Giáo án Lớp 1 - Môn Âm nhạc - Nguyễn Thế Ngọc - Trường tiểu học Kim Đồng Thành phố Cao Lãnh

Giáo án Lớp 1 - Môn Âm nhạc - Nguyễn Thế Ngọc - Trường tiểu học Kim Đồng Thành phố Cao Lãnh

Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, đúng nhịp và đều giọng.

- Biết cách sử dụng nhạc cụ gõ dệm theo nhịp, phách của bài hát.

- Biết bài hát này là dân ca của dân tộc Nùng.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN

- Hát chuẩn xác bài Quê hương tươi đẹp.

- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách.), máy nghe, băng hát mẫu.

- Tranh minh hoạ (nếu có) về dân tộc ít người thuộc vùng núi phía Bắc.

 

doc 59 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1414Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Môn Âm nhạc - Nguyễn Thế Ngọc - Trường tiểu học Kim Đồng Thành phố Cao Lãnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1
Học hát: Bài Quê hương tươi đẹp
(Dân ca Nùng - Đặt lời : Anh Hoàng)
I. MỤC TIÊU
- Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, đúng nhịp và đều giọng.
- Biết cách sử dụng nhạc cụ gõ dệm theo nhịp, phách của bài hát.
- Biết bài hát này là dân ca của dân tộc Nùng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài Quê hương tươi đẹp.
- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách...), máy nghe, băng hát mẫu.
- Tranh minh hoạ (nếu có) về dân tộc ít người thuộc vùng núi phía Bắc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức, nhắc học sinh (HS) sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ : Không tiến hành vì là bài đầu tiên.
3. Dạy bài mới:
Nội dung 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Hoạt động 1:
Dạy bài hát Quê hương tươi đẹp
Hoạt động 2:
Hát kết hợp với vận động phụ hoa
Củng cố - dặn dò:
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát : Đây là một trong những bài dân ca của dân tộc Nùng. Họ sinh sống ở những vùng thấp của rừng núi phía Bắc nước ta.Với giai điệu mượt mà, êm ả, bài hát ngợi ca tình yêu quê hương đất nước.
- Cho HS nghe băng hát mẫu.
- HD HS tập đọc lời ca từng câu ngắn (bài chia làm 5 câu)
+ Đọc mẫu, có thể đọc theo tiết tấu lời ca để khi ghép giai điệu HS dễ thuộc hơn.
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát lại, ba lần để thuộc lời và giai điệu, trong khi tập, nhắc nhở HS tư thế ngồi ngay ngắn, hát ngân đúng phách.
- GV đệm đàn và HD HS hát tập thể.
- GV thực hiện mẫu cách hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.
Quê hương em biết bao tươi đẹp
 x x x x
- HD tương tự với cách vỗ tay theo nhịp.
-GV đàn cho HS thực hiện.
- GV nhận xét.
- Đệm đàn cho HS ôn lại bài hát.
- Hỏi HS bài hát vừa được học tên gì ?- Là dân ca của dân tộc nào ?
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài hát.
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe.
- Nghe băng mẫu (hoặc nghe GV hát mẫu)
- Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV 
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV .
- Chú ý tư thế ngồi hát ngay ngắn. Hát ngân đúng phách theo hướng dẫn của GV .
- Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV, chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy, nhóm.
+ Hát cá nhân
- Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách , trống nhỏ,... theo hướng dẫn của GV 
- HS chú ý.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo Nhịp.
- Ôn lại bài hát theo hướng dẫn của GV .
Trả lời:
+ Bài : Quê hương tươi đẹp.
+ Dân ca Nùng.
- Chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ.
TIẾT 2
Ôn tập bài hát: Quê hương tươi đẹp
I . MỤC TIÊU
 - Học sinh hát lời và đúng giai điệu bài hát.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ nhịp nhàng.
 - Biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm đúng theo phác và tiết tấu lời ca
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
 - Đàn, máy nghe và băng nạhc.
 - Nhạc cụ gõ, (song loan, thanh phách,...)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thể ngồi ngay ngắn.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát
3. Dạy bài mới:
Nội dung 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Quê hương tươi đẹp
Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS nghe giai điệu bài hát Quê hương tươi đẹp
- Hỏi HS tên giai điệu bài hát vừa được nghe là dân ca của dân tộc nào?
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức:
+ Bắt giọng cho HS hát (GV giữ nhịp bằng tay).
