảo vệ đất nước..
CHUẨN BỊ :
Học sinh :
Học bài cũ, làm BTLS
SGK, vở, bút.
 2. Giáo viên :
 - Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.
 - Tranh ảnh di tích lịch sử về đền thờ vua Đinh, vua Lê.
 - Tư liệu về nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê.
TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
Sau khi dẹp yên 12 sứ quân, đất nước lại được thanh bình, thống nhất. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, tiếp tục công cuộc xây dựng một quốc gia vững mạnh mà Ngô Quyền đã đặt nền móng. Đất nước Thời Đinh – Tiền Lê phát triển như thế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Yêu cầu: HS đọc SGK
Hỏi: Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
- Giải thích tên nước: "Đại": lớn; "Cồ" cũng có nghĩa là "lớn" Nước Việt to lớn có ý đặt ngang hàng với Trung Hoa.
Hỏi: Tại sao Đinh Tiên Hoàng lại đóng đô ở Hoa Lư?
Hỏi: Việc nhà Đinh không dùng niên hiệu của phong kiến Trung Quốc để đặt tên nước nói lên điều gì?
- GV giải thích khái niệm "vương" và "đế".
+ "Vương": tước hiệu của vua (dùng cho nước nhỏ, chư hầu).
+"Đế": là tước hiệu của vua nước lớn mạnh, có nhiều nước thần phục (chẳng hạn: Trung Quốc sau khi thống nhất thì xưng Đế).
- Đinh Tiên Hoàng còn áp dụng biện pháp gì để xây dựng đất nước?
Giảng: Thời Đinh nước ta chưa có luật pháp cụ thể, vua sai đặt vạc dầu và chuồng cọp trước điện răn đe kẻ phản loạn.
Hỏi: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?
Yêu cầu: HS đọc SGK.
Hỏi: Nhà tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Hỏi: Vì sao Lê Hoàn lại được suy tôn làm vua?
Hỏi: Việc Thái Hậu Dương Vân Nga trao áo bào cho Lê Hoàn nói lên điều gì?
- GV phân biệt khái niệm "Tiền Lê" và "Hậu Lê".
- Chính quyền nhà Lê được tổ chức như thế nào?
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ.
Hỏi: Quân đội thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?
Yêu cầu: HS đọc SGK.
- Quân Tống xâm lược nước ta trong hoàn cảnh nào?
- GV tường thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến theo lược đồ. (Giảng thêm về chi tiết Lê Hoàn chon Bạch Đằng để chặn giặc kế thừa tài quân sự của Ngô Quyền trước đây).
Yêu cầu: HS tường thuật lại diễn biến.
Hỏi: ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống là gì?
- HS đọc phần 1
- Lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
- Là quê hương của Đinh Tiên Hoàng, đất hẹp, nhiều đồi núi ® thuận lợi cho việc phòng thủ.
- Đinh Bộ Lĩnh muốn khẳng định nền độc lập, ngang hàng với Trung Quốc chứ không phụ thuộc vào Trung Quốc.
- Phong vương cho con, cắt cử tướng lĩnh thân cận giữ chức vụ chủ chốt, dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm kẻ có tội.
- Ổn định đời sống xã hội ® cơ sở để xây dựng và phát triển đất nước.
- HS đọc phần II.
- Sau khi Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn bị ám hại ® nội bộ nhà Đinh lục đục, bên ngoài, quân Tống chuẩn bị xâm lược ® Lê Hoàn được suy tôn làm vua.
- Là người có tài, có chí lớn, mưu lược, lại đang giữ chức Thập đạo tướng quân thống lĩnh quân đội ® lòng người quy phục.
- Thể hiện sự thông minh, quyết đoán, đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích dòng họ, vượt lên quan niệm phong kiến để bảo vệ lợi ích dân tộc.
- Vua đứng đầu, dưới vua là quan văn, quan võ và tăng quan. Cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ là phủ và châu.
- Dựa vào SGK vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước.
