Giáo án Lớp 11 môn Ngữ văn - Tuần: 1 - Tiết: 1-2: Vào phủ chúa Trịnh ( trích thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)

Giáo án Lớp 11 môn Ngữ văn - Tuần: 1 - Tiết: 1-2: Vào phủ chúa Trịnh ( trích thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)

.MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:

 Cảm nhận được giá trị hiện thức sâu sắc của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức:

 - Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, của nhân vật “ tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.

 - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 11 môn Ngữ văn - Tuần: 1 - Tiết: 1-2: Vào phủ chúa Trịnh ( trích thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1
Tiết: 1-2	 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
 ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
A.MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
 Cảm nhận được giá trị hiện thức sâu sắc của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức:
	- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, của nhân vật “ tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
	- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
	- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kề chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2.Kĩ năng:
	- Đọc - hiểu thể kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH (Phương pháp):
	- Phát vấn và thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH:
* Bước 1: Ổn định lớp.
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ. 
* Bước 3: Giảng bài mới.
I. Tìm hiểu chung: HS xem phần tiểu dẫn , SGK.
1. Tác giả: Lê Hữu Trác (1724-1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông; là một danh y, nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối thế kỉ XVIII. Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng Hải thượng y tông tâm lĩnh.
2. Tác phẩm: Đoạn trích được rút từ Thượng kinh ký sự - tập ký sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783, xếp ở cuối bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh, ghi lại việc tác giả được triệu vào phủ chúa để khám bệnh cho thế tử.
II. Đọc – hiểu văn bản: 
1. Nội dung: 
- Sự cao sang, quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa.
+ Quang cảnh tráng lệ, tôn nghiêm, lộng lẫy ( đường vào phủ chúa,khuôn viên vườn hoa, bên trong phủ và nội cung của thế tử, ).
+ Cung cách sinh hoạt, nghi lễ, khuôn phép ( cách đưa đón thầy thuốc, cách xưng hô, kẻ hầu người hạ và cảnh khám bệnh, ).
-Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật “tôi”
+Dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình trước cuộc sống quá no đủ,tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.
+ Lúc đầu có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh ràng buộc. Nhưng sau đó ông đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích dù khác ý với các quan thái y
- Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác: Một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao; xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm.	
2. Nghệ thuật: 
- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động, chọn lựa được những chi tiết “đắt”, gây ấn tượng mạnh.
- Lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước.
- Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ của người viết.	
3. Ý nghĩa văn bản:
	Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả.
* Bước 4: Củng cố . 
	- Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác.
	- Nêu suy nghĩ về hình ảnh thế tử Trịnh Cán.
* Bước 5: Dặn dò. Tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
E. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docT1-2.doc