+ Đệm đàn và bắt nhịp cho HS .
+ Cho HS hát và vổ tay đệm theo phách.
(Có thể dùng thêm nhạc cụ gõ để gõ đệm theo phách)
- HD HS đứng hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng (tiếng quê bước sang trái nhún chụm hai chân, tiếng bao bước sang phải) theo nhịp 2/4. 
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp.
- GV Nhận xét.
- GV hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca (thực hiện mẫu).
- HD HS hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca (hát tiếng nào vỗ tay tiếng đó).
- Nhận xét (có thể mời HS nhận xét trước khi GV nhận xét).
- Kết thúc tiết học, GV có thể đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học (hoặc mở băng mẫu để HS hát và vận động theo nhạc).
- Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn).
- Dặn HS về ôn lại bài hát Quê hương tươi đẹp, tập vổ tay đúng phách và đúng tiết tấu lời ca.
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát.
- Trả lời:
+ Bài Quê hương tươi đẹp - Dân ca Nùng
- Hát theo HD của GV :
+ Hát không có nhạc.
+ Hát theo nhạc đệm
+ Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách
- Hát kết hợp với vận động phụ hoạ theo hướng dẫn.
- HS lên biểu diễn :
+ Từng nhóm, Cá nhân
- Chú ý nghe và xem GV làm mẫu
Sử dụng thanh phách để gõ đệm
+ Cả lớp
+ Từng dãy, nhóm, Cá nhân
- Nhận xét các bạn hát vỗ tay theo tiết tấu lời ca (xem bạn nào, nhóm nào thực hiện đúng, hay nhất, nhóm nào chưa đều).
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe
- Ghi nnhớ
TIẾT 3
Học hát: Bài Mời bạn vui múa ca
(Nhạc và lời : Phạm Tuyên)
I. MỤC TIÊU
- Hát thuộc lợi, dúng giai điệu và tiết tấu lời ca.
- Biết bài hát một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu bài hát.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài Mời bạn vui múa ca..
- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách...), máy nghe, băng hát mẫu.
- Tranh minh hoạ (nếu có) về các em nhỏ đang múa hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức, nhắc học sinh (HS) sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ : Hỏi HS nhắc lại tên bài hát đã học, cho lớp hát lại
3. Dạy bài mới:
Nội dung 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Hoạt động 1: Dạy hát bài Mời bạn vui múa ca
Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ hoạ
Củng cố - Dặn dò:
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
+ Giới thiệu qua cho HS biết: Bài hát này được trích từ nhạc cảnh mèo đi câu cá của nhạc sĩ Phạm Tuyên
- Cho HS nghe băng hát mẫu hoặc GV vừa đệm đàn vừa hát.
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca từng câu ngắn(bài chia làm 5 câu)
+ Đọc mẫu, có thể đọc theo tiết tấu lời ca để khi ghép giai điệu vào HS dễ thuộc hơn.
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát lại, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
- Chú ý những chỗ lấy hơi (sau nốt trắng) để hướng dẫn HS lấy hơi và ngăn đúng phách.
- Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
- Sửa cho HS (nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), nhận xét.
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.
Chim ca líu lo. Hoa như đón chào.
 x x x x x x
(GV phát các nhạc cụ gõ và hướng daxn cách sử dụng cho HS, gồm: thanh phách, song loan, trống).
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Chim ca líu lo. Hoa như đón chào.
 x x x x x x x x
- Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tác giả bài hát.
- Nhận xét chung(khen những em hát thuộc lời, gõ phách và biết vận động phụ hoạ nhịp nhàng, nhắc nhở những em chưa tập chung trong tiết học cần cố gắg hơn). Dặn HS về ôn lạibài hát vừa tập.
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe.
- Nghe băng mẫu (hoặc nghe GV hát mẫu)
- Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- Chú ý tư thế ngối hát ngay ngắn. Hát ngân đúng phách theo hướng dẫn của GV .
- Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV, chu ý phát âm rõ lời, tròn tiếng:
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy, nhóm
+ Hát cá nhân.
- Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ gõ: Song loan, thanh phách, trống nhỏ,... theo hướng dẫn của GV .
- HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca
- Ôn lại bài hát theo hướng dẫn của GV.
- Trả lời : Bài Mời bạn vui muá ca.Tác gia : Phạm tuyên.
- Chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ.
