Giáo án Lớp 1 - Tuần thứ 31 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu

Giáo án Lớp 1 - Tuần thứ 31 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu

I.Mục tiêu

 1. HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc đúng các từ ngữ : ngưỡng cửa, nơi này,

 quen, dắt vòng, đi men, lúc nào.

 - Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và khổ thơ.

 2. Ôn các vần ăt, ăc; tìm được tiếng trong bài có vần ăt.

 - Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần ăt, ăc.

 3. Hiểu nội dung bài : Ngưỡng cửa thân quen với mọi người trong gia đình

 từ bé đến lớn. Ngưỡng cửa là nơi từ đó đứa trẻ bắt đầu đến trường rồi đi

 xa hơn nữa.

 

doc 75 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần thứ 31 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
Tiết 1:
 Chào cờ
 ..
Tiết 2 + 3: Tập đọc
 Bài : Ngưỡng cửa
I.Mục tiêu
 1. HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc đúng các từ ngữ : ngưỡng cửa, nơi này, 
	 quen, dắt vòng, đi men, lúc nào..
 - Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và khổ thơ.
 2. Ôn các vần ăt, ăc; tìm được tiếng trong bài có vần ăt.
 - Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần ăt, ăc.
 3. Hiểu nội dung bài : Ngưỡng cửa thân quen với mọi người trong gia đình 
 từ bé đến lớn. Ngưỡng cửa là nơi từ đó đứa trẻ bắt đầu đến trường rồi đi 
 xa hơn nữa. 
 - Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùngdạy học
 GV: Tranh minh hoạ SGK, chép bài đọc trên bảng phụ.
 HS : SGK, đọc bài, bảng con.
III. Hoạt động dạy - học 
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2. Kiểm tra 5'
 - Đọc bài Người bạn tốt
 - Ai đã cho Hà mượn bút trong giờ tập viết?
 - Ai sửa lại dây đeo cặp cho Cúc ?
 3.Bài mới 34'
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung bài
 GV
 HS
* HĐ1: Luyện đọc 
- Đọc mẫu toàn bài.
- Bài thơ gồm có mấy khổ thơ, mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
- Yêu cầu HS tìm tiếng, từ trong bài có chứa vần ương, en, ăt.
* Luyện đọc tiếng, từ : GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
* Luyện đọc câu : Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng
* Luyện đọc đoạn , cả bài.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo khổ thơ
* Giải lao
- Gọi HS đọc câu bất kì trong bài
- Tổ chức thi đọc 
- Đọc cả bài
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
* HĐ2: Ôn các vần ăt, ăc
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK 
- Tìm tiếng trong bài có vần ăt ?
- Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc
- Yêu cầu HS quan sát tranh nói câu theo tranh.
Tiết 2
* HĐ 1: Đọc SGK (7')
- GV chú ý sửa chữa cách đọc cho HS
* HĐ 2 : Tìm hiểu bài (7 ')
- Gọi HS đọc khổ thơ đầu
- Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa ?
- Cho HS đọc khổ thơ 2, 3
- Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến đâu?
- GV chốt lại nội dung bài
* Nghỉ giải lao giữa tiết. (5' )
* Luyện đọc diễn cảm 8'
- Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
- Tổ chức thi đọc 
* Hướng dẫn học thuộc lòng
Qua bài thơ em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao ?
HĐ 3 : Thực hành luyện nói 8'
- Nêu yêu cầu luyện nói ?
- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK dựa vào nội dung từng tranh các em hỏi và trả lời theo cặp.
+ Hằng ngày từ ngưỡng cửa nhà mình bạn đi những đâu ?
- theo dõi.
- có 3 khổ thơ, mỗi dòng thơ có 5 chữ.
* Tổ 1 
- ương : ngưỡng cửa,
* Tổ 2 
- en : quen, đi men
*Tổ 3
- ăt : dắt vòng 
- HS luyện đọc CN - ĐT 
kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- HS nối nhau đọc từng dòng thơ.
