Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tâu

Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tâu

Mục tiêu

* HS hiểu:

- Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với đời sống con người.

- Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

- Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em.

* HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

II. Tài liệu và phương tiện

 

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ 2 ngày 13 tháng 4 năm 2009 (1a1)
Thứ 3 ngày 14 tháng 4 năm 2009 (1a1)
Tiết 1: Đạo đức 
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG
(TIẾT 2) 
I. Mục tiêu
* HS hiểu:
- Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với đời sống con người.
- Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em.
* HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
II. Tài liệu và phương tiện
- Vở bài tập đạo đức 1.
- Bài hát: Ra chơi vườn hoa.
- Điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: + Cần chào hỏi và tạm biệt khi nào?
 + Chào hỏi và tạm biệt thể hiện điều gì?
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Làm bài tập 3
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- Giải thích yêu cầu bài tập.
- Gọi một số HS trình bày.
- GV kết luận: Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4.
*H/Đ2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống bài tập 4
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Cho các nhóm lên đóng vai.
- GV kết luận.
*H/Đ3: Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây hoa
- GV giao nhiệm vụ cho các tổ.
- Cho đại diện các tổ lên đăng kí và trình bày kế hoach hành động.
- GV kết luận.
*H/Đ4: Đọc thơ
- GV cho HS đọc các câu thơ trong vở bài tập.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- Một số HS trình bày bài tập. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- HS thảo luận, đăng kí và lên kế hoạch hành động.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- HS đọc thơ.
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS hát bài: “Ra chơi vườn hoa”.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS thực hiện tốt bài học.
Tiết 2: Đạo đức(T)
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG
(TIẾT 2) 
I. Mục tiêu
* HS hiểu:
- Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với đời sống con người.
- Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em.
* HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
II. Tài liệu và phương tiện
- Vở bài tập đạo đức 1.
- Bài hát: Ra chơi vườn hoa.
- Điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: + Cần chào hỏi và tạm biệt khi nào?
 + Chào hỏi và tạm biệt thể hiện điều gì?
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Thực hành chăm sóc và bảo vệ cây
- GV cho các nhóm thực hành chăm sóc và bảo vệ cây theo khu vực đã đăng kí.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- HS thực hành chăm sóc và bảo vệ cây.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn HS thực hiện tốt bài học.
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
THỰC HÀNH: QUAN SÁT BẦU TRỜI
I. Mục tiêu
Giúp HS biết: 
- Sự thay đổi của những đám mây trên bầu trời là một trong những dấu hiệu cho biết sự thay đổi của thời tiết.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây trong thực tế hằng ngày và biểu đạt nó thành hình vẽ đơn giản.
- HS có ý thức cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, phát huy trí tưởng tượng.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm thực hành: Trên sân trường.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: + Nêu những dấu hiệu của trời nắng, trời mưa?
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Quan sát bầu trời
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Quan sát bầu trời: 
+ Nhìn lên bầu trời, em có trông thấy Mặt Trời và những khoảng trời xanh không?
+ Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây?
+ Những đám mây có màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động?
- Quan sát cảnh vật xung quanh: 
+ Sân trường, cây cối, mọi vật  lúc này khô ráo hay ướt át?
+ Em có trông thấy ánh nắng vàng (hoặc những giọt mưa rơi) không?
- GV tổ chức cho HS ra sân trường để các em thực hành quan sát theo yêu cầu trên. GV lần lượt nêu từng câu hỏi trên và chỉ định một số HS trả lời dựa theo những gì các em đã quan sát được.
- Sau khi học sinh thực hành quan sát, GV cho HS vào lớp thảo luận câu hỏi: 
+ Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì?
- GV kết luận.
*H/Đ2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh
- GV cho HS lấy giấy (vở bài tập) và bút màu đã đem theo để vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh. 
- Sau khi HS vẽ xong, GV yêu cầu các em giới thiệu bức vẽ của mình với bạn bên cạnh.
- GV chọn một số bức vẽ để trưng bày, giới thiệu với cả lớp.
- HS lắng nghe.
- Ra sân và quan sát bầu trời theo gợi ý của GV.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi. 
- Thực hành vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh.
- Giới thiệu tranh vẽ.
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài 32 “Gió”. 	
Tiết 4: Mĩ thuật
VẼ CẢNH THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Tập quan sát thiên nhiên.
- Vẽ được cảnh thiên nhiên theo ý thích.
- Thêm yêu mến quê hương, đất nước mình.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Một số tranh, ảnh phong cảnh.
2. HS: Vở Tập vẽ 1, bút vẽ, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Giới thiệu cảnh thiên nhiên
- GV giới thiệu tranh, ảnh để HS biết được sự phong phú của cảnh thiên nhiên.
- GV gợi ý để HS tìm thấy những hình ảnh có trong các cảnh trên.
*H/Đ2: Hướng dẫn HS cách vẽ
- Vẽ các hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. 
- Tìm màu thích hợp vẽ vào các hình.
- Vẽ màu để làm rõ phần chính của tranh.
- Vẽ màu thay đổi: có đậm, có nhạt.
*H/Đ3: Thực hành
- Hướng dẫn HS:
+ Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ thể hiện được đặc điểm của thiên nhiên (miền núi, đồng bằng, )
+ Sắp xếp vị trí của các hình trong tranh.
+ Vẽ mạnh dạn thoải mái.
*H/Đ4: Nhận xét, đánh giá
- GV hướng dẫn HS nhận xét về:
+ Hình vẽ và cách sắp xếp.
+ Màu sắc và cách vẽ màu.
- HS quan sát và nhận xét.
+ Cảnh sông biển, cảnh đồi núi, cảnh
đồng ruộng, cảnh phố phường, cảnh
góc sân nhà em, cảnh trường học 
- HS quan sát và trả lời.
- Thực hành vẽ tranh.
- Nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp.
3. Dặn dò
- Quan sát quang cảnh nơi ở của mình.
Thứ 4 ngày 14 tháng 4 năm 2009
Sáng
Tiết 1(1a1), Tiết 3(1a2)
Thủ công
CẮT, DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN 
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu
- HS biết cách cắt các nan giấy.
- HS cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Mẫu các nan giấy và hàng rào, 1 tờ giấy kẻ ô, kéo, hồ dán, thước kẻ
2. HS: Giấy màu có kẻ ô. Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 
 2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Hướng dẫn cách dán hàng rào
- GV hướng dẫn cách dán theo trình tự sau:
+ Kẻ 1 đường chuẩn (dựa vào đường kẻ ô tờ giấy).
+ Dán 4 nan đứng: Các nan cách nhau 1 ô.
+ Dán 2 nan ngang: Nan ngang thứ nhất cách đường chuẩn 1ô; Nan ngang thứ hai cách đường chuẩn 4ô.
*H/Đ2: Học sinh thực hành
- GV nhắc HS khi dán hàng rào vào vở thủ công phải theo đúng trình tự như GV đã hướng dẫn.
- GV khuyến khích một số em khá có thể dùng bút màu để trang trí cảnh vật trong vườn sau hàng rào.
- Quan sát.
- HS thực hành dán vào vở theo các bước: 
+ Kẻ đường chuẩn. 
+ Dán 4 nan đứng. 
+ Dán 2 nan ngang.
3. Nhận xét - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài “Cắt, dán và trang trí ngôi nhà”.
Tiết 2(1a1), Tiết 4(1a2)
Âm nhạc