TIẾT 4
- Ôn tập bài hát Mời bạn vui múa ca
- Trò chơi: Theo bài đồng dao Ngựa ông đã về
I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc lời và đúng lời bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ nhịp nhàng
- Đọc được bài đồng dao theo tiết tấu kết hợp với trò chơi "cưỡi ngựa".
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Đàn đệm, máy nghe và băng nhạc.
- Nhach cụ gõ (song loan, thanh phách,....)
- Nắm vững trò chơi, chuẩn bị một vài thanh tre, que dài 0,5m giả làm roi ngựa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức, nhắc nhở HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát.
3. Dạy bài mới:
Nội dung 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Mời bạn vui hát ca.
Hoạt động 2: Trò chơi theo bài đồng dao Ngựa ông đã về
Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS nghe giai điệu bài hát Mời bạn vui múa ca
Hỏi HS tên bài hát vừa nghe giai điệu, sáng tác của nhạc sĩ nào.
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhièu hình thức:
+ Bắt giọng cho HS hát (GV giữ nhịp bằng tay).
+ Đệm đàn bắt nhịp cho HS .
+ Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
(Có thể dùng thêm nhạc cụ gõ để đệm theo phách, tiết tấu lời ca)
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận dộng phụ hoạ (vỗ tay, chân nhún nhịp nhàng sang trái, sang phải theo nhịp bài ca).
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp.
- Nhận xét.
- Hướng dẫn HS đọc câu đồng dao theo âm hình tiết tấu:
Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn
- Sau khi đã đọc thuộc bài đồng dao đúng tiết tấu, GV hướng dẫn HS trò chơi "cưỡi ngựa" như sau:
+ HS nam: miêng đọc câu đồng dao, hai chân kẹp que giả làm ngựa vào đầu gối và nhảy theo phách, ai để rơi que là thua cuộc.
+ HS nữ : Một tay cầm roi ngựa, một tay giả như đang nắm cương ngựa, chân nhảy ktheo phách, ai nhảy không đúng phách là thua.
- Kết thúc tiêt học, GV có thể đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát Mời bạn vui múa ca (hoặc mở băng mẫu để HS hát và vận động theo nhạc).
- Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn).
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát.
- Đoán tên bài hát, tác giả:
+ Tên bài: Mời bạn vui múa ca
+ Tác Giả: Phạm Tuyên.
- Hát theo HD của GV :
+ Hát không có nhạc.
+ Hát theo nhạc đệm.
+ Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp với vận động phụ hoạ theo hướng dẫn.
- HS biểu diễn trước lớp:
+ Từng nhóm, Cá nhân
- Chú ý nghe GV đọc mẫu.
- HS thực hiện đọc câu đồng dao và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu. Sử dụng thanh phách để gõ đệm.
+ Cả lớp.
+ Từng dãy, nhóm.
+ Cá nhân.
- HS nghe hướng dẫn.
- HS tham gia trò chơi, mỗi đội chia thành hai nhóm (nam, nữ) Nhóm nam thi trước. Các còn lại ở dưới lớp vừa đọc đồng thanh bài đồng dao vừa vỗ tay theo phách. 
- HS ôn hát theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
TIẾT 5
Ôn tập 2 bài hát: Quê hương tươi đẹp
Mời bạn vui múa ca
I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc lời và đúng giai điệu bài hát.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, nhịp và vận động phụ hoạ nhịp nhàng.
 - Tham gia trò chơi theo bài đồng dao Ngựa ông đã về thật vui, sôi nổi.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Đàn, máy nghe và băng nhạc.
- N ...  câu.Tiết tấu đơn giản.
4. Dạy từng câu :
- GV đàn và hát mẫu câu 1, 2 lần.
- Đệm đàn cho cả lớp hát 2 lần.
- GV nhận xét, sửa sai (nếu có)
- Câu 2 GV có thể đàn giai điệu 2-3 lần, sau đó chỉ định HS khá hát lại.
- GV đàn cho cả lớp hát, nhận xét.
- HD tương tự với các câu sau.
Lưu ý :
+ Nhắc HS lấy hơi ở đầu câu hát.
+ Những chỗ khó trong bài.
+ HD theo lối móc xích, sau khi tập xong 2 câu cho HS hát nối lại
5. Hát cả bài :
- GV đệm đàn cho HS hát.
- GV NX.
- Cho HS hát nhiều lần để nhớ giai điệu và tiết tấu.
- GV hát kết hợp gõ đệm mẫu theo phách 2 lần cho HS nghe.
- HD cả lớp hát và gõ đệm.GV NX .