- Từng nhóm 3 em đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- 3 HS thi đọc khổ thơ
- 2 HS đọc toàn bài- nhận xét
- đọc đồng thanh.
- 1; 2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- HS tìm tiếng trong bài có vần ăt ( dắt) 
- HS quan sát tranh, nói câu theo cặp.
+ Mẹ dắt bé đi chơi.
+ Chị biểu diễn lắc vòng.
+ Bà cắt vải may áo.
- HS nói trước lớp - Nhận xét, bình chọn.
- Đọc nối tiếp câu
- Đọc nối tiếp khổ thơ
- 1 HS đọc toàn bài
- Mẹ dắt bé tập đi men ngưỡng cửa.
- Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa đi tới trường và đi xa hơn nữa.
- HS đọc theo nhóm 3
- Một số nhóm đọc trước lớp
- Thi đọc toàn bài thơ
- HS nhận xét, bình chọn
- HS đọc thầm.
- HS đọc thuộc lòng khổ thơ em thích.
- Hằng ngày, từ ngưỡng cửa nhà mình em đi những đâu ?
+ Hằng ngày từ ngưỡng cửa nhà mình tớ đi đến trường
 4. Củng cố - dặn dò (5' )
 - Ngưỡng cửa là nơi bắt đầu để em đi tới những đâu ?
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà đọc trước bài : Kể cho bé nghe.
 ..
Tiết 4 - Toán 
 Luyện tập
I.Mục tiêu
 Giúp HS :
 - Củng cố kĩ năng làm tính cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100 ( trừ 
 không nhớ. Bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng và
 quan hệ giữa hai phép tính cộng và trừ. 
 - Rèn luyện kĩ năng làm tính nhẩm ( trong các trường hợp đơn giản).
 II. Đồ dùng dạy học
 GV : Bảng phụ. 
 HS : Bảng con, SGK, giấy nháp
III.Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức1'
 2. Kiểm tra 4'
 - Yêu cầu HS đặt tính rồi tính : 
 80 - 50 84 - 4 84 - 80
 3.Bài mới 27'
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn luyện tập
GV
HS
 - Bài có mấy yêu cầu:
 - Nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
- Làm bài vào bảng con.
- Nhận xét chữa bài
- Cho HS rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Yêu cầu HS tự quan sát tranh SGK/163 rồi viết phép tính vào bảng con.
- Nhận xét chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài ?
- Muốn điền dấu đúng em phải làm thế nào ?
- GV và HS kết hợp làm mẫu
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu bài tập
- Nhận xét chữa bài
- GV hướng dẫn mẫu
- Yêu cầu HS làm bài trên phiếu lớn
- Nhận xét chữa bài
 Bài 1(163 ): Đặt tính rồi tính
Bài 2: Viết phép tính thích hợp
42 + 34 = 76 76 - 42 = 34
34 + 42 = 76 76 - 34 = 42
Bài 3( > < = ) ?
 30 + 6 = 6 + 30
 45 + 2 < 3 + 45
 55 > 50 + 4
Bài 4 Nối theo mẫu
21+ 22
31+10 101010101010
6 + 12
15 + 2
42
19
17 
41
đ
s
s
đ
 4. Củng cố - dặn dò (3' )
 - GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS làm bài vở bài tập
.
 Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
Tiết 1 - Chính tả
 Bài : Ngưỡng cửa
I. Mục tiêu
 - HS chép lại đúng khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa. 
 - Điền đúng vần ăt hay ăc ; điền chữ g hay gh vào chỗ trống.
II. Đồ dùng dạy học
 GV : Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa và các bài tập.
 HS : Vở chính tả, bảng con
III. Hoạt động dạy- học 
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2. Kiểm tra 5'
 - Viết , đọc : đàn kiến, bảng tin, thầy giáo. 