HỌC HÁT BÀI: “NĂM NGÓN TAY NGOAN”
I. Mục tiêu
- HS hiểu nội dung bài hát kể chuyện về 5 ngón tay: mỗi ngón tượng trưng cho 1 em bé có đức tính tốt rất đáng yêu.
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
II. Chuẩn bị 
- Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách...)
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
*H/Đ1: Dạy hát bài: “Năm ngón tay ngoan” 
- GV hát mẫu.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca.
- Dạy HS hát từng câu.
*H/Đ2: Vừa hát vừa làm động tác phụ họa
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp các động tác phụ họa.
- HS lắng nghe.
- Đọc theo hướng dẫn của GV.
- Hát theo lớp, nhóm, cá nhân.
- Làm theo hướng dẫn của GV.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS học thuộc lời ca.
Chiều 
Thứ 4 ngày 14 tháng 4 năm 2009(1a1)
Thứ 5 ngày 15 tháng 4 năm 2009(1a2)
Tiết 1: Thủ công (T)
CẮT, DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN 
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu
- HS biết cách cắt các nan giấy.
- HS cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Mẫu các nan giấy và hàng rào, 1 tờ giấy kẻ ô, kéo, hồ dán, thước kẻ
2. HS: Giấy màu có kẻ ô. Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 
 2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Hướng dẫn cách dán hàng rào
- GV hướng dẫn cách dán theo trình tự sau:
+ Kẻ 1 đường chuẩn (dựa vào đường kẻ ô tờ giấy).
+ Dán 4 nan đứng: Các nan cách nhau 1 ô.
+ Dán 2 nan ngang: Nan ngang thứ nhất cách đường chuẩn 1ô; Nan ngang thứ hai cách đường chuẩn 4ô.
*H/Đ2: Học sinh thực hành
- GV nhắc HS khi dán hàng rào vào vở thủ công phải theo đúng trình tự như GV đã hướng dẫn.
- GV khuyến khích một số em khá có thể dùng bút màu để trang trí cảnh vật trong vườn sau hàng rào.
- Quan sát.
- HS thực hành dán vào vở theo các bước: 
+ Kẻ đường chuẩn. 
+ Dán 4 nan đứng. 
+ Dán 2 nan ngang.
3. Nhận xét - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2: Mĩ thuật (T)
VẼ CẢNH THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Tập quan sát thiên nhiên.
- Vẽ được cảnh thiên nhiên theo ý thích.
- Thêm yêu mến quê hương, đất nước mình.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Một số tranh, ảnh phong cảnh.
2. HS: Vở Tập vẽ 1, bút vẽ, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Hướng dẫn HS cách vẽ
- Vẽ các hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. 
- Tìm màu thích hợp vẽ vào các hình.
- Vẽ màu để làm rõ phần chính của tranh.
- Vẽ màu thay đổi: có đậm, có nhạt.
*H/Đ2: Thực hành
- Cho HS thực hành vẽ tranh.
- Theo dõi giúp đỡ HS.
*H/Đ3: Nhận xét, đánh giá
- GV hướng dẫn HS nhận xét về:
+ Hình vẽ và cách sắp xếp.
+ Màu sắc và cách vẽ màu.
- HS lắng nghe.
- Thực hành vẽ tranh.
- Nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp.
3. Dặn dò
- Quan sát quang cảnh nơi ở của mình.
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội (T)
THỰC HÀNH: QUAN SÁT BẦU TRỜI
I. Mục tiêu
Giúp HS biết: 
- Sự thay đổi của những đám mây trên bầu trời là một trong những dấu hiệu cho biết sự thay đổi của thời tiết.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây trong thực tế hằng ngày và biểu đạt nó thành hình vẽ đơn giản.
- HS có ý thức cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, phát huy trí tưởng tượng.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm thực hành: Trên sân trường.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: + Nêu những dấu hiệu của trời nắng, trời mưa?
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh
- GV cho HS lấy giấy (vở bài tập) và bút màu để vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh. 
- Sau khi HS vẽ xong, GV yêu cầu các em giới thiệu bức vẽ của mình với bạn bên cạnh.
- GV chọn một số bức vẽ để trưng bày, giới thiệu với cả lớp.
- Thực hành vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh.