- HD tương tự với cách vỗ tay theo tiết tấu.
- HD HS vài động tác múa đơn giản.
- GV đàn cho lớp thực hiện, mỗi dãy thực hiện 1 lần.
- GV nhận xét.
- GV gọi nhóm lên thực hiện.
- GV nhận xét, khen thưởng.
- Gọi 2 HS lên biểu diễn.
- HS lên múa và hát.
- GV hỏi lại HS tên bài hát?tác giả? Cho lớp đứng lên hát và vỗ tay theo phách và tiết tấu của bài hát.(hoạc vận động phụ hoạ)
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về học thuộc lời bài hát vừa học.
- HS lắng nghe.
- HS nghe bài hát.
- HS đọc bài.
- HS thực hiện.
- Cả lớp hát .
- HS lưu ý.
- HS hát cả bài.
- HS thực hiện theo HD.
- HS chú ý và thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời và hát cả bài.
- HS ghi nhớ.
TIẾT 30
Học hát : Bài Đi tới trường
I MỤC TIÊU :
- Hát đúng giai điệu và thuộc bài.
- HS biết 1 số động tác vận động phụ hoạ.
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
- Nhạc cụ.
- Đàn hát chuẩn xác chú ý các âm luyến láy.
- Nắm vững cách hát kết hợp với gõ tiết tấu lời ca.
- Nhạc cụ đệm (song loan, thanh phách, trống nhỏ . . .)
- Chuẩn bị các động tác vận động phụ hoạ.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1/ Ổn định lớp : nhắc nhở HS tư thế ngồi ngay ngắn
2/ Kiểm tra bài củ : GV gọi HS nhắc tên bài hát đã học ở tiết trước, gọi nhóm hát. GV nhận xét.
3/ Dạy bài mới :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 :
- Ôn tập bài hát.
Đi tới trường
Hoạt động 2 :
Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Củng cố, dặn dò:
1/ Nghe lại bài hát :
- Đàn giai điệu bài hát cho HS nghe, hỏi HS tên bài hát? tác giả? 
- Cho HS nghe lại bài hát qua băng nhạc hoặc GV tự trình bày.
2/ Ôn tập bài hát :
- Cả lớp hát lại bài 3,4 lượt. Yêu cầu đúng giai điệu, đúng lời ca, thuộc bài.
- GV làm mẫu những tiếng hát luyến láy.”nhà”, “em”, “trường”, “suối”, “véo”, “hót”, “hay” 
- GV đệm đàn bắt nhịp cho lớp hát cả bài.
- Nhận xét, nhắc nhở những chổ sai.
- GV cho lớp ôn lại bài hát nhiều lần bằng nhiều hình thức, tổ nhóm, cá nhân
-Gọi vài HS lên biểu diễn. 
- GV nhận xét.
3/ Vài cách hát tập thể :
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu đến câu 5 thì cả lớp cùng hát. Trong khi hát cho HS sử dụng nhạc cụ đệm.
- HD HS hát kết hợp với gõ đệm.
- GV nhận xét.
- GV HD 1 số động tác vận động đã chuẩn bị trước.
- Gọi vài HS khá thực hiện trước.
- Đàn cho HS hát + thực hiện vài lần cho nhuần nhuyễn.
- Đàn cho lớp hát + múa minh hoạ.
- GV nhận xét.
- Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng nhiều hơn).
- Dặn HS về ôn lại bài hát tập vổ tay đúng phách và đúng tiết tấu lời ca.
- HS lắng nhe và trả lời câu hỏi.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS hát.
- HS thực hiện.
- Vài HS lên biểu diễn.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ theo HD của GV.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS ghi nhớ.
TIẾT 31
Học hát : Bài Năm ngón tay ngoan
 (Nhạc và lời : Trần Văn Thụ)
I. MỤC TIÊU
- HS hát đúng giai điệu và lời ca (lời 1).
- HS hát đồng đều, rõ lời.
- HS hiểu nội dung bài hát kể chuyện về 5 ngón tay : mỗi ngón tượng trưng cho 1 em bé có đức tính tốt rất đáng yêu.
- HS biết bài Năm ngón tay ngoan do Trần Văn Thụ sáng tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài Năm ngón tay ngoan
- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách...)