- Gồm 10 đạo, chia thành 2 bộ phận:
- Cấm quân (quân của triều đình).
- Quân địa phương.
- HS đọc phần 3.
- Cuối năm 979, nội bộ nhà Đinh lục đục vì tranh quyền lợi ® quân Tống xâm lược.
- Quan sát, lăng nghe.
- HS tường thuật lại cuộc kháng chiến.
- Khẳng định quyền làm chủ đất nước, đánh bại âm mưu xâm lược của quân Tống ® củng cố nền độc lập của nước nhà.
1. Nhà Đinh xây dựng đất nước.
- Năm 968: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua.
- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
- Phong vương cho con.
- Cắt cử quan lại.
- Dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội.
2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
* Sự thành lập của nhà Lê.
-979: Đinh Tiên Hoàng bị giết ® nội bộ lục đục.
- Nhà Tống lăm le xâm lược ® Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua.
 * Tổ chức chính quyền:
Vua
Quan văn
Tăng quan
Quan văn
	Lộ	 Lộ
Phủ Châu
* Quân đội.
- Cấm quân.
- Quân địa phương.
3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn.
a) Hoàn cảnh lịch sử
- Cuối năm 979 nhà Đinh rối loạn ® quân Tống xâm lược.
b) Diễn biến (SGK)
* Địch:
- Tiến theo 2 đường: thuỷ và bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy.
* Ta:
- Chặn quân thuỷ ở sông Bạch Đằng.
- Diệt cánh quân bộ ở biên giới phía Bắc thắng lợi.
c) ý nghĩa:
- Khẳng định quyền làm chủ đất nước.
- Đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, củng cố nền độc lập.
4.Củng cố
- Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê
- Trình bày diễn biến, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy (năm 981).
- Việc nhân dân ta lập đền thờ vua Đinh (Ninh Bình) chứng tỏ điều gì?
 5.Dặn dò
- Làm bài tập trong vở bài tập. Học thuộc bài
- Chuẩn bị phần II của bài 9
Tuần 7 	 Ngày soạn: 25/09/2011
Tiết 13 	Ngày dạy:	28/09/2011
Bài 9. NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH - TIỀN LÊ
(Tiếp theo)
II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
 - Biết được những nét lớn về mặt kinh tế, văn hoá,...của buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh – Tiền Lê
2.Tư tưởng
 - Giáo dục cho HS ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng đất nước, biết quý trọng các truyền thống văn hoá của ông cha từ thời Đinh - Tiền Lê.
3.Kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích và rút ra ý nghĩa thành tựu kinh tế, văn hoá thời Đinh - Tiền Lê.
II. CHUẨN BỊ:
1. Học sinh:
- Học bài cũ, làm BTLS
- SGK, vở, bút.
2. Giáo viên:
- Tranh ảnh di tích các công trình văn hoá, kiến trúc thời Đinh, Tiền Lê.
- Tư liệu thành văn về các triều đại Đinh, Tiền Lê.
III.TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi đã đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, khẳng định quyền làm chủ đất nước cuả nhân dân ta và củng cố nền độc lập, thống nhất của nước Đại Cồ Việt. Đó cũng là cơ sở để xây dựng nền kinh tế, văn hoá buổi đầu độc lập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Yêu cầu: HS đọc SGK.
Hỏi : Thời Đinh – Tiền Lê nước ta có những ngành nghề nào ?
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về tình hình nông nghiệp thời Đinh - Tiền Lê?
- Vua Lê Đại Hành tổ chức lễ cày tịch điền để làm gì?
- Sự phát triển của thủ công nghiệp thể hiện ở những mặt nào?
- GV giảng thêm: Vì đất nước đã độc lập, các nghề được tự do phát triển, không bị kìm hãm như trước đây. Mặt khác, các thợ khéo cũng không bị cống nạp sang Trung Quốc.
- Hãy miêu tả lại cung điện Hoa Lư để thấy được sự phát triển của nước ta thời Tiền Lê?
