Giáo án Lớp 1 - Tuần 32 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tâu

Giáo án Lớp 1 - Tuần 32 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tâu

Mục tiêu

- HS hiểu ích lợi của cây và hoa trong nhà trường và nơi công cộng đối với đời sống con người.

- Biết bảo vệ và chăm sóc cây và hoa trong nhà trường và nơi công cộng.

- Thực hành chăm sóc, bảo vệ cây và hoa trong nhà trường và nơi công cộng.

II. Chuẩn bị

- Địa điểm thực hành.

 

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1808Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 32 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ 2 ngày 20 tháng 4 năm 2009 (1a1)
Thứ 3 ngày 21 tháng 4 năm 2009 (1a2)
Tiết 1 + 2: Đạo đức
TỰ CHỌN: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu
- HS hiểu ích lợi của cây và hoa trong nhà trường và nơi công cộng đối với đời sống con người. 
- Biết bảo vệ và chăm sóc cây và hoa trong nhà trường và nơi công cộng.
- Thực hành chăm sóc, bảo vệ cây và hoa trong nhà trường và nơi công cộng. 
II. Chuẩn bị
- Địa điểm thực hành.
- Dụng cụ thực hành.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Thực hành chăm sóc cây và hoa
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa
- GV cho HS các tổ trình bày kế hoạch bảo vệ cây và hoa mà các em đã xây dựng ở tiết trước.
- GV nhận xét, bổ sung.
*H/Đ2: Thực hành chăm sóc, bảo vệ cây và hoa
- GV cho HS thực hành chăm sóc và bảo vệ cây và hoa theo kế hoạch đã xây dựng.
- Theo dõi, giúp đỡ HS.
- HS trình bày kế hoạch trước lớp.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- HS thực hành chăm sóc và bảo vệ cây và hoa.
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hiện chăm sóc và bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
GIÓ
I. Mục tiêu
Giúp HS biết: 
- Trời có gió hay không có gió; gió nhẹ hay gió mạnh.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi gió thổi vào người.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình trong bài 32 SGK và một số hình vẽ cảnh gió to.
- Mỗi HS làm sẵn một cái chong chóng.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: + Những đám mây trên bầu trời cho ta biết điều gì về thời tiết hôm nay?
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Quan sát tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát 5 hình của bài 32 ở trang 66, 67 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Hình nào cho biết trời đang có gió?
+ Vì sao em biết là trời đang có gió?
+ Gió trong các hình đó có mạnh không? Có gây nguy hiểm không?
- GV treo một số tranh, ảnh gió to và bão, hỏi:
+ Gió trong mỗi bức tranh này như thế nào?
+ Cảnh vật ra sao khi có gió như thế?
- GV chỉ tranh và nói: Gió mạnh có thể chuyển thành bão, bão rất nguy hiểm cho con người, có thể làm đổ nhà, gẫy cây, chết người.
- GV kết luận: Khi trời lặng gió, cây cối đứng im. Gió nhẹ làm cho lá cây, ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cành lá nghiêng ngả 
*H/Đ2: Tạo gió
- GV cho HS cầm quạt giấy hoặc quyển sách quạt vào mình.
+ Các em thấy cảm giác như thế nào?
- Gọi một số HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
*H/Đ3: Quan sát ngoài trời
- GV giao nhiệm vụ cho HS khi ra ngoài trời quan sát: 
+ Nhìn xem các lá cây, ngọn cỏ ngoài sân trường có lay động hay không? Từ đó em rút ra kết luận gì?
- GV đi đến các nhóm giúp đỡ và kiểm tra.
- GV tập trung cả lớp và chỉ định đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ Nhờ đâu chúng ta biết trời lặng gió hay có gió?
- GV kết luận: Nhờ quan sát cây cối, cảnh vật xung quanh và chính cảm nhận của mỗi người mà ta biết được trời lặng gió hay có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- HS làm việc theo lớp, quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Gió mạnh.
- Nhà cửa siêu vẹo, cây cối ngả nghiêng
- Quan sát theo nhóm.
- HS quan sát, nêu những nhận xét của mình với các bạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
3. Củng cố, dặn dò
*Trò chơi: “Chong chóng”.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Phân chia địa điểm cho các nhóm.