- Máy nghe, băng nhạc mẫu
- Thuộc nội dung câu chuyện về nội dung bài hát để kể cho HS nghe.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên các bài hát đã ôn ở tiết trước, hát và vỗ tay theo phách hoặc tiết tấu lời ca. GV nhận xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới:
Nội dung 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Hoạt động 1: 
Dạy hát bài 
Năm ngón tay ngoan 
Nhạc và lời : 
Trần Văn Thụ
Hoạt động 2: 
Gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca
Củng cố - Dặn dò
1. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài hát bằng cách kể câu chuyện đã chuẩn bị trước.
2. Nghe hát mẫu:
- GV mở băng nhạc hoặc tự trình bày cho HS nghe.
- GV hỏi HS cảm nhận về bài hát (có hay không ?, vui ? buồn ? )
3. Đọc lời ca:
- GV đọc lời ca (lời 1) cho cả lớp nghe sau đó HD cho HS đọc lại từng câu.Thực hiện 2-3 lần cho HS nhớ lời bài hát.
5. Tập hát từng câu:
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
- Nhắc nhở HS chú ý lấy hơi ở giữa mỗi câu hát.
Chú ý :
- Trong bài có nhiều câu hát hoàn toàn giống nhau về giai điệu, chỉ khác lời ca và nốt kết. GV cần giúp HS nhận biết để dễ học hát.
- Sau khi hát đúng giai điệu, GV cho luyện tập từng nhóm để các em thuộc lời bài hát.
- Tập xong 2 câu cho HS hát nối lại.
- Nhắc HS phát âm rõ lời, tròn tiếng.
6. Hát cả bài:
- Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
- Sửa cho HS (nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), nhận xét.
- GV HD 1 số động tác vận động đã chuẩn bị trước.
- Gọi vài HS khá thực hiện trước.
- Đàn cho HS hát + thực hiện vài lần cho nhuần nhuyễn.
- Đàn cho lớp hát + múa minh hoạ.
- GV nhận xét.
- Trước khi kết thúc tiết học, GV cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ cả bài hát, GV đệm đàn hoặc mở băng.
- Nhận xét chung (như ở các tiết trước). 
-Dặn HS về ôn bài hát vừa tập.
- HS chú ý nghe GV giới thiệu bài.
- HS nghe hát mẫu.
- HS trả lời.
- HS nghe và đọc lời ca theo.
- HS tập hát từng câu theo HD của GV
- HS chú ý lấy hơi.
- HS lưu ý.
- HS hát theo tổ, nhóm, cá nhân 
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- Hs thực hiện.
- HS chú ý lắng nghe.
TIẾT 32
Học hát : Bài Năm ngón tay ngoan (tt)
I MỤC TIÊU :
- Hát đúng giai điệu và lời ca(có 3 lời).
- HS biểu diễn có vận động phụ hoạ.
- HS biết gõ đệm theo nhịp 2.
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
- Nhạc cụ, băng nhạc.
- Đàn hát chuẩn xác bài Năm ngón tay ngoan.
- Tìm vài động tác phụ hoạ.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1/ Ổn định lớp : nhắc nhở HS tư thế ngồi ngay ngắn
2/ Kiểm tra bài củ : GV gọi HS nhắc tên bài hát đã học ở tiết trước, gọi nhóm hát. GV nhận xét.
3/ Dạy bài mới :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 :
Dạy hát lời 2,3.
- Ôn tập lời 1
Hoạt động 2 :
Tập biễu diễn bài hát.
Củng cố, dặn dò:
1/ Nghe lại bài hát :
- Đàn giai điệu bài hát cho HS nghe, hỏi HS tên bài hát? tác giả? 
- Cho HS nghe lại bài hát qua băng nhạc hoặc GV tự trình bày.
2/ Ôn tập bài hát :
- GV đệm đàn bắt nhịp cho lớp hát lời 1.
- Nhận xét, nhắc nhở những chổ sai.
- GV cho lớp ôn lại bài hát nhiều lần bằng nhiều hình thức, tổ nhóm, cá nhân
- GV nhận xét.
3/ Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 :
- GV chia các nhóm luyện tập luân phiên.
Xoè bàn tay, đếm ngón tay
 x x
Một anh béo trông thật đến hay.
 x x
4/Tập hát lời 2,3:.
- Trước khi tập hát, GV cho lớp đọc đồng thanh lời 2 và 3 bài Năm ngón tay ngoan
- GV HD HS đọc lời 2,3 như đã dạy ở lời 1.
- Gọi vài HS lên hát.
- GV nhận xét.
