Giáo án Lớp 1 - Tuần 14 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu

Giáo án Lớp 1 - Tuần 14 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu

Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.

- HS thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.

- Có ý thức đi học đều và đúng giờ một cách thường xuyên.

II. Chuẩn bị

1. GV: Tranh minh hoạ.

2. HS: Vở bài tập Đạo đức1

 

doc 13 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 14 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ NGÀY
MÔN
TIẾT PPCT
TÊN BÀI DẠY
ĐIỀU CHỈNH
Hai
03/12
CHÀO CỜ
HỌC VẦN
HỌC VẦN
ĐẠO ĐỨC
MĨ THUẬT
14
109
110
14
14
Sinh hoạt dưới cờ
Eng – iêng
Eng – iêng
Đi học đều và đúng giờ.
Vẽ màu vào các hoạ tiết ở hình vuông. 
Ba
04/12
HỌC VẦN
HỌC VẦN
TOÁN
TN & XH
111
112
53
14 
Uông – ương
Uông – ương
Phép trừ trong phạm vi 8
An toàn khi ở nhà
BT3 bỏ coêu2 
Tư
05/12
TOÁN 
HỌC VẦN
HỌC VẦN
THỦ CÔNG 
54
113
114
14
Luyện tập
Ang – anh
Ang – anh
Gấp các đoạn thẳng cách đều 
Bài 3 bỏ cột 4 
Năm
06/12
TOÁN 
HỌC VẦN
HỌC VẦN
HÁT NHẠC
SHNK
55
115
116
14
14 
Phép cộng trong phạm vi 9
Inh – ênh
Inh – ênh
Ôn tập bài hát: Sắp đến tết rồi
Hát: Cháu thương chú bộ đội 
Bài 2 bỏ cột 3 
Sáu
07/12
THỂ DỤC
TOÁN
HỌC VẦN
HỌC VẦN
SINH HOẠT
14
56
117
118
14
TD rèn luyện TTCB, trò chơi vận động
Phép trừ trong phạm vi 9
Ôn tập
Ôn tập
Bài 2 bỏ cột 4 
Tuần 14
	Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2008
Sáng
Tiết 1: Chào cờ
Chiều (1a1)
Tiết 1: Đạo đức
ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
- HS thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.
- Có ý thức đi học đều và đúng giờ một cách thường xuyên.
II. Chuẩn bị 
1. GV: Tranh minh hoạ.
2. HS: Vở bài tập Đạo đức1
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra: + Khi chào cờ chúng ta phải làm gì?
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Thảo luận nhóm
- GV cho HS quan sát tranh và nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn, còn Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ?
+ Qua câu chuyện em thấy bạn nào đáng khen? Vì sao?
- GV kết luận: Thỏ la cà nên đi học muộn. Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng nên đi học đúng giờ. Bạn rùa thật đáng khen.
*H/Đ2: Học sinh đóng vai theo tình huống “Trước giờ đi học” (bài tập 2)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 2, nêu nội dung tranh.
- Cho các nhóm thảo luận và đóng vai.
+ Nếu em có mặt ở đó. Em sẽ nói gì với bạn? Tại sao?
- GV nhận xét.
*H/Đ3: Liên hệ 
+ Bạn nào lớp ta luôn đi học đúng giờ?
+ Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?
- GV kết luận: Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền được đi học của mình.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Thỏ la cà nên đi học muộn. Rùa cố gắng và chăm chỉ nên đi học đúng giờ.
- Học sinh lắng nghe và vài em nhắc lại.
- Học sinh thực hành đóng vai. 
- HS đóng vai trước lớp.
- HS liên hệ.
- Để đi học đúng giờ cần phải:
+ Chuẩn bị đầy đủ sách vở quần áo từ tối hôm trước, không thức khuya, để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi thức dậy đi học.
	`3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Thực hiện tốt bài học.
Tiết 2: Đạo đức
ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
- HS thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.
- Có ý thức đi học đều và đúng giờ một cách thường xuyên.
II. Chuẩn bị 
1. GV: Tranh minh hoạ.
2. HS: Vở bài tập Đạo đức1
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra: + Khi chào cờ chúng ta phải làm gì?
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: HS liên hệ 
+ Bạn nào lớp ta luôn đi học đúng giờ?
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đi học đều. Phê bình những HS hay đi học muộn.
*H/Đ2: Hoạt động cả lớp
+ Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?
- GV kết luận: Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền được đi học của mình.
- HS liên hệ bản thân có đi học đúng giờ hay không hoặc kể trong lớp những bạn nào hay đi học muộn.
- Để đi học đúng giờ cần phải:
+ Chuẩn bị đầy đủ sách vở quần áo từ tối hôm trước, không thức khuya, để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi thức dậy đi học.