 3.Bài mới 25'
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung bài
 GV
 HS
HĐ 1:Hướng dẫn HS tập chép
- GV treo bảng phụ đã viết khổ thơ
- Trong khổ thơ này cho em biết ngưỡng cửa là nơi đầu tiên đưa bạn nhỏ đi những đâu ?
-Trong khổ thơ này những từ ngữ nào dễ viết sai ? 
- GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng khổ thơ, cách viết hoa đầu mỗi dòng thơ.
- Yêu cầu HS chép bài vào vở.
- GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau và sửa lỗi cho nhau ra bên lề vở.
HĐ 2: Chấm và chữa lỗi
- GV chấm điểm một số bài của HS
- GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc.
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm.
- Gọi HS đọc câu đã điền hoàn chỉnh
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Tiến hành tương tự trên.
- Gọi HS đọc bài đã điền hoàn chỉnh.
- 2 HS nhìn bảng đọc bài, lớp đọc thầm
- Từ ngưỡng cửa bạn nhỏ đi tới trường và đi nhiều nơi khác.
- ngưỡng cửa, đường, xa tắp, vẫn.
- HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- HS nhìn bảng chép khổ thơ vào vở
- HS soát lỗi
- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau
- HS theo dõi
*Điền vần “ăt hay ăc” 
- HS quan sát tranh và lựa chọn vần cần điền vào chỗ trống.
- HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn.
- Họ bắt tay chào nhau.
- Bé treo áo trên mắc.
*Điền chữ “g” hay “gh”
- Đã hết giờ học, Ngân gấp truyện, ghi lại tên truyện. Em đứng lên, kê lại bàn ghế ngay ngắn, trả sách cho thư viện rồi vui vẻ ra về.
 4. Củng cố- dặn dò 4'
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS luyện viết các chữ viết chưa đúng trong bài.
Tiết 2 - Tập viết 
 Tô chữ hoa : Q, R
I. Mục tiêu
 - HS biết tô chữ Q, R hoa
 - Viết đúng các vần ăt, ăc, .; các từ ngữ : màu sắc, dìu dắt, Viết 
 đúng cỡ chữ nhỡ, mẫu cỡ chữ nhỏ đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng 
 quy trình dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ viết sẵn chữ mẫu.
 HS : vở tập viết, bảng con
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2. Kiểm tra 5'
 -Viết bảng con : con cừu, con hươu, quả lựu. 
 3.Bài mới 25'
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung bài
 GV
 HS
HĐ 1:Hướng dẫn viết bảng con
*Treo mẫu chữ Q, R yêu cầu HS quan sát và nhận xét 
- GV nêu quy trình viết và tô chữ Q, R
 trong khung chữ mẫu.
- Yêu cầu HS viết bảng
- GV quan sát - uốn nắn cho HS
- Gọi HS nhận xét sửa sai
* Viết vần và từ ngữ ứng dụng
- Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: ăt, ăc,.. màu sắc, dìu dắt, trên bảng phụ.
- HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở tập viết.
- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, cách đặt dấu thanh ở các chữ, cách nối nét
- Cho HS tập viết trên bảng con.
- Nhận xét chỉnh sửa cho HS
HĐ 2: Hướng dẫn HS tập tô, tập viết vào vở. 
- Nêu yêu cầu viết
- GV quan sát, lưu ý HS tư thế ngồi viết.
HĐ 3: Chấm và chữa lỗi
- GV chấm điểm một số bài của HS
- GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc.
- HS viết bảng con 
- HS tập tô các chữ Q, R ; tập viết các vần ăt, ăc,  và các từ ngữ : màu sắc, dìu dắt
- HS nhận xét, tự chữa lỗi
 4. Củng cố - dặn dò 4'
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô ly.
Tiết 3 - Toán
Đồng hồ. Thời gian
I. Mục tiêu
 Giúp HS :
 - Làm quen với mặt đồng hồ, biết đọc giờ đúng trên đồng hồ.
 - Có biểu tượng ban đầu về thời gian.