- GV đàn cho lớp hát theo nhóm, cá nhân 
- Hình thức 1 : GV cho từng nhóm biểu diễn trước lớp. Mỗi nhóm 5 em tượng trưng cho 5 ngón tay, khi hát kết hợp làm động tác phụ hoạ cho sinh động và tự nhiên.
- Hình thức 2 : Một nhóm 5 em biểu diễn. Mỗi em đóng vai 1 ngón tay và hát theo nội dung của từng ngón tay. Sau khi các vai hát xong, cả nhóm cùng hát, vừa hát vừa vỗ tay đệm theo nhịp 2.
- GV nhận xét.
- Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng nhiều hơn).
- Dặn HS về ôn lại bài hát Quê hương tươi đẹp, tập vổ tay đúng phách và đúng tiết tấu lời ca.
- HS lắng nhe và trả lời câu hỏi.
- HS hát.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS tập biểu diễn theo HD của GV.
- HS lắng nghe.
TIẾT 33
 _ Ôn tập 2 bài hát : Đi tới trường, Năm ngón tay ngoan
 _ Nghe nhạc
I MỤC TIÊU :
- Hát thuộc lời, đúng giai điệu 2 bài hát.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp hoặc đệm theo tiết tấu lời ca. Các em biết phân biệt 3 cách gõ đệm.
- Nghe nhạc, bồi dưỡng khả năng cảm thụ âm nhạc.
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
- Nhạc cụ và tập đệm bài hát.
- Nhạc cụ đệm (song loan, thanh phách, trống nhỏ . . .)
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1/ Ổn định lớp : nhắc nhở HS tư thế ngồi ngay ngắn
2/ Kiểm tra bài củ : Tiến hành trong quá trình ôn hát.
3/ Dạy bài mới :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 :
Ôn tập bài Đi tới trường
Hoạt động 2 :
Ôn tập bài Năm ngón tay ngoan.
Hoạt động 3 :
Nghe nhạc.
Củng cố, dặn dò:
- GV đàn bài Đi tới trường cho HS nhớ giai điệu và hỏi HS đó là bài gì?
- GV đệm đàn bắt nhịp cho lớp hát.
- Nhận xét, nhắc nhở những chổ sai.
- Gõ đệm bài hát theo phách, đệm nhịp 2.
- Tổ chức các nhóm biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV nhận xét.
- GV cho lớp ôn lại bài hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2.
-Gọi vài HS lên biểu diễn theo hình thức đã HD ở tiết 32. 
- Nhận xét, nhắc nhở những chổ sai.
- GV cho lớp ôn lại bài hát nhiều lần bằng nhiều hình thức, tổ nhóm, cá nhân
- GV nhận xét.
- Ổn định tư thế ngồi cho HS.
- Cho HS nghe 1 đoạn nhạc không lời (hoặc 1 bài hát thiếu nhi)
- GV hỏi HS :
+ Tiết tấu đoạn nhạc nhanh hay chậm, vui, buồn
+ Em nghe đoạn nhạc có hay không?
- GV cho Hs nghe tác phẩm lần 2.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về học thộc lời bài hát vừa học.
- HS nghe và trả lời.
- HS hát.
- HS thực hiện.
- Vài HS lên biểu diễn.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
- HS thực hiện.
- HS theo dõi.
- HS nghe nhạc.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
TIẾT 34 - 35
Ôn tập học kỳ II 
Kiểm tra cuối năm
	- Trong 2 tiết học này, GV cần giúp các em hát thuộc tất cả những bài hát đã học trong năm.
	- GV giúp các em phân biệt 3 cách vỗ tay (hoặc gõ đệm) đã được tập luyện qua các bài hát : đệm theo tiết tấu lời ca, đệm theo phách, đệm theo nhịp.
	- GV đánh giá và khen ngợi những em HS hát đạt yêu cầu. GV nhắc nhở nhẹ nhàng và động viên những em hát chưa đạt yêu cầu cần phải cố gắng hơn. GV tổng hợp kết quả học tập cụ thể của HS : những em đạt yêu cầu, những em chưa đạt yêu cầu, tính tỉ lệ chung. Đối với các em HS lớp 1, việc động viên các em nhiệt tình tham gia học hát và mạnh dạn tập biểu diễn là mục tiêu quan trọng nhất. Việc hát tốt, hát chưa tốt, hát đúng hay còn sai sót sẽ tiếp tục giúp các em khắc phục trong những năm học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docÂm nhạc 1.doc