3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Thực hiện tốt bài học.
Tiết 3: Thủ công
GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I. Mục tiêu
- Giúp HS biết cách gấp và gấp được các đoạn thẳng cách đều.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Mẫu gấp, các nếp gấp cách đều có kích thước lớn.
2. HS: Giấy nháp trắng, bút chì, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Quan sát và nhận xét
- Cho học sinh quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều.
- Hướng dẫn HS nhận xét về các nếp gấp.
*H/Đ2: Hướng dẫn cách gấp
- GV ghim tờ giấy màu lên bảng, mặt màu áp sát mặt bảng, giúp học sinh nhận thấy các ô vuông của tờ giấy màu.
+ Hướng dẫn gấp nếp thứ nhất.
+ Hướng dẫn gấp nếp thứ hai
+ Hướng dẫn gấp nếp thứ ba.
+ Hướng dẫn gấp các nếp tiếp theo.
*H/Đ3: Thực hành
- Cho HS thực hành gấp.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- Hướng dẫn học sinh dán sản phẩm vào vở thủ công.
- HS quan sát, nhận xét:
+ Chúng cách đều nhau, có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại.
- Học sinh quan sát. 
- Học sinh nhắc lại cách gấp.
- Học sinh thực hành gấp và dán vào vở thủ công.
3. Nhận xét, dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị cho bài tiết sau.
Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2008
Sáng
Tiết 3(1a2), Tiết 4(1a1)
Tự nhiên và xã hội
AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu : HS biết 
- Kể tên một số vật sắc nhọn có thể gây đứt tay chảy máu.
- Kể tên một số đồ vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng, cháy.
- Cách phòng tránh và xử lí khi có tai nạn xảy ra.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Các hình bài 14 phóng to, một số tình huống để học sinh thảo luận.
2. HS: SGK Tự nhiên và xã hội
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra: + Kể tên một số công việc em thường làm để giúp đỡ bố mẹ?
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Làm việc với SGK.
- GV cho học sinh quan sát tranh trang 30 trong SGK.
+ Chỉ và nói các bạn trong mỗi hình đang làm gì?
+ Điều gì có thể xãy ra nếu các bạn không cẩn thận?
+ Khi dùng dao sắc và nhọn cần chú ý điều gì?
- GV kết luận
*H/Đ2: Đóng vai
- GV yêu cầu học sinh quan sát các hình trang 31, hướng dẫn HS đóng vai.
- Cho các nhóm lên trình bày.
- Kết luận: Không được để đèn dầu và các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dễ bắt lửa.
+ Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng, cháy.
+ Khi sử dụng đồ điện phải cẩn thận, không sờ vào phích cắm, ổ điện.
+ Không cho em bé chơi gần những vật dễ cháy và đồ điện
- Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm 2. 
- Một số HS trình bày trước lớp.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phân mỗi nhóm 1 tình huống.
- Học sinh làm việc theo nhóm thảo luận, dự kiến các trường hợp có thể xảy ra, sắm vai xử lý tình huống.
- Các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Thực hiện tốt bài học.
Chiều (1a2)
Tiết 1: Đạo đức
Tiết 2: Đạo đức (T)
Tiết 3: Mĩ thuật
VẼ MÀU VÀO CÁC HOẠ TIẾT Ở HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu 
- Giúp HS thấy được vẽ đẹp của trang trí hình vuông.
- Biết cách vẽ màu theo ý thích.
- Giáo dục óc thẩm mỹ, yêu thích môn vẽ.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Khăn vuông có trang trí, một số bài trang trí hình vuông.
2. HS: Bút, tẩy, màu 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra : Kiểm tra đồ dùng học tập của các em.
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Giới thiệu một số đồ vật có trang trí hình vuông.
- GV cho HS xem một số đồ vật hay ảnh dạng hình vuông.
*H/Đ2: Hướng dẫn cách vẽ màu
- Cho HS quan sát H5, Vở tập vẽ, nhận xét các họa tiết ở mỗi hình.
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu.
*H/Đ3: Thực hành
- Hướng dẫn HS chọn màu để vẽ vào H5.
- GV theo dõi gợi ý học sinh chọn màu và vẽ màu.
*H/Đ4: Nhận xét đánh giá
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Quan sát, nhận xét.
- Học sinh nêu thêm một số đồ vật có trang trí hình vuông.
- Quan sát, nhận xét.