- HS tiến hành trò chơi.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài 33 “Trời nóng, trời rét”.
Tiết 4: Mĩ thuật
VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN ÁO, VÁY
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nhận biết được vẻ đẹp của tranh phục có trang trí đường diềm (đặc biệt là trang phục của các dân tộc miền núi).
- Biết cách vẽ đường diềm trên áo, váy.
- Vẽ được đường diềm trên áo, váy và vẽ màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Một số đồ vật, ảnh chụp hoặc sách in: thổ cẩm, áo, khăn, túi có trang trí đường diềm. Một số hình minh hoạ các bước vẽ đường diềm.
2. HS: Vở Tập vẽ 1. Màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Giới thiệu đường diềm 
- GV cho HS xem một số đồ vật đã chuẩn bị (áo, váy, vải dệt hoa, túi có trang trí đường diềm). Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
+ Đường diềm được trang trí ở đâu? 
+ Trang trí đường diềm có làm cho áo, váy đẹp hơn không?
+ Trong lớp ta, áo, váy của bạn nào có trang trí đường diềm?
- GV kết luận: Đường diềm được sử dụng nhiều trong việc trang trí quần, áo, váy và trang phục của các dân tôc miền núi.
*H/Đ2: Hướng dẫn HS cách vẽ đường diềm
- GV giới thiệu cách vẽ đường diềm:
*Vẽ hình:
+ Chia khoảng (cố gắng chia đều).
+ Vẽ hình theo nhiều cách khác nhau.
*Vẽ màu:
+ Vẽ màu đường diềm theo ý thích.
+ Vẽ màu vào áo, váy theo ý thích.
*H/Đ3: Thực hành
- GV nêu yêu cầu của bài: Vẽ đường diềm trên áo, váy theo ý thích.
- GV theo dõi HS chia khoảng, vẽ hình và chọn màu. 
*H/Đ4: Nhận xét, đánh giá
- GV hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ về:
+ Hình vẽ (các hình giống nhau có đều không?).
+ Vẽ màu (không ra ngoài hình vẽ).
+ Màu nổi, rõ và tươi sáng.
- GV cho HS tự chọn những bài vẽ đẹp theo ý mình. 
- HS quan sát, nhận xét.
+ Ở cổ áo, gấu áo
- Quan sát cách vẽ màu.
- HS thực hành vẽ.
- HS nhận xét và chọn ra bài vẽ đẹp.
3.Dặn dò
- Quan sát các loại hoa (về hình dáng và màu sắc).
Thứ 4 ngày 22 tháng 4 năm 2009
Sáng 
Tiết 1(1a1), Tiết 3(1a2)
Thủ công
CẮT, DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ
I. Mục tiêu
- HS vận dụng được kiến thức đã học vào bài “Cắt, dán và trang trí ngôi nhà”.
- Cắt, dán được ngôi nhà mà em yêu thích.
II. Chuẩn bị 
1. GV: - Bài mẫu một ngôi nhà có trang trí.
 - Giấy các màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán.
 - 1 tờ giấy trắng làm nền.
2. HS: - Giấy thủ công nhiều màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, bút màu.
 - 1 tờ giấy trắng làm nền. Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Quan sát và nhận xét
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu ngôi nhà được cắt, dán bằng cách phối hợp từ các hình đã học. 
+ Thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ là hình gì? Cách vẽ, cắt các hình đó ra sao?
*H/Đ2: Hướng dẫn học sinh thực hành
- Kẻ, cắt thân nhà: Kẻ, cắt hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô. 
- Kẻ, cắt mái nhà: Kẻ 1 hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô và cạnh ngắn 3 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên như hình 3. Sau đó cắt rời được hình mái nhà.
- Kẻ, cắt cửa ra vào, cửa sổ: GV hướng dẫn HS kẻ 1 hình chữ nhật có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô làm cửa ra vào và kẻ 1 hình vuông có cạnh 2 ô để làm cửa sổ. Cắt cửa ra vào, cửa sổ rời khỏi tờ giấy màu.
- HS quan sát, nhận xét.
- Vẽ và cắt hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô làm thân nhà.
- Vẽ và cắt mái nhà. 
- Vẽ và cắt cửa ra vào và cửa sổ. 
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau dán, trang trí ngôi nhà.
Tiết 2(1a1), Tiết 4(1a2)
Âm nhạc
HỌC HÁT: BÀI “NĂM NGÓN TAY NGOAN”
I. Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu và lời ca (3 lời).
- HS tập biểu diễn bài hát.
- HS biết gõ đệm theo nhịp 2.
II. Chuẩn bị
- Nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: - HS hát lời 1 bài: “Năm ngón tay ngoan”
2. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Dạy hát lời 2, 3.
- GV hướng dẫn HS ôn tập lời 1.
- Hướng dẫn HS đọc lời 2, 3.