II .Chuẩn bị
 GV: Mô hình mặt đồng hồ, đồng hồ để bàn.
 HS : Mô hình mặt đồng hồ.
III.Các hoạt động dạy – học 
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2.Kiểm tra 4'
 - Một tuần có mấy ngày, là những ngày nào?
 - Hôm nay là thứ mấy ?
 3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Tìm hiểu bài
GV
HS
HĐ1: Giới thiệu mặt đồng hồ và kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ.
Cho HS quan sát đồng hồ để bàn.
+Trên mặt đồng hồ có những gì ?
Giới thiệu: Kim ngắn, kim dài đều quay và quay theo một chiều từ số bé đến số lớn
Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào một số nào đó .. chẳng hạn chỉ vào số 9, thì đồng hồ chỉ lúc đó là 9 giờ, cho HS xem mặt đồng hồ chỉ 9 giờ và nói: Chín giờ.
Yêu cầu HS thực hành xem mặt đồng hồ ở các điểm khác nhau: Cho HS xem trong SGK/164 và hỏi theo nội dung từ trái sang phải.
+ Lúc 5 giờ: kim ngắn chỉ vào số mấy? Kim dài chỉ số mấy ?
+ Lúc 5 giờ em bé đang làm gì ? 
- GV hỏi tương tự với các tranh tiếp theo.
HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành xem đồng hồ, ghi số giờ ứng với mặt đồng hồ.
- Cho HS xem tranh SGK/ 164 ghi số giờ xuống bên dưới hình vẽ tương ứng.
- Gọi HS đọc giờ của từng đồng hồ
HĐ3: Trò chơi: Xem đồng hồ nhanh, đúng
- Quay kim trên mặt đồng hồ để kim chỉ vào từng giờ đúng rồi đưa cho cả lớp xem và hỏi:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Có kim ngắn, kim dài và các số từ 1 đến 12.
Thực hành trên mặt đồng hồ của mình rồi đọc.
Chín giờ.
- Kim ngắn chỉ số 5, kim dài chỉ số 12.
- Em bé đang ngủ.
8 giờ 9 giờ 10 giờ 11 giờ
- Thứ tự của đồng hồ chỉ giờ là:
8 giờ, 9 giờ, 10 giờ, 11 giờ, 12 giờ, 
1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ. 
Theo dõi trả lời câu hỏi.
- Ai nói nhanh, nói đúng sẽ được hoan nghênh.
 4. Củng cố - dặn dò (3' )
 - HS lên bảng chỉ và giới thiệu lại các chi tiết trên mặt đồng hồ.
 - GV nhận xét chu ... ể phân vai
- Người dẫn chuyện , Sói và Sóc.
- Các nhóm thi kể phân vai
- các em khác theo dõi, nhận xét bạn. 
HĐ 4 Hiểu nội dung truyện (3’).
- Sói và Sóc ai là người thông minh ?
- Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- Sóc thông minh.
- Sóc thông minh nên đã thoát nạn.
 4. Củng cố - dặn dò 
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau.
 ..
Tiết 3: Toán
 Cộng, trừ( không nhớ ) trong phạm vi 100. 
I.Mục tiêu
 Giúp HS :
 - Củng cố kĩ năng làm tính cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100 ( 
 cộng trừ không nhớ ).
 - Rèn luyện kĩ năng làm tính nhẩm( trong trường hợp cộng, trừ các số 
 tròn chục hoặc các trường hợp đơn giản ).
- Nhận biết bước đầu (thông qua các ví dụ cụ thể ) về quan hệ giữa 
 hai phép tính cộng và trừ.
 II. Đồ dùng dạy học
 GV : Tranh SGK, bảng phụ. 
 HS : Bảng con, SGK, giấy nháp.
III.Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức1'
 2. Kiểm tra 4'
 - Một tuần lễ có mấy ngày? Kể tên các ngày trong tuần.
 - Hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu ?