- Học sinh thực hành vẽ. 
- Học sinh cùng GV nhận xét bài vẽ của các bạn trong lớp.
3. Dặn dò
 - Chuẩn bị cho bài tiết sau.
Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2008
Sáng 
Tiết 3(1a2) Thủ công
Tiết 4(1a1): Thủ công (T)
GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I. Mục tiêu
- Giúp HS biết cách gấp và gấp được các đoạn thẳng cách đều.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Mẫu gấp, các nếp gấp cách đều có kích thước lớn.
2. HS: Giấy nháp trắng, bút chì, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Hướng dẫn cách gấp
- GV cho HS nhắc lại cách gấp các đoạn thẳng cách đều.
- GV nhận xét, lưu ý HS các nếp gấp phải đều nhau.
*H/Đ2: Thực hành
- Cho HS thực hành gấp.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- Hướng dẫn học sinh dán sản phẩm vào vở thủ công.
- Học sinh nhắc lại cách gấp.
- Học sinh thực hành gấp và dán vào vở thủ công.
3. Nhận xét, dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị cho bài tiết sau.
Chiều (1a1)
Tiết 1: Mĩ thuật
Tiết 2: Mĩ thuật (T)
VẼ MÀU VÀO CÁC HOẠ TIẾT Ở HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu 
- Giúp HS thấy được vẽ đẹp của trang trí hình vuông.
- Biết cách vẽ màu theo ý thích.
- Giáo dục óc thẩm mỹ, yêu thích môn vẽ.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Khăn vuông có trang trí, một số bài trang trí hình vuông.
2. HS: Bút, tẩy, màu 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra : Kiểm tra đồ dùng học tập của các em.
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Hướng dẫn cách vẽ màu
- Cho HS quan sát H5, Vở tập vẽ, nhận xét các họa tiết ở mỗi hình.
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu: Các hình giống nhau nên vẽ cùng một màu.
*H/Đ2: Thực hành
- Hướng dẫn HS chọn màu để vẽ vào H5.
- GV theo dõi gợi ý học sinh chọn màu và vẽ màu.
*H/Đ3: Nhận xét đánh giá
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Quan sát, nhận xét.
- Học sinh thực hành vẽ. 
- Học sinh cùng GV nhận xét bài vẽ của các bạn trong lớp.
3. Dặn dò
 - Chuẩn bị cho bài tiết sau.
Tiết 3: Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: "SẮP ĐẾN TẾT RỒI"
I. Mục tiêu 
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát: "Sắp đến tết rồi".
- Biết hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách hoặc đệm theo tiết tấu lời ca.
- Biết tập biểu diễn hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Tập đọc những câu thơ 4 chữ theo tiết tấu bài: "Sắp đến Tết rồi"
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Nhạc cụ, tranh, trống, nhỏ, thanh phách 
2. HS: Thanh phách
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra : HS hát bài: "Sắp đến Tết rồi"
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Ôn bài hát: Sắp đến tết rồi.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay (gõ đệm) theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. - GV theo dõi, uốn nắn.
*H/Đ2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Cho một số nhóm trình diễn trước lớp.
*H/Đ3: Tập đọc thơ theo tiết tấu bài hát.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Một nhóm đọc lời theo tiết tấu, các nhóm khác đệm theo bằng nhạc cụ gõ.
- GV theo dõi, sửa sai.
- Học sinh hát theo nhóm, cá nhân.
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Biểu diễn trước lớp.
- HS tập đọc thơ theo tiết tấu bài hát.
3. Củng cố, dặn dò
 - HS hát lại cả bài.
 - Nhận xét tiết học. Dặn HS học thuộc bài hát.
Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2008
Sáng
Tiết 1(1a1), Tiết 3(1a2)
Thể dục
 THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn một số động tác Thể dục RLTTCB đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác hơn giờ trước .
- Làm quen với trò chơi “Chạy tiếp sức”.Yêu cầu tham gia được vào trò chơi ở mức ban đầu.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Sân trường, vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: 1 còi, bóng, kẻ sân cho trò chơi. 
III. Nội dung và phương pháp 
Nội dung
Định lượng
Phương pháp - Tổ chức lớp
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu bài học.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng; đứng nghiêm, đứng nghỉ; quay phải, quay trái.