- Hướng dẫn HS hát từng câu, cả bài.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2.
*H/Đ2: Tập biểu diễn bài hát
- Cho HS tập biểu diễn theo nhóm 5 HS.
- Nhận xét, sửa sai cho HS.
- Ôn tập theo lớp, dãy bàn.
- Đọc theo hướng dẫn của GV.
- Hát theo lớp, nhóm, cá nhân.
 Xòe bàn tay đếm ngón tay
 ×	 ×
Một anh béo trông thật đến hay
 × ×
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS hát ôn lại toàn bộ bài hát.
- Dặn HS học bài ở nhà.
Chiều
Thứ 4 ngày 22 tháng 4 năm 2009 (1a1)
Thứ 5 ngày 23 tháng 4 năm 2009 (1a2)
Tiết 1: Thủ công (T)
CẮT, DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ
I. Mục tiêu
- HS vận dụng được kiến thức đã học vào bài “Cắt, dán và trang trí ngôi nhà”.
- Cắt, dán được ngôi nhà mà em yêu thích.
II. Chuẩn bị 
1. GV: - Bài mẫu một ngôi nhà có trang trí.
 - Giấy các màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán.
 - 1 tờ giấy trắng làm nền.
2. HS: - Giấy thủ công nhiều màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, bút màu.
 - 1 tờ giấy trắng làm nền. Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Hướng dẫn học sinh thực hành
- Kẻ, cắt thân nhà: Kẻ, cắt hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô. 
- Kẻ, cắt mái nhà: Kẻ 1 hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô và cạnh ngắn 3 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên như hình 3. Sau đó cắt rời được hình mái nhà.
- Kẻ, cắt cửa ra vào, cửa sổ: GV hướng dẫn HS kẻ 1 hình chữ nhật có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô làm cửa ra vào và kẻ 1 hình vuông có cạnh 2 ô để làm cửa sổ. Cắt cửa ra vào, cửa sổ rời khỏi tờ giấy màu.
*H/Đ2: Thực hành
- Cho HS thực hành kẻ cắt hình thân nhà, mái nhà, cửa sổ, cửa ra vào.
- Theo dõi, giúp đỡ HS.
- HS quan sát.
- Vẽ và cắt hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô làm thân nhà.
- Vẽ và cắt mái nhà. 
- Vẽ và cắt cửa ra vào và cửa sổ. 
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau dán, trang trí ngôi nhà.
Tiết 2: Tự nhiên và xã hội (T)	
GIÓ
I. Mục tiêu
Giúp HS biết: 
- Trời có gió hay không có gió; gió nhẹ hay gió mạnh.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi gió thổi vào người.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình trong bài 32 SGK và một số hình vẽ cảnh gió to.
- Mỗi HS làm sẵn một cái chong chóng.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: + Những đám mây trên bầu trời cho ta biết điều gì về thời tiết?
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Làm bài tập 1
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi một số HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
*H/Đ2: Bài tập 2
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS đọc bài tập.
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài tập 1: Đánh dấu × vào ô trống dưới hình vẽ thể hiện đang có gió.
- Hình 1 và hình 4.
*Bài tập 2: Điền các từ: gió nhẹ, gió mạnh, lặng gió vào chỗ  cho phù hợp.
Trong vườn, cành lá không lay động khi lặng gió; cành lá đu đưa khi có gió nhẹ; cây và cành lá nghiêng ngả khi có gió mạnh.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài 33 “Trời nóng, trời rét”.
Tiết 3: Mĩ thuật (T)
VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN ÁO, VÁY
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nhận biết được vẻ đẹp của tranh phục có trang trí đường diềm (đặc biệt là trang phục của các dân tộc miền núi).
- Biết cách vẽ đường diềm trên áo, váy.
- Vẽ được đường diềm trên áo, váy và vẽ màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Một số đồ vật, ảnh chụp hoặc sách in: thổ cẩm, áo, khăn, túi có trang trí đường diềm. Một số hình minh hoạ các bước vẽ đường diềm.
2. HS: Vở Tập vẽ 1. Màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Hướng dẫn HS cách vẽ đường diềm
- GV giới thiệu cách vẽ đường diềm:
*Vẽ hình:
+ Chia khoảng (cố gắng chia đều).
+ Vẽ hình theo nhiều cách khác nhau.
*Vẽ màu:
+ Vẽ màu đường diềm theo ý thích.
+ Vẽ màu vào áo, váy theo ý thích.
*H/Đ2: Thực hành
- GV nêu yêu cầu của bài: Vẽ đường diềm trên áo, váy theo ý thích.
- GV theo dõi HS chia khoảng, vẽ hình và chọn màu. 
