Giáo án Lớp 1 - Tuần 9 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu

Giáo án Lớp 1 - Tuần 9 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu

Mục tiêu :

- Học sinh biết lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ, có như vậy anh chị em mới hoà thuận, cha mẹ vui lòng.

- Quý trọng những bạn biết lễ phép, vâng lời anh chị,biết nhường nhịn em nhỏ.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ phóng to theo nôi dung bài.

 

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 9 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ 2 ngày 20 tháng 10 năm 2008
Sáng
Tiết 1: Chào cờ
Chiều(1a1)
Tiết 1: Đạo đức
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ 
(tiết 1)
I. Mục tiêu :	
- Học sinh biết lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ, có như vậy anh chị em mới hoà thuận, cha mẹ vui lòng.
- Quý trọng những bạn biết lễ phép, vâng lời anh chị,biết nhường nhịn em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ phóng to theo nôi dung bài.
III. Các hoạt động dạy học :
1. KTBC : + Trẻ em cần phải có bổn phận gì đối với ông bà, cha mẹ?
2. Bài mới : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Xem tranh ở bài tập 1.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1 và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong hai tranh.
- GV kết luận: Anh chị em trong gia đình phải thương yêu và hoà thuận với nhau.
*H/Đ2: Thảo luận, phân tích tình huống (Bài tập 2).
- GV cho HS quan sát tranh
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Theo em bạn Lan phải giải quyết như thế nào?
+ Nếu em là Hùng em chọn cách giải quyết nào?
- GV kết luận : Là anh chị cần phải biết nhường nhịn em nhỏ.
* Liên hệ thực tế:
- Ở nhà các em thường nhường nhịn em 
nhỏ như thế nào?
- HS thảo luận theo cặp.
- Một số em trình bày trước lớp.
+ Tranh 1: Anh đưa cam cho em ăn, em nói lời cám ơn anh. Anh quan tâm đến em, em lễ phép với anh.
+ Tranh 2: Hai chị em cùng nhau chơi đồ chơi, chị giúp em mặc áo cho búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hoà thuận, chị biết giúp đỡ em trong khi chơi.
- Thảo luận cả lớp.
- Bạn Lan đang chơi với em thì được cô cho quà.
+ Lan chia em quả to, quả bé phần mình.
+ Bạn Hùng có 1 chiếc ô tô nhưng em nhìn thấy và đòi chơi.
+ Cho em mượn và hướng dẫn em cách chơi. 
- HS thi nhau kể.
3. Củng cố, dặn dò
 + Anh chi em trong gia đình cần phải đối xử với nhau như thế nào?
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS thực hiện theo bài học.
Tiết 2: Đạo đức (Tăng)
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ - NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ 
(tiết 1)
I.Mục tiêu :	
- Học sinh biết lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ, có như vậy anh chị em mới hoà thuận, cha mẹ vui lòng.
- Quý trọng những bạn biết lễ phép, vâng lời anh chị,biết nhường nhịn em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Tranh minh hoạ phóng to theo nôi dung bài.
III. Các hoạt động dạy học :
1. KTBC 
2. Bài mới : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Xem tranh ở bài tập 1.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1 và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong hai tranh.
- GV kết luận: Anh chị em trong gia đình phải thương yêu và hoà thuận với nhau.
*H/Đ2: Thảo luận, phân tích tình huống (Bài tập 2).
- GV cho HS quan sát tranh
+ Theo em bạn Lan phải giải quyết như thế nào?
+ Nếu em là Hùng em chọn cách giải quyết nào?
- GV kết luận : Là anh chị cần phải biết nhường nhịn em nhỏ
* Liên hệ thực tế:
- Ở nhà các em thường nhường nhịn em nhỏ như thế nào?
- HS thảo luận theo cặp.
- Một số em trình bày trước lớp.
- Thảo luận cả lớp.
+ Lan chia em quả to, quả bé phần mình.
+ Cho em mượn và hướng dẫn em cách chơi. 
- HS thi nhau kể.
3. Củng cố, dặn dò
 + Anh chi em trong gia đình cần phải đối xử với nhau như thế nào?
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS thực hiện theo bài học.