- Trò chơi: "Diệt các con vật có hại".
- Kiểm tra bài cũ. 
9’
∆
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
II. Phần cơ bản
* Ôn phối hợp đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
* Ôn phối hợp đứng đưa chân trái ra trước, hai tay chống hông; đứng đưa chân phải ra trước hai tay chống hông.
* Trò chơi “Chạy tiếp sức”
III. Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
5’
1 - 2 l
2 * 4 nhịp
5’
1 - 2 l
2 * 4 nhịp
10’
2 - 3 l
6’
- GV vừa làm mẫu vừa giải thích động tác. Sau đó hô cho HS tập theo.
- GV theo dõi, nhận xét, sửa những động tác sai của HS. 
- Từng tổ lên thực hiện, tổ trưởng điều khiển . Các tổ còn lại quan sát và nhận xét .
- 2 - 4 hàng dọc .
- GV nêu tên trò chơi, nêu cách chơi và luật chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử rồi mới cho chơi chính thức, có phân thắng bại.
 ∆
 x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x
Tiết 2(1a1), Tiết 4(1a2)
Thể dục (T)
 THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn một số động tác Thể dục RLTTCB đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác hơn giờ trước .
- Làm quen với trò chơi “Chạy tiếp sức”.Yêu cầu tham gia được vào trò chơi ở mức ban đầu.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Sân trường, vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: 1 còi, bóng, kẻ sân cho trò chơi. 
III. Nội dung và phương pháp 
Nội dung
Định lượng
Phương pháp - Tổ chức lớp
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu bài học.
- Đứng vỗ tay và hát.
7’
 ∆
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x 
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng; đứng nghiêm, đứng nghỉ; quay phải, quay trái.
- Trò chơi: "Diệt các con vật có hại".
II. Phần cơ bản
* Ôn phối hợp đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
* Ôn phối hợp đứng đưa chân trái ra trước, hai tay chống hông; đứng đưa chân phải ra trước hai tay chống hông.
* Trò chơi “Chạy tiếp sức”
III. Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
5’
1 - 2 l
2 * 4 nhịp
5’
1 - 2 l
2 * 4 nhịp
12’
2 - 3 l
6’
- GV vừa làm mẫu vừa giải thích động tác. Sau đó hô cho HS tập theo.
- GV theo dõi, nhận xét, sửa những động tác sai của HS. 
- Từng tổ lên thực hiện, tổ trưởng điều khiển . Các tổ còn lại quan sát và nhận xét .
- 2 - 4 hàng dọc .
- GV nêu tên trò chơi, nêu cách chơi và luật chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử rồi mới cho chơi chính thức, có phân thắng bại.
 ∆
 x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x
Chiều (1a2)
Tiết 1: Thủ công (T)
Tiết 2: Tự nhiên vầ xã hội (T)
Tiết 3: Âm nhạc
Tiết 4: Mĩ thuật (T)
Thứ 6 ngày 28 tháng 11 năm 2008
Tiết 3(1a2), Tiết 4(1a1)
Âm nhạc (T) 
ÔN TẬP BÀI HÁT: "SẮP ĐẾN TẾT RỒI"
I. Mục tiêu 
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát: "Sắp đến tết rồi".
- Biết hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách hoặc đệm theo tiết tấu lời ca.
- Biết tập biểu diễn hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Tập đọc những câu thơ 4 chữ theo tiết tấu bài: "Sắp đến Tết rồi"
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Nhạc cụ, tranh, trống, nhỏ, thanh phách 
2. HS: Thanh phách
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra : HS hát bài: "Sắp đến Tết rồi"
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Ôn bài hát: Sắp đến tết rồi.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay (gõ đệm) theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. - GV theo dõi, uốn nắn.
*H/Đ2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Cho một số nhóm trình diễn trước lớp.
*H/Đ3: Tập đọc thơ theo tiết tấu bài hát.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Một nhóm đọc lời theo tiết tấu, các nhóm khác đệm theo bằng nhạc cụ gõ.
- GV theo dõi, sửa sai.
- Học sinh hát theo nhóm, cá nhân.
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Biểu diễn trước lớp.
- HS tập đọc thơ theo tiết tấu bài hát.
3. Củng cố, dặn dò
 - HS hát lại cả bài.
 - Nhận xét tiết học. Dặn HS học thuộc bài hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14_07-08.doc