*H/Đ3: Nhận xét, đánh giá
- GV hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ về:
+ Hình vẽ (các hình giống nhau có đều không?).
+ Vẽ màu (không ra ngoài hình vẽ).
+ Màu nổi, rõ và tươi sáng.
- GV cho HS tự chọn những bài vẽ đẹp theo ý mình. 
- Quan sát cách vẽ đường diềm.
- Quan sát cách vẽ màu.
- HS thực hành vẽ đường diềm trên áo, váy.
- HS nhận xét và chọn ra bài vẽ đẹp.
3.Dặn dò
- Quan sát các loại hoa (về hình dáng và màu sắc).
Thứ 5 ngày 23 tháng 4 năm 2009
Sáng
Tiết 1(1a2), Tiết 2(1a1)
Thể dục
BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Ôn bài thể dục. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Tiếp tục ôn “Tâng cầu”. Yêu cầu nâng cao thành tích.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: 1 còi, mỗi HS 1quả cầu. 
III. Nội dung và phương pháp 
Nội dung
Định lượng
Tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp. Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
2. Phần cơ bản
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Tâng cầu cá nhân hoặc chuyền theo nhóm 2 người.
3. Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc và hát.
- Tập động tác điều hòa của bài thể dục.
- Trò chơi.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học. Giao BTVN.
1 - 2 phút
2 - 3 phút
1 - 2 phút
60-80 m
1 phút
10 phút
2 lần
2 x 8 nhịp
10 phút
2 - 3 phút
1 phút
1 phút
1 phút
1 phút
- Tập hợp 2 hàng dọc.
- Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số.
- Từ 1 hàng dọc chạy thành đội hình vòng tròn.
- Đội hình hàng ngang.
- Lần 1: GV hô nhịp, không làm mẫu.
- Lần 2: Do cán sự hô nhịp hoặc thi xem tổ nào thuộc bài và thực hiện động tác chính xác.
- Chia tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- GV quan sát giúp đỡ và uốn nắn động tác sai.
- Đội hình hàng ngang.
Thứ 6 ngày 24 tháng 4 năm 2009
Sáng 
Tiết 1(1a2), Tiết 3(1a1)
Thể dục
BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Ôn bài thể dục. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
 - Tiếp tục ôn “Tâng cầu”. Yêu cầu nâng cao thành tích.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: 1 còi, mỗi HS 1quả cầu. 
III. Nội dung và phương pháp 
Nội dung
Định lượng
Tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp. Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
2. Phần cơ bản
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Tâng cầu cá nhân hoặc chuyền theo nhóm 2 người.
3. Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc và hát.
- Tập động tác điều hòa của bài thể dục.
- Trò chơi.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học. Giao BTVN.
1 - 2 phút
2 - 3 phút
1 - 2 phút
60-80 m
1 phút
10 phút
2 lần
2 x 8 nhịp
10 phút
2 - 3 phút
1 phút
1 phút
1 phút
1 phút
- Tập hợp 2 hàng dọc.
- Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số.
- Từ 1 hàng dọc chạy thành đội hình vòng tròn.
- Đội hình hàng ngang.
- Lần 1: GV hô nhịp, không làm mẫu.
- Lần 2: Do cán sự hô nhịp hoặc thi xem tổ nào thuộc bài và thực hiện động tác chính xác.
- Chia tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- GV quan sát giúp đỡ và uốn nắn động tác sai.
- Đội hình hàng ngang.
Tiết 2(1a1), Tiết 4(1a2)
Âm nhạc
HỌC HÁT: BÀI “NĂM NGÓN TAY NGOAN”
I. Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu và lời ca (3 lời).
- HS tập biểu diễn bài hát.
- HS biết gõ đệm theo nhịp 2.
II. Chuẩn bị
- Nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: - HS hát lời 1 bài: “Năm ngón tay ngoan”
2. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Dạy hát lời 2, 3.
- GV hướng dẫn HS ôn tập lời 1.
- Hướng dẫn HS đọc lời 2, 3.
- Hướng dẫn HS hát từng câu, cả bài.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2.
*H/Đ2: Tập biểu diễn bài hát
- Cho HS tập biểu diễn theo nhóm 5 HS.
- Nhận xét, sửa sai cho HS.
- Ôn tập theo lớp, dãy bàn.
- Đọc theo hướng dẫn của GV.
- Hát theo lớp, nhóm, cá nhân.
 Xòe bàn tay đếm ngón tay
 ×	 ×
Một anh béo trông thật đến hay
 × ×
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS hát ôn lại toàn bộ bài hát.
- Dặn HS học bài ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 32.doc