Tiết 3: Mĩ thuật
XEM TRANH PHONG CẢNH
I. Mục tiêu :
- HS nhận biết được tranh phong cảnh.
- HS mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh. 
- Giáo dục HS yêu mến cảnh quê hương. 
II. Chuẩn bị :
1. GV : Tranh minh hoạ 
2. HS : Vở tập vẽ
III. Các hoạt động dạy – học :
1. KTBC: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ1: Giới thiệu tranh phong cảnh 
- GV cho HS xem tranh và giới thiệu:
- Tranh phong cảnh thường vẽ nhà, cây, đường, ao, hồ
*HĐ2 : Hướng dẫn xem tranh phong cảnh 
Tranh 1: Đêm hội 
- GV giới thiệu tranh.
+ Tranh vẽ những gì?
+ Màu sắc của tranh như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về tranh đêm hội?
- GV kết luận.
Tranh 2 : Chiều về 
- GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Vì sao bạn lại đặt tên tranh là chiều về?
+ Màu sắc của tranh như thế nào?
- GV kết luận.
+ Tranh phong cảnh là tranh vẽ gì?
- GV cho HS nêu một số ví dụ về tranh phong cảnh.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát, nhận xét.
- Tranh vẽ những ngôi nhà cao thấp với mái ngói màu đỏ, các chùm pháo hoa trên bầu trời
- Nhiều màu tươi, sáng và đẹp.
- HS quan sát, nhận xét.
- Cảnh nông thôn.
- Bầu trời về chiều được vẽ bằng màu da cam, trâu và nghé đang về chuồng.
- Màu sắc tươi, vui.
- Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh:
+ Cảnh nông thôn: đường làng, cánh đồng, nhà , ao, vườn 
+ Cảnh thành phố: nhà , xe cộ
+ Cảnh sông biển: sông, tàu thuyền
+ Cảnh núi rừng: núi đồi, cây, suối
3.Củng cố- dặn dò :
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn dò chuẩn bị bài sau 
 Thứ ba, ngày 21 tháng 10 năm 2008
Chiều (1a2)
Tiết 1: Đạo đức
Tiết 2: Đạo đức (Tăng)
Tiết 3: Mĩ thuật
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI
I.Mục tiêu: Giúp học sinh biết:
- Kể về những hoạt động mà em thích.
- Nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi, giải trí. 
- Biết đi đứng và ngồi học đúng tư thế.
- Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
I.Chuẩn bị:
1. GV: Tranh vẽ sách giáo khoa trang 20, 21
2. HS: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra : 
 - Để mau lớn và khoẻ mạnh chúng ta cần ăn, uống, như thế nào?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Thảo luận theo cặp
- GV nêu yêu cầu:
+ Hãy nói với bạn tên các hoạt đông hoặc trò chơi mà em chơi hằng ngày?
+ Những hoạt động vừa nêu có lợi (hoặc có hại) gì cho sức khỏe?
- GV kết luận: Chúng ta nên chơi những trò chơi có lợi cho sức khoẻ và chú ý giữ an toàn khi chơi.
*H/Đ2: Làm việc với SGK
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK/20,21:
+ Chỉ và nói tên các hoạt động trong từng hình. Nêu tác dụng của từng hoạt động đó?
+ Khi nào cần nghỉ ngơi? 
+ Nghỉ ngơi đúng cách sẽ có lợi gì?
- GV kết luận
*H/Đ3: Quan sát theo nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS quan sát các tư thế: đi, đứng, ngồi trong các hình /20,21. Hãy chỉ và nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế?
 - GV nhắc nhở HS ngồi học, đi, đứng đúng tư thế.
- HS thảo luận theo cặp.
- Đá bóng giúp cho chân khỏe, nhanh nhẹn, khéo léo. Nhảy dây, đá cầu giúp cho chân khỏe, dẻo dai. 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- Khi làm việc nhiều sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, lúc đó cần phải nghỉ ngơi.
- Nghỉ ngơi đúng cách sẽ mau lại sức và hoạt động tiếp đó sẽ có hiệu quả hơn.
- HS quan sát và nêu nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
 - HS thi đua xem ai ngồi đúng ai ngồi đẹp.
 - Chúng ta nên nghỉ ngơi khi nào?