 3.Bài mới 27'
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập
GV
HS
- Gọi HS nêu cách nhẩm
- HS làm bài trên bảng, dưới lớp làm bài bảng con
- Nhận xét chữa bài
- Cho HS nhận biết về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con
- Chữa bài cho HS nêu cách đặt tính và tính
- Gọi HS đọc bài toán
 + Bài toán đã cho biết những gì ? 
 + Bài toán hỏi gì ?
 - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài trên nháp
- Chữa bài
- Gọi HS đọc bài toán
 + Bài toán đã cho biết những gì ? 
 + Bài toán hỏi gì ?
- 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài trên nháp
- Chữa bài
 Bài 1: (162 ) Tính nhẩm
 80 + 10 = 90 80 + 5 = 85
 90 - 80 = 10 85 - 5 = 80
 90 - 10 = 80 85 - 80 = 5
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Bài 3
 Tóm tắt
 Hà có : 35 que tính ? que tính
 Lan có : 43 que tính 
 Bài giải
 Hai bạn có tất cả số que tính là :
 35 + 43 = 78 ( que tính )
 Đáp số : 78 que tính
Bài 4:
Tóm tắt
Tất cả có : 68 bông hoa
Hà có : 34 bông hoa
Lan có : bông hoa ?
 Bài giải
 Lan hái được số bông hoa là :
 68 - 34 = 34 ( bông hoa )
 Đáp số : 34 bông hoa
 4. Củng cố, dặn dò 3‛
 - Cho HS nhắc lại cách thực hiện tính 
 - GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS làm bài vở bài tập.
 ...
Tiết 4: Chính tả ( T )
 Bài : Mèo con đi học
I. Mục tiêu
 - HS chép lại chính xác, trình bày đúng 8 dòng đầu bài thơ Mèo con đi . 
 học. 
- Làm đúng các bài tập điền vần iên hay in ; điền chữ r, d hay gi vào chỗ trống. 
II. Đồ dùng dạy học
 GV : Bảng phụ ; nội dung các bài tập 2,3
 HS : Vở chính tả, bảng con.
III. Hoạt động dạy- học 
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2. Kiểm tra 5'
 - Viết , đọc : buộc tóc, túi kẹo. 
 3.Bài mới 25'
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung bài
 GV
 HS
HĐ 1:Hướng dẫn HS tập chép
- GV treo bảng phụ đã viết 8 dòng thơ đầu bài thơ Mèo con đi học.
-Trong khổ thơ này những từ ngữ nào dễ viết sai ? 
- GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng khổ thơ, cách viết hoa đầu mỗi dòng thơ.
- Yêu cầu HS chép bài vào vở.
- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau và sửa lỗi cho nhau ra bên lề vở..
HĐ 2: Chấm và chữa lỗi
- GV chấm điểm một số bài của HS
- GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc.
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Tiến hành tương tự trên.
- Gọi HS đọc câu đã điền hoàn chỉnh.
- Nhận xét chữa bài
- 2 HS nhìn bảng đọc bài, lớp đọc thầm
- mèo, buồn bực, bèn, kiếm cớ, luôn, be toáng, đuôi.
- HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- HS nhìn bảng chép bài vào vở.
- HS soát lỗi
- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau
- HS theo dõi
*Điền chữ r, d hay gi
- HS quan sát tranh và lựa chọn vần cần điền vào chỗ trống.
- HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn.
- Thầy giáo dạy học.
- Bé nhảy dây.
- Đàn cá rô lội nước.
*Điền vần “iên” hay “in”
- Đàn kiến đang đi.
- Ông đọc bảng tin.
 4. Củng cố - dặn dò 4'
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS luyện viết các chữ viết chưa đúng trong bài.
Chiều:
Tiết 3: Toán
 Cộng, trừ( không nhớ ) trong phạm vi 100. 
I.Mục tiêu
 - Củng cố kĩ năng làm tính cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100 ( 
 cộng trừ không nhớ ).