Hỏi: Thương nghiệp có gì đáng chú ý?
Hỏi: Việc thiết lập quan hệ bang giao với nhà Tống có ý nghĩa gì?
Yêu cầu: HS đọc SGK.
- GV sử dụng bảng phụ để vẽ sơ đồ các tầng lớp xã hội.
Hỏi: Trong xã hội có những tầng lớp nào?
Hỏi: Tầng lớp thống trị gồm những ai?
Hỏi: Những người nào thuộc tầng lớp bị trị?
- Vì sao các nhà sư thời kì này lại được trọng dụng?
- GV kể thêm chuyện đón tiếp sứ thần nước Tống của nhà sư Đỗ Thuận (dựa theo sách giáo viên)
Hỏi: Trình bày những nét cơ bản về văn hóa ( giáo dục, ảnh hưởng của phật giáo, sinh hoạt của nhân dân)
Hỏi: Đời sống sinh hoạt của người dân diễn ra như thế nào?
- HS đọc phần 1.
- Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
- Nông nghiệp được coi trọng vì đây là nền tảng kinh tế của đất nước. Nhà nứơc chú ý đến việc khai khẩn đất hoang, đào vét kênh ngoi, nhân dân được chia ruộng...® tạo điều kiện sản xuất nông nghiệp ổn định.
- Vua quan tâm đến sản xuất ® khuyến khích nhân dân làm nông nghiệp.
- Các xưởng thủ công như đúc tiền, rèn vũ khí, may mặc, xây dựng...được thành lập.
- Các nghề thủ công: dệt lụa, làm giấy, đồ gốm cũng tiếp tục phát triển.
- HS dựa vào SGK để miêu tả: cột dát vàng, bạc, có nhiều điện, đài tế, chùa chiền, kho vũ khí, kho thóc thuế... được xây dựng ® quy mô cung điện hoành tráng hơn.
- Nhiều khu chợ được hình thành, buôn bán với nước ngoài phát triển...
- Củng cố nền độc lập ® tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển.
- HS đọc phần 2.
- 2 tầng lớp cơ bản: thống trị và bị trị.
- Vua, các quan văn, quan võ và một số nhà sư.
- Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán và địa chủ, nô tì.
- Do đạo Phật được truyền bá rộng rãi, các nhà sư có học, giỏi chữ Hán ® nhà sư trực tiếp dạy học, làm cố vấn trong ngoại giao... ® rất được trọng dụng.
- Dựa vào hai đoạn cuối trong mục 2 để trình bày.
- Rất bình dị, nhiều loại hình văn hoá dân gian như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, võ, vật diễn ra trong các lễ hội.
1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ
* Nông nghiệp:
- Ruộng đất chia cho nông dân.
- Khai khẩn đất hoang.
- Chú trọng thuỷ lơi ® ổn định và phát triển.
* Thủ công nghiệp
- Lập nhiều xưởng mới.
- Nghề có truyền thống phát triển.
* Thương nghiệp:
- Đúc tiền đồng.
- Trung tâm buôn bán, chợ... hình thành.
- Buôn bán với nước ngoài phát triển
2. Đời sông xã hội và văn hoá
a) Xã hội. gồm hai tầng lớp:
- Thống trị
- Bị trị
b) Văn hoá
- Giáo dục chưa phát triển.
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi.
- Chùa chiền được xây dựng nhiều, nhà sư được coi trọng.
- Các loại hình văn hoá dân gian khá phát triển.
4.Củng cố
- Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê phát triển?
- Đời sống xã hội và văn hoá nước Đại Cồ Việt có những chuyển biến gì?
- Kể một câu chuyện về vua Đinh, vua Lê Đại Hành, Thái hậu Dương Vân Nga mà em biết được.
5.Dặn dò
- Làm bài tập trong vở bài tập. Học thuộc bài.
- Chuẩn bị bài 10

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_7_gv_doan_van_hieu_truong_thcs_ly_tu_trong.doc