 - Nhận xét tiết học
 - Thực hiện tốt điều đã được học
 Thứ tư, ngày 22 tháng 10 năm 2008
Sáng 
Tiết 1: Mĩ thuật (1a1)
XEM TRANH PHONG CẢNH (Tăng)
I Mục tiêu :
- HS nhận biết được tranh phong cảnh 
- HS mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh 
- Giáo dục HS yêu mến cảnh quê hương 
II. Chuẩn bị :
1. GV : Tranh minh hoạ 
2. HS : Vở tập vẽ
III. Các hoạt động dạy – học :
1. KTBC: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ1: Giới thiệu tranh phong cảnh 
+ Tranh phong cảnh thường vẽ cảnh ở đâu?
*HĐ2 : Hướng dẫn xem tranh phong cảnh 
Tranh 1: Đêm hội 
- GV cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS xem tranh.
- GV kết luận.
Tranh 2 : Chiều về 
- GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV kết luận.
+ Tranh phong cảnh là tranh vẽ gì?
- GV cho HS nêu một số ví dụ về tranh phong cảnh.
- Tranh phong cảnh thường vẽ nhà, cây, đường, ao, hồ
- HS quan sát, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh.
- Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh:
+ Cảnh nông thôn: đường làng, cánh đồng, nhà , ao, vườn 
+ Cảnh thành phố: nhà , xe cộ
+ Cảnh sông biển: sông, tàu thuyền
+ Cảnh núi rừng: núi đồi, cây, suối
3.Củng cố- dặn dò :
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn dò chuẩn bị bài sau 
Tiết 2 (1a1), Tiết 3 (1a2) 
Thủ công 
XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN
	(	tiết 2 )
I. Mục tiêu 
- Biết cách xé, dán hình cây đơn giản
- Xé được hình tán cây, thân cây và dán cho cân đối, phẳng
II. Đồ dùng dạy - học
1. GV: Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản
 2. HS: Giấy thủ công, bút chì, hồ dán, khăn lau tay, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. KTBC : Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Hướng dẫn xé, dán hình cây đơn giản.
a) Xé hình tán lá cây:
- GV cho HS quan sát bài mẫu.
+ Nêu cách xé hình tán lá cây tròn?
+ Nêu cách xé hình tán lá cây dài?
b) Xé hình thân cây:
+ Nêu cách xé hình thân cây?
c) Dán hình
- Sau khi xé xong hình tán lá và thân cây, bôi hồ và lần lượt dán ghép hình thân cây, tán lá.
+ Dán phần thân ngắn với tán lá tròn.
+ Dán phần thân dài với tán lá dài.
*H/Đ3: Học sinh thực hành
- GV yêu cầu HS lấy giấy màu thực hành xé, dán.
- Nhắc HS khi xé tán lá không cần phải xé đều cả 4 góc. Khi xé thân cây cũng không cần xé đều, có thể xé phần trên nhỏ, phần dưới to.
- Trình bày sản phẩm.
* Xé tán lá cây tròn: 
- Lấy tờ giấy màu xanh lá cây, đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé một hình vuông có cạnh 6 ô.
- Từ hình vuông, xé 4 góc, xé chỉnh, sửa cho giống hình tán lá cây.
* Xé tán lá cây dài:
- Lấy tờ giấy màu xanh đậm (màu vàng), đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé một hình chữ nhật cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô. 
- Từ hình chữ nhật đó, xé 4 góc, tiếp tục xé chỉnh, sửa cho giống hình tán lá cây dài.
* Xé hình thân cây:
- GV lấy tờ giấy màu nâu, đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé hình chữ nhật cạnh dài 6ô, cạnh ngắn 1 ô. Sau đó xé tiếp 1 hình chữ nhật khác nhau cạnh dài 4ô, cạnh ngắn 1ô.
- HS quan sát. 
- HS lấy giấy thực hành xé, dán hình cây.
- Xếp hình cân đối. Dán sản phẩm vào vở. 
- HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét chọn ra bài đẹp
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Đánh giá sản phẩm.
- Dặn HS chuẩn bị cho bài tiết sau.
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội (1a2)
HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI (Tăng)
I.Mục tiêu: Giúp học sinh biết:
- Kể về những hoạt động mà em thích.
- Nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi, giải trí. 
- Biết đi đứng và ngồi học đúng tư thế.
- Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
I.Chuẩn bị:
1. GV: Tranh vẽ sách giáo khoa trang 20, 21
2. HS: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra : 
 - Để mau lớn và khoẻ mạnh chúng ta cần ăn, uống, như thế nào?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Làm bài tập
- GV nêu yêu cầu bài tập:
+ Hãy tô màu vào các hình vẽ chỉ hoạt động có lợi cho sức khỏe?
- GV nhận xét, kết luận.
+ Kể tên những hoạt động, trò chơi em thường chơi hằng ngày?
+ Những hoạt động vừa nêu có lợi (hoặc có hại) gì cho sức khỏe?
- GV kết luận: Chúng ta nên chơi những trò chơi có lợi cho sức khoẻ và chú ý giữ an toàn khi chơi.
*H/Đ2: Thảo luận cả lớp
+ Khi nào cần nghỉ ngơi? 
+ Nghỉ ngơi đúng cách sẽ có lợi gì?
- GV kết luận
*H/Đ3: Thi ngồi đúng, ngồi đẹp
- GV nêu yêu cầu:
+ Thi đua xem ai ngồi đúng ai ngồi đẹp?
- GV nhận xét, tuyên dương. Nhắc nhở HS ngồi học, đi, đứng đúng tư thế.
- HS làm bài tập. Một số em trình bày trước lớp.
- HS thi nhau kể.
- Đá bóng giúp cho chân khỏe, nhanh nhẹn, khéo léo. Nhảy dây, đá cầu giúp cho chân khỏe, dẻo dai. 
- Khi làm việc nhiều sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, lúc đó cần phải nghỉ ngơi.
- Nghỉ ngơi đúng cách sẽ mau lại sức và hoạt động tiếp đó sẽ có hiệu quả hơn.
- HS thi đua giữa các tổ, cá nhân trong lớp.
3. Củng cố, dặn dò
 - Chúng ta nên nghỉ ngơi khi nào?
 - Nhận xét tiết học
 - Thực hiện tốt điều đã được học
Chiều (1a1)
Tiết 1: Thủ công (Tăng)
XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN
	(	tiết 2 )
I. Mục tiêu 
- Biết cách xé, dán hình cây đơn giản
- Xé được hình tán cây, thân cây và dán cho cân đối, phẳng
II. Đồ dùng dạy - học
1. GV: Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản
 2. HS: Giấy thủ công, bút chì, hồ dán, khăn lau tay, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. KTBC : Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Hướng dẫn xé, dán hình cây đơn giản.
a) Xé hình tán lá cây:
- GV cho HS quan sát bài mẫu.
+ Nêu cách xé hình tán lá cây tròn?
+ Nêu cách xé hình tán lá cây dài?
b) Xé hình thân cây:
+ Nêu cách xé hình thân cây?
c) Dán hình
- Sau khi xé xong hình tán lá và thân cây, bôi hồ và lần lượt dán ghép hình thân cây, tán lá.
+ Dán phần thân ngắn với tán lá tròn.
+ Dán phần thân dài với tán lá dài.
*H/Đ3: Học sinh thực hành
- GV yêu cầu HS lấy giấy màu thực hành xé, dán.
- Nhắc HS khi xé tán lá không cần phải xé đều cả 4 góc. Khi xé thân cây cũng không cần xé đều, có thể xé phần trên nhỏ, phần dưới to.
- Trình bày sản phẩm.
* Xé tán lá cây tròn: 
- Lấy tờ giấy màu xanh lá cây, đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé một hình vuông có cạnh 6 ô.
- Từ hình vuông, xé 4 góc, xé chỉnh, sửa cho giống hình tán lá cây.
* Xé tán lá cây dài:
- Lấy tờ giấy màu xanh đậm (màu vàng), đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé một hình chữ nhật cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô. 
- Từ hình chữ nhật đó, xé 4 góc, tiếp tục xé chỉnh, sửa cho giống hình tán lá cây dài.
* Xé hình thân cây:
- GV lấy tờ giấy màu nâu, đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé hình chữ nhật cạnh dài 6ô, cạnh ngắn 1 ô. Sau đó xé tiếp 1 hình chữ nhật khác nhau cạnh dài 4ô, cạnh ngắn 1ô.
- HS quan sát. 
- HS lấy giấy thực hành xé, dán hình cây.
- Xếp hình cân đối. Dán sản phẩm vào vở. 
- HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét chọn ra bài đẹp.
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Đánh giá sản phẩm.
- Dặn HS chuẩn bị cho bài tiết sau.
Tiết 2: Âm nhạc 
ÔN TẬP BÀI HÁT: LÍ CÂY XANH
I.Mục tiêu :
- HS biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Lý cây xanh.
- Biết thực hiện các động tác phụ hoạ.
- Tập nói thơ theo âm hình tiết tấu bài hát Lý cây xanh.
II.Đồ dùng dạy học:
- Nhạc cụ, tranh, trống, nhỏ 
- GV thuộc bài hát, ảnh phong cảnh Nam Bộ.
III.Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra: - HS hát bài: " Lí cây xanh"
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Ôn bài hát “Lý cây xanh”
- GV hướng dẫn HS ôn bài hát.
- GV theo dõi, sửa sai cho HS.
- Hướng dẫn hát kết hợp vận động phụ họa.
- Cho HS hát kết hợp gõ phách đệm (hoặc vỗ tay).
- Cho HS hát và gõ theo tiết tấu.
- Cho HS hát kế hợp nhún chân theo nhịp.
*H/Đ2: Tập nói thơ
- GV hướng dẫn HS tập nói thơ theo tiết tấu.
- Gọi học sinh đọc thơ và gõ tiết tấu.
- HS hát theo lớp, tổ, cá nhân.
- HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách tiết tấu.
- HS tập hát, trình diễn trước lớp.
- Đọc đồng thanh đoạn thơ, đọc thơ kết hợp gõ theo âm hình tiết tấu.
- Đọc thơ và gõ đệm theo nhịp 2.
3. Củng cố, dặn dò
- HS hát lại bài hát.
- Nhận xét tiết học.
- Tập hát ở nhà và biểu diễn cho bố mẹ cùng xem.
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội (Tăng)
Thứ năm, ngày 23 tháng 10 năm 2008
Sáng 
Tiết 1(1a2), Tiết 2(1a1)
Thể dục
 ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I. Mục tiêu
- Ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác, nhanh, trật tự .
- Ôn tư thế đứng cơ bản, đứng đưa hai tay ra trước.
- Học đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Sân trường, vệ sinh nơi tập
2. Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi. 
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp - Tổ chức lớp
I/PHẦN MỞ ĐẦU:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. 
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
- Đi thành hình vòng tròn và hít thở sâu rồi cho đứng lại, quay mặt vào tâm. 
- Trò chơi (do GV chọn).
II/PHẦN CƠ BẢN:
- Ôn tư thế đứng cơ bản, đứng đưa hai tay ra trước. 
- Học đứng đưa hai tay dang ngang.
- Học đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
- Tập phối hợp đứng đưa 2 tay ra trước đứng đưa 2 tay dang ngang.
- Tập phối hợp đứng đưa 2 tay ra trước đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V.
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay trái, quay phải.
III/PHẦN KẾT THÚC:
- Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà:
 + Ôn : Một số kĩ năng đội hình đội ngũ.
 Tư thế đứng cơ bản.
7’
30 – 40 m
4’
2 – 3 lần
8’
2 – 3 lần
2 – 3 lần
6’
2 – 3 lần
7’
1 – 2 lần
∆ 
 x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x
- Đội hình vòng tròn.
- GV điều khiển cả lớp thực hiện lần 1.
- Lần sau cán sự lớp điều khiển. GV quan sát, sửa các tư thế sai của HS. 
 - GV vừa làm mẫu, vừa giải thích động tác, sau đó cho HS tập theo với nhịp hô chậm. 
- Xen kẽ giữa các lần tập, GV nhận xét, sửa những động tác sai của HS. 
- HS tập dưới sự điều khiển của GV.
- Từ đội hình vòng tròn, GV dùng khẩu lệnh cho HS giải tán, rồi dùng khẩu lệnh cho HS tập hợp.