- Giới thiệu tranh vẽ.
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài 32 “Gió”. 	
Thứ 5 ngày 15 tháng 4 năm 2009
Sáng
Tiết 1(1a2), Tiết 2(1a1)
Thể dục
TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Ôn trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”. Yêu cầu chơi có kết hợp vần điệu.
- Tiếp tục “Chuyền cầu theo nhóm 2 người”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: 1 còi và 1 số quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp. Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng vỗ tay, hát.
- Khởi động:
+ Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
+ Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục.
2. Phần cơ bản
- Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- Thi chuyền cầu theo nhóm 2 người hoặc thi tâng cầu cá nhân.
3. Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp 2 - 4 hàng dọc.
- Ôn động tác vươn thở và điều hòa của bài thể dục.
- Trò chơi.
- Nhận xét giờ học. Giao việc về nhà.
1 - 2 phút
1 phút
1 - 2 phút
50 - 60m
1 phút
3 phút
2 x 8 nhịp
6 - 8 phút
6 - 8 phút
3 - 4 phút
2 - 3 phút
1 phút
1 lần
2 x 8 nhịp 1 phút
1 phút
- Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số.
- GV điều khiển cho cả lớp tập luyện.
- Đội hình hàng ngang.
- Cho HS ôn lại vần điệu.
- Sau đó HS đồng loạt đọc vần điệu và chơi trò chơi. 
- Cho HS quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một cách nhau 1,5 - 3m.
- Cho từng nhóm tự chơi. 
- Đội hình hàng dọc 2 - 4 hàng dọc.
- Khen những tổ, cá nhân học ngoan, tập tốt.
Thứ 6 ngày 16 tháng 4 năm 2009
Sáng
Tiết 1(1a2), Tiết 3(1a1) 
Thể dục (T)
TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Ôn trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”. Yêu cầu chơi có kết hợp vần điệu.
- Tiếp tục “Chuyền cầu theo nhóm 2 người”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: 1 còi và 1 số quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp. Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng vỗ tay, hát.
- Khởi động:
+ Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
+ Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục.
2. Phần cơ bản
- Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- Thi chuyền cầu theo nhóm 2 người hoặc thi tâng cầu cá nhân.
3. Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp 2 - 4 hàng dọc.
- Ôn động tác vươn thở và điều hòa của bài thể dục.
- Trò chơi.
- Nhận xét giờ học. Giao việc về nhà.
1 - 2 phút
1 phút
1 - 2 phút
50 - 60m
1 phút
3 phút
2 x 8 nhịp
6 - 8 phút
6 - 8 phút
3 - 4 phút
2 - 3 phút
1 phút
1 lần
2 x 8 nhịp 1 phút
1 phút
- Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số.
- GV điều khiển cho cả lớp tập luyện.
- Đội hình hàng ngang.
- Cho HS ôn lại vần điệu.
- Sau đó HS đồng loạt đọc vần điệu và chơi trò chơi. 
- Cho HS quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một cách nhau 1,5 - 3m.
- Cho từng nhóm tự chơi. 
- Đội hình hàng dọc 2 - 4 hàng dọc.
- Khen những tổ, cá nhân học ngoan, tập tốt.
Tiết 2(1a2), Tiết 4(1a1)
Âm nhạc (T)
HỌC HÁT BÀI: “NĂM NGÓN TAY NGOAN”
I. Mục tiêu
- HS hiểu nội dung bài hát kể chuyện về 5 ngón tay: mỗi ngón tượng trưng cho 1 em bé có đức tính tốt rất đáng yêu.
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
II. Chuẩn bị 
- Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách...)
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
*H/Đ1: Dạy hát bài: “Năm ngón tay ngoan” 
- GV hát mẫu.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca.
- Dạy HS hát từng câu.
*H/Đ2: Vừa hát vừa làm động tác phụ họa
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp các động tác phụ họa.
- HS lắng nghe.
- Đọc theo hướng dẫn của GV.
- Hát theo lớp, nhóm, cá nhân.
- Làm theo hướng dẫn của GV.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS học thuộc lời ca.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 31.doc