 - Rèn luyện kĩ năng làm tính nhẩm( trong trường hợp cộng, trừ các số 
 tròn chục hoặc các trường hợp đơn giản ).
 II. Đồ dùng dạy học
 GV : Tranh SGK, bảng phụ. 
 HS : Bảng con, SGK, giấy nháp.
III.Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức1'
 2. Kiểm tra 4'
 - Một tuần lễ có mấy ngày? Kể tên các ngày trong tuần.
 - Hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu ?
 3.Bài mới 27'
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập
GV
HS
- Gọi HS nêu cách nhẩm
- HS làm bài trên bảng, dưới lớp làm bài bảng con
- Nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con
- Chữa bài cho HS nêu cách đặt tính và tính
- Gọi HS đọc bài toán
 + Bài toán đã cho biết những gì ? 
 + Bài toán hỏi gì ?
 - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài trên nháp
- Chữa bài
 Bài 1: (162 ) Tính nhẩm
 70 + 10 = 80 70 + 5 = 75
 80 - 60 = 20 75 - 5 = 70
 80 - 20 = 60 75 - 70 = 5
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Bài 3
 Tóm tắt
 Hà có : 25 que tính ? que tính
 Lan có : 33 que tính 
 Bài giải
 Hai bạn có tất cả số que tính là :
 25 + 33 = 58 ( que tính )
 Đáp số : 58 que tính
 4. Củng cố, dặn dò 3‛
 - Cho HS nhắc lại cách thực hiện tính 
 - GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS làm bài vở bài tập.
 ....................................................................................................................................
 Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010
Tiết 1 + 2: Tập đọc
 Bài : Người bạn tốt
I.Mục tiêu
 1.- HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc đúng các từ ngữ : bút chì, liền, nằm, 
 ngượng nghịuTập đọc các đoạn đ[is thoại.
 2. Ôn các vần uc, ut; tìm được tiếng có vần uc, ut.
 3. Hiểu nội dung bài : Nhận ra cách cư xử của Cúc, thái độ giúp đỡ hồn 
 nhiên chân thành của Nụ và Hà
II. Đồ dùngdạy học
 GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, chép bài đọc trên bảng lớp.
 HS : SGK, đọc bài, bảng con.
III. Hoạt động dạy - học 
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2. Kiểm tra 5'
 - Đọc thuộc bài Mèo con đi học .
 - Mèo con đã kiếm cớ gì để nghỉ học ?
 - Vì sao Mèo con lại đồng ý đi học ?
 3.Bài mới 34'
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung bài
 GV
 HS
* HĐ1: Luyện đọc 
- Đọc mẫu toàn bài.
- Bài văn gồm có mấy câu ?
- Yêu cầu HS lên bảng xác định câu.
- Yêu cầu HS tìm tiếng, từ trong bài có chứa âm b, l/ n, vần ương.
* Luyện đọc tiếng, từ : GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
* Luyện đọc câu : Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng
* Luyện đọc đoạn , cả bài.
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.
* Giải lao
- Gọi HS đọc câu bất kì trong bài
- Tổ chức thi đọc 
- Đọc cả bài
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
* HĐ2: Ôn các vần uc, ut
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK 
- Tìm tiếng trong bài có vần uc, vần ut ?
- Nói câu chứa tiếng có vần uc hoặc ut.
- Yêu cầu HS quan sát tranh nói theo câu mẫu. 
- Tìm tiếng trong câu có vầ uc, ut ?
Tiết 2
* HĐ 1: Đọc SGK (7')
- GV chú ý sửa chữa cách đọc cho HS
* HĐ 2 : Tìm hiểu bài (7 ')
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà ?
- Cho HS đọc đoạn 2
- Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp ?
- Cho 1 em đọc toàn bài
- Em hiểu thế nào là người bạn tốt ?