- Lần sau cho cán sự lớp điều khiển, GV quan sát và nhận xét.
- Gọi một vài em lên thực hiện lại các nội dung.
- Nêu ưu, khuyết điểm của HS.
- Về nhà tự ôn.
Chiều (1a2)
Tiết 1: Thủ công (Tăng)
Tiết 2: Mĩ thuật (Tăng)
Tiết 3: Âm nhạc
 Thứ sáu, ngày 24 tháng 10 năm 2008
Tiết 1(1a2), Tiết 3 (1a1)
Thể dục (Tăng)
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I. Mục tiêu
- Ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác, nhanh, trật tự .
- Ôn tư thế đứng cơ bản, đứng đưa hai tay ra trước.
- Học đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Sân trường, vệ sinh nơi tập
2. Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi. 
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp - Tổ chức lớp
I/PHẦN MỞ ĐẦU:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. 
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
- Đi thành hình vòng tròn và hít thở sâu rồi cho đứng lại, quay mặt vào tâm. 
- Trò chơi (do GV chọn).
II/PHẦN CƠ BẢN:
- Ôn tư thế đứng cơ bản, đứng đưa hai tay ra trước. 
- Học đứng đưa hai tay dang ngang.
- Học đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
- Tập phối hợp đứng đưa 2 tay ra trước đứng đưa 2 tay dang ngang.
- Tập phối hợp đứng đưa 2 tay ra trước đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V.
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay trái, quay phải.
III/PHẦN KẾT THÚC:
- Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
7’
30 – 40 m
4’
2 – 3 lần
8’
2 – 3 lần
2 – 3 lần
6’
2 – 3 lần
6’
1 – 2 lần
 ∆ 
 x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x
- Đội hình vòng tròn.
- GV điều khiển cả lớp thực hiện lần 1.
- Lần sau cán sự lớp điều khiển. GV quan sát, sửa các tư thế sai của HS. 
 - GV vừa làm mẫu, vừa giải thích động tác, sau đó cho HS tập theo với nhịp hô chậm. 
- Xen kẽ giữa các lần tập, GV nhận xét, sửa những động tác sai của HS. 
- HS tập dưới sự điều khiển của GV.
- Từ đội hình vòng tròn, GV dùng khẩu lệnh cho HS giải tán, rồi dùng khẩu lệnh cho HS tập hợp.
- Lần sau cho cán sự lớp điều khiển, GV quan sát và nhận xét.
 ∆ 
 x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x
Tiết 2 (1a2), Tiết 4 (1a1)
Âm nhạc ( Tăng)
ÔN TẬP BÀI HÁT: LÝ CÂY XANH
I.Mục tiêu :
- HS biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Lý cây xanh.
- Biết thực hiện các động tác phụ hoạ.
- Tập nói thơ theo âm hình tiết tấu bài hát Lý cây xanh.
II.Đồ dùng dạy học:
- Nhạc cụ, tranh, trống, nhỏ 
- GV thuộc bài hát, ảnh phong cảnh Nam Bộ.
III.Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra: - HS hát bài: " Lí cây xanh"
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Ôn bài hát “Lý cây xanh”
- GV hướng dẫn HS ôn bài hát.
- GV theo dõi, sửa sai cho HS.
- Hướng dẫn hát kết hợp vận động phụ họa.
- Cho HS hát kết hợp gõ phách đệm (hoặc vỗ tay).
- Cho HS hát và gõ theo tiết tấu.
- Cho HS hát kế hợp nhún chân theo nhịp.
*H/Đ2: Tập nói thơ
- GV hướng dẫn HS tập nói thơ theo tiết tấu.
- Gọi học sinh đọc thơ và gõ tiết tấu.
- HS hát theo lớp, tổ, cá nhân.
- HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách tiết tấu.
- HS tập hát, trình diễn trước lớp.
- Đọc đồng thanh đoạn thơ, đọc thơ kết hợp gõ theo âm hình tiết tấu.
- Đọc thơ và gõ đệm theo nhịp 2.
3. Củng cố, dặn dò
- HS hát lại bài hát.
- Nhận xét tiết học.
- Tập hát ở nhà và biểu diễn cho bố mẹ cùng xem.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9_07-08.doc