* GV chốt lại bài
* Nghỉ giải lao giữa tiết. (5' )
* Luyện đọc diễn cảm 8'
 - GV đọc mẫu
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- Tổ chức thi đọc 
HĐ 3 : Thực hành luyện nói 8'
- Nêu yêu cầu luyện nói ?
- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK dựa vào nội dung từng tranh các em kể cho nhau nghe về người bạn tốt theo cặp.
- Nhận xét bổ sung
- theo dõi.
- Bài có 9 câu.
* Tổ 1 
- b : bút chì
* Tổ 2 
- l/ n : liền, nằm, nụ
*Tổ 3
- ương : ngượng nghịu 
- HS luyện đọc CN, ĐT 
kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- HS nối nhau đọc từng câu
- Bài chia làm 2 đoạn.
- Từng nhóm 2 em đọc nối tiếp theo đoạn.
- Thi đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc toàn bài- nhận xét
- Đọc đồng thanh.
- 1; 2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- HS tìm tiếng trong bài có vần uc ( Cúc); có vần ut( bút) 
- HS quan sát tranh, nói câu mẫu.
+ Hai con trâu húc nhau.
+ Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.
- Nói theo cặp
- Một số HS nói trước lớp - Nhận xét, bình chọn.
- Đọc nối tiếp câu
- Đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc toàn bài
- Hà hỏi mượn bút, Cúc từ chối, Nụ đã giúp Hà.
- Hà tự đến sửa dây đeo cặp cho Cúc.
- Người bạn tốt là người sẵn sàng giúp đỡ bạn.
- HS đọc theo cặp
- Một số nhóm đọc trước lớp.
- HS nhận xét, bình chọn
- Kể về một người bạn tốt của em.
- HS nói theo cặp, nói trước lớp
+ Hôm qua trời mưa, khi tan học Hà đã rủ Ninh đi chung áo mưa về nhà.
+ Nam ốm, Hà đến thăm Nam và động viên Nam nhanh khoẻ để còn đi học.
 4. Củng cố - dặn dò (5' )
 - Qua bài em hiểu người bạn tốt là người như thế nào? 
 - Trong bài ai là người bạn tốt ?
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà đọc trước bài : Ngưỡng cửa.
 .. 
 Tiết 4
 Sinh hoạt
I. Mục tiêu
- Nhận xét, rút kinh nghiệm các hoạt động trong tuần.
- Nêu phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS có ý thức học tập và thực hiện các hoạt động trong tuần.
II. Nội dung sinh hoạt
1.Nhận xét tuần
a. Đạo đức
- Nhìn chung các em ngoan, lễ phép biết chào hỏi thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập.
- Thực hiện tốt nội quy trường lớp .
b. Học tập
- Các em đi học đều, đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp học tập.
- Đa số các em có ý thức học tập và tích cực tham gia các hoạt động của lớp. Tiêu biểu các em sau : Lò Văn Lợi, Lò Thị Thơ, Lò Văn Hà
-. Một số em có cố gắng nhiều trong học tập 
- HS có đầy đủ đồ dùng học tập, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp.
*Hạn chế
- Vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, chưa chú ý trong học tập Khánh, Vân 
c. Các hoạt động khác
 - Các em biết thực hiện tốt nền nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể và thư viện thân thiện. Tập đều các động tác bài hát múa tập thể, có đủ hoa tay, mặc đúng trang phục học sinh.
2.Phương hướng hoạt động tuần
- Thực hiện tốt phong trào bông hoa điểm tốt. HS ngoan, lễ phép chào hỏi người trên, đoàn kết giúp đỡ bạn. 
- Đi học đều đúng giờ, thực hiện tốt các nền nếp học tập. Nâng cao chất lượng học tập, tăng cường luyện viết chữ, rèn đọc cho HS như các em Dương, Vân 
- Bồi dưỡng học sinh giỏi em Lợi, Thơ, Maivà phụ đạo học sinh yếu em Dương, Khánh, Vân. 
 - Duy trì nề nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể và thư viện thân thiện.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc